1.2.2.Thái La n : Hướng vào phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu
3.6. Đánh giá chung về thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
3.6.1. Những thành tựu đạt được
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đổi mới toàn diện được bắt đầu từ năm 1986 đã làm cho nền kinh tế thay đổi một cách cơ bản. Những thành tựu đạt được hiện nay mới chỉ là bước đầu, nhưng rất quan trọng, nó sẽ mở đầu tốt đẹp cho một quá trình cải cách và xây dựng đất nước lâu dài để có thể bắt kịp với nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Những khó khăn trong quá trình đổi mới sẽ không thể vượt qua được nếu chỉ dựa vào những nỗ lực của bản thân chính phủ và nhân dân Việt Nam. Những nỗ lực
của bản thân là nhân tố chính nhưng cũng cần có sự hợp tác phát triển và đầu tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
3.6.1.1. FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá vững chắc tăng trưởng khá vững chắc
Trong suốt thời gian sau 23 năm Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và cho tới hiện nay, có thể nói Việt Nam vẫn là một địa chỉ hấp dẫn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tới tìm kiếm lợi nhuận. Từ năm 1992 đến nay, số vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm, Hàn Quốc luôn là nằm trong top 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc luốn chiếm tỷ trọng cao và trong năm 2006 và 2007 Việt Nam chiếm 26.6% và 28% tổng vốn đầu tư của cả nước đưa Hàn Quốc trở thành nước có nguồn vốn đầu tư và số dự án lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2007, là năm đầu tiên thực hiện FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, FDI của Hàn Quốc sang Việt Nam đã đạt kỷ lục về vốn đầu tư, đạt 6.2 tỷ USD, tăng 181 lần vốn đăng ký đầu tư so với năm 2006. Tính tới năm 2009, thì số vốn đầu tư của Hàn Quốc là 21.2 tỷ USD, là một trong những nước có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Việt Nam luôn được coi là nước có môi trường đầu tư khá hấp dẫn đối với khu vực nước ngoài nói chung và với Hàn Quốc nói riêng. Việt Nam có nguồn lao động rồi rào, nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, lợi thế về giá nhân công thấp, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và vị trí địa lý thuận lợi – là trung tâm khu vực ASEAN, lại thêm các chính sách thu hút đầu tư ngày càng thông thoáng, các chương trình xúc tiến đầu tư hiệu quả. Đặc biệt, việc Việt Nam mở cửa thị trường sau khi ra nhập WTO và Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - ASEAN có hiệu lực từ tháng 1/6, sẽ khiến hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc thuận lợi hơn và biến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Được sự quan tâm của các doanh nghiệp Hàn Quốc, nên hiện nay ngày càng nhiều dự án với qui mô lớn được đầu tư vào Việt Nam. Trong đó phải kể đến một số tập đoàn lớn như: Posco, Keangnam, Dongil, Daewoo…về các lĩnh vực như: dịch vụ, công nghiệp, chế tạo, bất động sản, công nghệ thông tin, thương mại và tài chính cho thấy tín hiệu hợp tác hai nước ngày càng được mở rộng trên mọi lĩnh vực không chỉ có lĩnh vực da giày và dệt may.
Số dự án có qui mô lớn trên 100 triệu USD của Hàn Quốc ngày càng nhiều như các dự án về xây dựng, các dự án về bất động sản. Trong đó, phải kể đến tổ hợp 5 công ty xây dựng lớn của Hàn Quốc (Deawoo, Daewon, Kolon, Keangnam, Dongil) đầu tư 314 triệu USD vào dự án Hồ Tây, xây dựng khu đô thị lớn nhất Hà Nội. Dự án liên doanh của tập đoàn Posco xây dựng khu đô thị An Khánh giai đoạn I cũng lên đến 211.9 triệu USD (tổng dự án lên đến 2,1 tỷ USD). Công ty xây dựng nhà hàng đầu Hàn Quốc Booyoung đầu tư 171 triệu USD cho dự án khu đô thị mới Mỗ Lao (Hà Nội). Năm 2006, trong số 10 dự án lớn FDI lớn nhất tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm tới 4 dự án. Tập đoàn thép Posco hàng đầu của Hàn Quốc vượt qua cả Intel (Mỹ) trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2006 với số vốn 1.13 tỷ USD để xây dựng nhà máy thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II (Bà Rịa – Vũng Tàu).
3.6.1.3. Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tập chung các lĩnh vực đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật cao lĩnh vực đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật cao
Trước đây, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào các ngành dệt may, da giày vì các ngành này tận dụng được nguồn lao động rồi rào và giá nhân công rẻ của Việt Nam. Nhưng xu hướng này ngày càng mất vị trí trên thị trường, thay vào đó là hướng đầu tư nhiều vào các lĩnh vực đòi hỏi có tay nghề và kỹ thuật cao như: dịch vụ, phân phối, logistic, công nghệ kỹ thuật. Vì vào thời điểm đó, Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, các yếu tố sản xuất trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Trên thị trường thiếu các nguyên vật liệu và máy móc lạc hậu để phát triển công nghiệp nặng, thay vào
đó số lượng lao động không có việc làm lại gia tăng, chính vì thế đây là nguyên nhân các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư công nghiệp nhẹ. Nhưng hiện nay, xu thế có sự thay đổi, trong cơ cấu phát triển kinh tế Việt Nam có định hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc các nhà đầu tư Hàn Quốc thay đổi theo xu thế mới là phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, các ngành công nghiệp da giày, dệt may, công nghiệp chế biến thì các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác.
Từ năm 2004, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chú trọng đầu tư các ngành công nghệ cao, các ngành chủ chốt, xây dựng, đầu tư nhà ở, khu thương mại. Từ đó, có thể thấy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đang được cải thiện cả về lượng và chất.
3.6.1.4. Với sự quản lý của Nhà nước, vốn FDI của Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển của Việt Nam
Nhờ có nguồn vốn FDI Hàn Quốc vào Việt Nam góp phần phát triển kinh tế, xã hội vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hàn Quốc được nâng cao. Một số lượng hàng hóa lớn, nhất là hàng hóa thay thế nhập khẩu như dệt may, sắt thép, điện tử, điện dân dụng, hàng tiêu dùng… góp phần bình ổn cung cầu và giá cả thị trường với công nghệ cao cho người tiêu dùng. FDI Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào công nghiệp, dầu khí, dịch vụ và bất động sản, nâng cao tỷ trọng của các khu vực này trong nền kinh tế. Đặc biệt nhờ có nguồn vốn FDI từ phía Hàn Quốc mà Việt Nam đã thực hiện được nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, đóng tàu, dệt may, da giày…
Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam sau khi liên doanh, liên kết đã học hỏi và tiếp thu được những công nghệ mới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm sau khi được sản xuất ở Việt Nam có thể xuất khẩu ngược trở lại Hàn Quốc đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho cả hai nước. Thông qua hợp tác đầu tư với Hàn Quốc, nhiều công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể như: giao thông, khách sạn, bưu chính viễn thông, dịch vụ…
FDI của Hàn Quốc cũng góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua nguồn thu từ thuế. Qua đó, cũng tăng phúc lợi cho người dân, bình ổn cuộc sống xã hội. Thông qua góp vốn đầu tư bằng nhiều hình thức liên doanh, liên kết bằng máy móc, kỹ thuật, vật tư, trang bị đã giúp nhiều doanh nghiệp tăng cường được cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Hàn Quốc là một đất nước khá thành công trong lĩnh vực công nghiệp nặng và sản xuất ô tô, đóng tàu, sản xuất thép…Thông qua hoạt động đầu tư của Hàn Quốc những dự án của những công ty lớn như: LG, Posco, Orion, Daewoo, Samsung, Hyundai…đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Nhờ có chuyển giao công nghệ góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất trong những doanh nghiệp và tại các cơ sở nghiên cứu khác của Việt Nam.