Thực hiện đầy đủ các cam kết về thương mại và đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Thực hiện đầy đủ các cam kết về thương mại và đầu tư

Chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã được Đảng và chính phủ Việt Nam quan tâm thực hiện trong nhiều năm qua. Chúng ta đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của nó đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam đang theo đuổi chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và APEC, WTO. Đối với việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong tương lai, việc tăng cường tự do hoá kinh tế nói chung và tự do hoá thương mại và đầu tư nói riêng ở mọi cấp độ quốc gia, khu vực hay toàn cầu - có ý nghĩa rất lớn, bởi một số lý do cơ bản sau đây: Trước mắt, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt ít nhất là với Trung Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng lao động cao và thu hút FDI, đặc biệt khi nước này đã trở thành thành viên của WTO và đang có khả năng sẽ tiến hành đàm phán để ký kết FTA với Hàn Quốc. Hơn nữa, thực tế cho thấy quá trình cải cách hệ thống chính sách kinh tế của Việt Nam khi thực hiện các chương trình tự do hoá thương mại còn nhiều bất cập và kém hiệu quả hơn Trung Quốc. Vì thế, để duy trì sức hấp dẫn đối với các bạn hàng và các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hàn

Quốc, đồng thời để ngăn chặn sự chuyển hướng đầu tư nước ngoài sang thị trường này, Việt Nam cần quan tâm và có những bước đi thiết thực hơn nữa trong quá trình cải cách chính sách kinh tế theo hướng tự do hoá. Nếu Việt Nam tăng cường tự do hoá thương mại trong phạm vi ASEAN và APEC, đặc biệt với việc Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định từ các chính sách kinh tế hiện hành của Hàn Quốc. Hiện tại, phần lớn hàng công nghiệp của Hàn Quốc có mức thuế suất nhập khẩu là 8%, song nếu là thành viên của WTO chỉ còn từ 2-2.5%, thậm chí 0%. Ví dụ, mức thuế suất đối với đồ gỗ cho các thành viên WTO là 0% -2%(trừ một số mặt hàng như đồ gỗ dùng trong y học, phẫu thuật ... có mức 2.5%), đồ chơi và đồ dùng thể thao là 3%, thay vì mức 8% như bình thường. Tình hình tương tự như vậy đối với nhóm hàng nông sản. Mức thuế nhập khẩu đối với các loại thịt là từ 30-50%, song nếu là thành viên WTO chỉ còn 3%, đối với gạo tương ứng là 5% và 1%. Như vậy, việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam không những sẽ được hưởng một số ưu đãi về thuế khi xuất khẩu hàng hoá, mà còn có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường Hàn Quốc. Việc thực hiện các cam kết trong WTO, đặc biệt là các cam kết về mở cửa thị trường, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của hai nước tiếp cận thị trường của nhau được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các qui định về quản lý và kiểm soát nhập khẩu cũng minh bạch hơn và ít bị bóp méo thương mại hơn. Điều này đặc biệt có lợi cho các nhà xuất khẩu nông, thuỷ sản Việt Nam, vì từ trước tới nay họ gặp trở ngại đáng kể bởi các hàng rào kiểm dịch động thực vật và các tiêu chuẩn của Hàn Quốc. Các hoạt động hợp tác trong APEC, trong đó có các hoạt động hỗ trợ, xây dựng năng lực và trao đổi thông tin. góp phần củng cố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế. Thông qua các hoạt động tạo thuận lợi cho thương mại, những trở ngại đối với các doanh nghiệp đã và đang được giảm đi dáng kể, thông qua việc hài hoà hoá các thủ tục hải quan, thừa nhận lẫn nhau đối với các tiêu chuẩn. Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong khuôn

khổ gia nhập WTO sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Hàn Quốc. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, cả hai nước sẽ được hưởng sự bảo vệ bởi các qui định chung, có điều kiện vận dụng cơ chế tham vấn và giải quyết tranh chấp thương mại công bằng của WTO. Các vấn đề còn tồn tại về mặt chính sách, như các biện pháp phi thuế quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng có thể được giải quyết thông qua cơ chế đối thoại và hợp tác trong phạm vi APEC. Là một nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam phải đồng thời hai nhiệm vụ quan trọng là chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiến hành tự do hoá. Vì thế, cho đến đầu thế kỷ 21, trong điều kiện nhận thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế thị trường còn non yếu, quá trình cải cách hệ thống chính sách của Việt Nam được tiến hành một cách chậm chạp, kém đồng bộ và ít hiệu quả là điều không thể tránh khỏi. Song, với quyết tâm gia nhập WTO càng sớm càng tốt, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trong một vài năm gần đây đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể. Hệ thống luật pháp, gồm các luật và các văn bản dưới luật, đã được cải thiện đáng kể thông qua việc ban hành một số luật mới và sửa đổi các luật đang hiện hành cho phù hợp với yêu cầu của WTO. Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản quan trọng như Pháp lệnh về tối huệ quốc và đối xử quốc gia, Pháp lệnh về tự vệ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam, tiếp tục sửa đổi Luật Thương mại, Luật Đất đai... Việt Nam đã thực hiện các cam kết về giảm thuế theo AFTA cho năm 2006 và đang chuẩn bị cho việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan trong thời gian tới. Chính phủ cũng đã thông qua nhiều chương trình hành động nhằm thực hiện các hiệp định trong phạm vi WTO. Bên cạnh những thành tích nêu trên, chúng ta cần phải giải quyết một số tồn tại trong quá trình cải cách để tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế. Đó là vấn đề cải thiện môi trường pháp lý, cải cách hệ thống ngân hàng, đảm bảo tính đồng bộ và ổn định trong cải cách hệ thống chính sách kinh tế.

Cho đến nay, không chỉ riêng Việt Nam, mà hầu hết các nước trên thế giới đều chủ trương tiến hành đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường trong

chính sách kinh tế đối ngoại của mình. Mục tiêu trước hết là để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường, bạn hàng lớn, đồng thời lại có cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu. Trong mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc, giải pháp về đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nó sẽ giúp Việt Nam, nhất là các cơ sở có vốn FDI của Hàn Quốc, có được cơ hội mở rộng xuất khẩu sang các nước thứ ba, trong lúc xuất khẩu trở lại Hàn Quốc còn gặp nhiều trở ngại, và đặc biệt là không phải mục đích chính của các nhà đầu tư nước này. Hiện tại, các sản phẩm từ các cơ sở FDI Hàn Quốc thường được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU. Thế nhưng, những hàng hoá này cũng có thể xuất khẩu sang các thị trường khác nữa. Việc chính phủ Việt Nam quan tâm đến mở rộng xuất khẩu sang các thị trường ở châu Phi chính là nhằm thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Châu Phi là nơi mà hàng hoá nước ta có thể cạnh tranh được, mặc dù điều kiện về cơ sở hạ tầng thương mại, cũng như hệ thống phân phối của Việt Nam và khả năng thanh toán của các bạn hàng ở đây đang là trở lực đối với việc mở rộng thương mại giữa hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)