5. Kết cấu của luận văn
3.7.2 Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước
Hàn Quốc là một nước phát triển, nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá là một trong 20 nước phát triển thế giới với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, thu nhập bình quân đầu người cao. Trong khi Việt Nam là đất nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá do chiến tranh, mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý còn yếu kém. Đây cũng là khó khăn thách thức khá lớn khi Việt Nam và Hàn Quốc tham gia quan hệ kinh tế và thu hút đầu tư với các doanh nghiệp của cả hai nước. Tuy vậy, đây cũng là cơ hội giúp hai nước tìm ra được lợi thế của mình và phát huy lợi thế đó trong tương lai. Nhưng trên thực tế, khoảng cách này cũng làm hạn chế khả năng tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc, khả năng các doanh nghiệp Việt Nam bị tụt hậu so với các doanh nghiệp Hàn Quốc là khá lớn. Chính vì
vậy, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục.
Mặt khác, do có trình độ kỹ thuật thấp hơn so với Hàn Quốc nên nhiều khi Việt Nam trở thành nơi tiếp nhận những công nghệ thấp và lạc hậu của Hàn Quốc. Điều này có tác động xấu tới môi trường và có thể làm chậm quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, lao động của Việt Nam chưa có đủ trình độ và kỹ thuật cũng như hiểu biết về luật lao động gây ra tình trạng chưa được đãi ngộ một cách hợp lý và có nhiều tranh chấp trong quá trình làm việc cho các doanh nghiệp này.