1.2.2.Thái La n : Hướng vào phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu
4.1. Phương hướng, mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
4.1. Phương hướng, mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
4.1.1 Phương hướng
- Hai nước đang thúc đẩy đàm phán ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, tạo điều kiện để công dân mỗi nước yên tâm sinh sống, làm việc tại nước kia.
- Việt Nam cam kết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm tiếp tục thu hút các doanh nghiệp từ Hàn Quốc đến làm ăn
- Việt Nam cũng đang tích cực đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng cơ sở. Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội…
- Hiệp địnhVKFTA được ký kết ngày 5/5/2015 sẽ là văn bản pháp lý
toàn diê ̣n nhất điều chỉnh quan hê ̣ hơ ̣p tác kinh tế giữa Viê ̣t Nam và Hàn Quố c.Hiệp định VKFTA dự kiến sẽ mang lại nhiều triển vọng cho hai nước.
Hiệp định VKFTA sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tiến lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là lợi ích quan trọng trong dài hạn. Những năm qua, đặc biệt từ sau khi Hiệp định AKFTA có hiệu lực, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng rõ rệt. Nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc có cơ cấu tương đối tích cực, trong đó, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm tới hơn 60% tổng số vốn đầu tư. Hàn Quốc thuộc nhóm những quốc gia có trình độ công nghệ hàng đầu trên thế giới hiện nay. Do vậy, việc tăng cường thu hút đầu tư của Hàn Quốc trong
thời gian tới, với cơ cấu tích cực như trên, cùng với các biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, sẽ giúp nâng cao trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với các cam kết trong Chương Đầu tư của Hiệp định VKFTA và việc Việt Nam đã kết thúc đàm phán các Hiệp định FTA thế hệ mới như TPP, EVFTA … và xu hướng chuyển hướng đầu tư sang các nước Đông Nam Á của các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Trung Quốc chắc chắn sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư của Hàn Quốc.
Đây là cơ hội rất thuận lợi để Việt Nam thu hút các dự án FDI có chất lượng từ Hàn Quốc, qua đó sẽ tham gia vững chắc hơn vào chuỗi sản xuất, cung cấp ở phạm vi khu vực và toàn cầu, thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc và kèm theo đó là các nhà cung cấp vệ tinh, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Đây là cơ hội để dành được lợi ích mang tính chiến lược, dài hạn đối với nền kinh tế.
Trong khi Việt Nam dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 3,000 cc trở lên, phụ tùng ô-tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện… Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước.
Các lợi ích khác, Hiệp định VKFTA được dự đoán cũng sẽ đem lại những hệ quả xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam cũng như cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động có trình độ thấp và trung bình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.
Thứ nhất, việc cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, trong khi các doanh nghiệp hiện đang phải cạnh tranh với nhiều đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản,… Cam kết cắt giảm thuế quan phần nào làm giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu cho ngân sách Nhà nước và do khác biệt lớn về cơ cấu xuất nhập khẩu nên dự kiến nhập siêu từ Hàn Quốc tiếp tục gia tăng.
Thứ hai, các cam kết về thủ tục, quy tắc và thể chế tuy không tạo ra nghĩa vụ pháp lý mới nhưng đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải không ngừng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ mới có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong môi trường kinh tế vận hành theo thông lệ quốc tế, và tăng cường cải cách, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, các cơ quan Nhà nước, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân phải nâng cao nhận thức về tiến trình hội nhập nói chung và việc thực hiện Hiệp định VKFTA nói riêng mới có thể khai thác hiệu quả các lợi ích cũng như hạn chế những tác động bất lợi của Hiệp định.
4.1.2 Mục tiêu
- Ổn định chính trị; Dân số trẻ; Nguồn nhân lực dồi dào; Tăng trưởng kinh tế tốt: Chính sách mở cửa; Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; Có vị trí chiến lược; Văn hóa tương đồng; Đối tác chiến lược
- Giữ vững tình hình chính trị ổn định và tăng trưởng kinh tế cao (5- 6,5%/năm).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và đang được đầu tư mạnh, với 20 sân bay; có 39 cảng biển, hệ thống đường bộ được nâng cấp và xây mới
- Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhậpTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA)kiểu mẫu của thế kỷ 21, với mức độ sâu hơn, rộng hơn WTO về các lĩnh vực cắt giảm các dòng thuế; tăng độ mở cửa của dịch vụ; tăng cường quy định liên quan đầu tưnước ngoài
và bảo vệ nhà đầu tư; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường minh bạch trong cạnh tranh; các vấn đề về lao động…tạo ra động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Hàn Quốc và Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương của hai nước trong thời gian tới sẽ tăng lên 70 tỷ USD đến năm 2020 trên cơ sở hai Bên cùng có lợi.
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam.