Giải pháp về xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Giải pháp về xúc tiến đầu tư

Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động và xúc tiến đầu tư chú trọng các đối tác chiến lược,cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế.Cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư chung tại các địa bàn và đối tác đã được nghiên cứu,qua các kinh nghiệm đầu tư, cần tăng cườn vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể .Có thể nói hướng thu hút đầu tư có hiệu quả nhất của Việt Nam là tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa,các ngành có sử dụng nhiều nhân công,các ngành chế biến và lắp ráp. Đặc biệt cần đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư của các ngành sử dụng nhiều nhân công vì giá nhân công thấp là điểm hấp dẫn nhất của Việt Nam (giá nhân công ở Trung Quốc cũng có xu hướng nâng lên và hiện đã cao hơn ở Việt Nam). Một số ngành có thể lưu ý là :dệt may, lắp ráp điện tử máy móc.Một khi thu hút được các nhà máy lắp ráp sẽ gián tiếp thu hút các nhà sản xuất và cung cấp.

Bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trên các mặt chính sách và pháp luật,hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân lực thì một yếu tố quyết định thành công là việc giải quyết kịp thời các vướng mắc của các nhà đầu tư.Vì sự hài long và thành công của các nhà đầu tư là một minh chứng sinh động nhất để tiếp tục thuyết phục và thu hút các nhà đầu tư khác vào Việt Nam

Ngoài việc có những ưu đãi đầu tư thuận lợi, Việt Nam cần có những chương trình xúc tiến phù hợp kể cả việc các nhà lãnh đạo cao cấp tiếp cận và gặp gỡ để bàn bạc trực tiếp,có thể kết hợp với những chuyến đi thăm,làm việc nước ngoài của những nhà lãnh đạo Đảng , chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư,mời các nhà lãnh đạo Đảng ,Nhà nước phát

biểu tại các cuộc hội thảo nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của chính phủ đối với đầu tư nước ngoài.Các cơ quan nhà nước phải coi xúc tiến đầu tư là chức năng đầu tiên của mình ,thành lập quỹ xúc tiến đầu tư chung trên phạm vi toàn quốc,với việc xúc tiến đầu tư theo từng thời kỳ,có từng địa chỉ cụ thể ,tập trung vào vận dụng các đối tác đầu tư phù hợp với mục tiêu đặt ra ,nhất là các đối tác có công nghệ cao ,công nghệ nguồn:

Đối với các đối tác lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản,EU…cần có các dự án lớn định hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia hang đầu của từng nước để trao đổi trực tiếp nhằm trong một thời gian ngắn các nhà đầu tư có thể đi đến quyết định đầu tư

Phối hợp triển khai đề án kết nối kinh tế Việt Nam-Singapore nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài.

Nâng cao trang thông tin website về đầu tư nước ngoài .Biên soạn lại các tài liệu về đầu tư nước ngoài như:guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài …

Nghiên cứu các địa bàn tiềm năng ở nước ngoài để hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả .

KẾT LUẬN

Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang đón nhận được sự quan tâm tin tưởng đầu tư của nhiều bạn hàng khắp châu lục. Với những gì mà Hàn Quốc đã và đang thực hiện, họ trở thành nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Bản thân Chính phủ Việt Nam cũng ý thức được cơ hội đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và FDI nói chung thông qua việc thay đổi nhiều chính sách, luật pháp, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài…để đón nhận cơ hội và nguồn vốn đầu tư này. Tuy vậy, trong quá trình còn ngắn khi tham gia hội nhập quốc tế, cùng với vốn kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn ít so với nhiều quốc gia khác, những tồn tại trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài là điều không tránh khỏi: như sự thay đổi nhanh chóng luật pháp, thủ tục hành chính phiền hà…Và chúng ta cũng đang đứng trước thực tế về thực trạng thu hút FDI Hàn Quốc: sự đầu tư không đồng đều giữa các địa phương, hay những tồn tại về quan hệ chủ thợ trong doanh nghiệp… Nhưng sự tăng trưởng trong số vốn và số dự án của FDI Hàn Quốc, cũng như sự xuất hiện đầu tư của nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn là những tín hiệu vui cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Những biện pháp về luật pháp, chính sách, xúc tiến, cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết những gì còn đang tồn tại và gợi mở những phương án tháo gỡ những mặt còn chưa tốt của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Một lần nữa, em mong nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè, để luận văn cũng như những hiểu biết của em về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam được đầy đủ hơn hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bài giảng môn học chính sách kinh tế đối ngoại

2.“Đặc điểm và động lực của FDI Hàn Quốc vào Asian” - Trần Chí Thiện

(Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên)

3.“20 năm quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam : Một số thành tựu nổi bật và triển

vọng” – TS. Trần Quang Minh(Viện nghiên cứu Đông Bắc Á)

4.Đẩy mạnh thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam - Trần Trọng Toàn

(Đại sứ Viê ̣t Nam tại Hàn Quốc)

5.Huy động vốn đầu tư nước ngoài: Thực trạng và một số kiến nghị - Tạp chí

kinh tế và dự báo.

6.Đầu tư trực tiếp (FDI) của Hàn Quốc tại Việt Nam – Thực trạng và triển

vọng - http://hanquochoc.edu.vn

7.Kinh nghiệm thu hút FDI từ một số nước ASEAN - Pham Việt Châu - Học

viện chính trị khu vực IV

8.Cơ hội mới thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc - Cục

Đầu tư nước ngoài

9.FDI Hàn Quốc ra ngước ngoài và quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam -

Hàn Quốc - Cục đầu tư nước ngoài

10.Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc - Cục Đầu tư nước ngoài

11. UNCTAD (1999), Phạm vi và định nghĩa, Liên hợp quốc, Newyork va Geneva. (tr.73)

12. JICA (2003), The study on FDI promotion strategy in The Socialist Republic of Vietnam.(tr.31)

13. “ Trade and foreign direct investment”

https://www.wto.org/English/news_e/pres96_e/pr057_e.htm

14. FDI AND EXTERNAL FINANCIAL RESOURCES -

http://unctadstat.unctad.org/CountryProfile/GeneralProfile/en- GB/410/index.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)