Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thu thập số liệu

Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để thực hiện phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu. Nguồn thông tin được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kê hoạch và Đầu tư ; các phân tích, báo cáo về Hàn Quốc của Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD). Trên cơ sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin và số liệu sau khi thu thập sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên sử dụng

chương trình phần mềm Excel của Microsoft Office.

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc việt chú trọng vào các phương pháp sau đây:

- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc: xu hướng đầu tư ra ngước ngoài của Hàn Quốc (chương I) và trong phần thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (chương III).

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phướng pháp này được chủ yếu sử dụng trong việc đánh giá thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (Chương III).

- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (Chương III).

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này nhằm làm rõ các thực trạng và các giải pháp nhằm huy động vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (chương IV).

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn và kiểm nghiệm các phân tích đánh giá thống kê qua các chuyên gia nghiên cứu về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI. Những gợi ý chính sách của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra các giải pháp ở Chương IV.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Nguồn số liệu chủ yếu tác giả sử dụng trong luận văn là nguồn số liệu bao gồm:

- Số liệu FDI thống kê hàng tháng, hàng năm của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Số liệu FDI thống kê hàng năm của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) .

- Số liệu, kiến thức về Hàn Quốc của Trung tâm quảng bá văn hóa Hải ngoại thuộc Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch.

- Phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tổ được sử dụng để: phân chia đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam theo ngành; theo địa phương; theo hình thức đầu tư.

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh vốn đăng kì đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc và chỉ tiêu phản ánh vốn đăng kí đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước vào Việt Nam.

- Chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn trung bình của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc.

- Chỉ tiêu phản ánh đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam theo ngành.

- Chỉ tiêu phản ánh đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam theo địa phương.

- Chỉ tiêu phản ánh đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam theo hình thức đầu tư.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

3.1. Đặc điểm FDI Hàn Quốc vào Việt Nam

Sau hơn 23 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, xu hướng và mục đích đầu tư của Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với xu thế đầu tư ra nước ngoài nói chung của Hàn Quốc. Đến nay, Hàn Quốc là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về quy mô với tổng vốn đầu tư và số dự án với tổng vốn đăng ký đạt 45 tỷ USD và 4,443 dự án đầu tư còn hiệu lực tính đến hết năm 2015. Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng trên 50 vạn lao động và đống góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam năm 2013.[9]

Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau Mỹ, Trung Quốc (với 3.112 dự án; 18.1 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký và 10.7 tỷ USD vốn giải ngân lũy kế theo thống kê của Ngân hàng Korea Eximbank). Chính phủ Hàn Quốc nói chung khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, trong đó coi Việt Nam là một địa bàn đầu tư chiến lược với ưu thế về : (1) nguồn lao động cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và lắp ráp (2) thị trường tiêu thụ tiềm năng, có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm Hàn Quốc và tương đối mở - dễ tiếp cận (3) ổn định chính trị và quan hệ chính trị, văn hóa 02 nước liên tục phát triển (4) vị trí địa lý thuận lợi (5) chính sách ưu đãi tương đối cạnh tranh ... so với mặt bằng chung các quốc gia thu hút FDI Hàn Quốc có cùng trình độ phát triển như Indonesia, Sri Lanka, Phillipines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar ... Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm tới Việt Nam thể hiện qua số doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư có xu hướng tăng lên trong những năm qua.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt. Hiện nay, khoảng 95% các dự án đầu tư của Hàn Quốc được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô dưới 500 người, doanh thu dưới 150 triệu USD) chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ. Trong đó, các dự án này chủ yếu tập trung vào các dự án gia công trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ như ngành may mặc, sản xuất giày, dép... Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bắt đầu có sự chuyển biến về chất khi xuất nhiều khối doanh nghiệp vệ tinh cho các TNCs Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ điện tử...

Các Tập đoàn lớn của Hàn Quốc tuy chỉ chiếm khoảng 5% số dự án nhưng đạt hơn 70% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; xây dựng, dịch vụ... đóng góp tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế như Samsung, Doosan, LG, Posco,CJ, Taekwang, Hyosung,...

Phân theo ngành, tính đến hết năm 2015 Hàn Quốc đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (2,556 dự án, tổng vốn đầu tư 25.9 tỷ USD, chiếm 57.76% tổng vốn đầu tư đăng ký và 57.53% số dự án). Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản (211 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 8.8 tỷ USD, chiếm 19.62 % tổng vốn đầu tư đăng ký và chỉ 4.75% số dự án). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng (582 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 3.6 tỷ USD chiếm 8.1% tổng vốn đăng ký và 13.1 % số dự án).

Từ năm 2009, FDI Hàn Quốc vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng mạnh, từ mức 60% giai đoạn trước lên mức trên 80%. Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, công nghiệp, công nghệ cao chiếm ưu thế so với các dự án công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động trước đây.

Phân theo địa phương, Tính đến hết năm 2015 các nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 49 địa phương của cả nước theo thứ tự: Hà Nội (1,303 dự án

có tổng vốn đăng ký 5.5 tỷ USD); Bà Rịa – Vũng Tàu (71 dự án có tổng vốn đăng ký đạt 3.8 tỷ USD); Hà Nội (768 dự án có tổng vốn đăng ký 3.5 tỷ USD); Bình Dương (605 dự án có tổng vốn đăng ký 3.4 tỷ USD …

Nhìn chung các địa phương có nhiều dự án FDI Hàn Quốc đều có đặc điểm chung nằm tại 02 đầu tàu kinh tế của cả nước quanh 02 đô thị lớn nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có lợi thế về hạ tầng giao thông, năng lượng, nguồn nhân lực, logistic, điều kiện sinh sống cho người nước ngoài thuận lợi, thị trường tiêu thụ lớn và tiềm năng ...

Phân theo hình thức đầu tư, Tính đến hết năm 2015 đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào hai hình thức chính là 100% vốn nước ngoài (3,898 dự án / 35.7 tỷ USD) và liên doanh (482 dự án / 8.2 tỷ USD). Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất, sự am hiểu thị trường bản địa, nới lỏng điều kiện đầu tư theo cam kết khi gia nhập các Tổ chức quốc tế của Việt Nam ... doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng ưu tiên đầu tư theo hình thức 100% FDI (với tỷ lệ khoảng 87% hiện nay so với dưới 80% giai đoạn trước năm 2005)

3.2. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Việt Nam.

Hàn Quốc dù mới chỉ có mặt ở Việt Nam từ cuối năm 1991 và chủ yếu từ năm 1993 trở lại đây, nhưng các nhà đầu tư Hàn Quốc đã nhanh chóng xác lập được vị trí hàng đầu của mình trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ hai nước đã, đang ngày một tăng lên trừ giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1998), khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008-2009). Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn trở thành một trong những nước đầu tư hàng đầu có vốn đầu tư và qui mô lớn nhất vào Việt Nam.

3.2.1. Qui mô vốn và dự án FDI của Hàn Quốc

Năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức quan hệ ngoại giao và các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam thúc đẩy quan hệ hai nước

ngày càng bền vững. Với khởi đầu là 10 dự án năm 1992 và vốn đăng ký là 121 triệu USD đến nay năm 2009 đạt 1,604 tỷ USD tăng 13 lần về vốn đăng ký. Không chỉ vậy số dự án cũng không ngừng được mở rộng với hàng loạt dự án có qui mô nhỏ và nhiều dự án có qui mô lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân Việt Nam và góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế Việt Nam.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tính từ năm 1992 – 2015 đạt 45 tỷ USD, đứng thứ 1 trong số 110 nước đầu tư vào Việt Nam với 4,443 dự án tại 51/63 tỉnh, thành phố. Tuy mới chỉ đầu tư vào Việt Nam trong 23 năm qua tuy nhiên số lượng vốn và dự án đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc liên tục tăng trong các năm và đạt kỷ lục vào năm 2007 tăng 44 lần năm 1992 về số dự án và gấp 51 lần về vốn đăng ký. Có thể nói Việt Nam là một nước thu hút vốn FDI tương đối lớn của Hàn Quốc và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khinh doanh cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay là không nhỏ.

Bảng 3.1: Thu hút FDI Hàn Quốc tại Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD

Năm Số dự án Vốn đăng ký của Hàn Quốc Tổng vốn đăng ký của cả nước VĐK của Hàn Quốc/VĐK của cả nước 1992 10 121.21 2,119.65 5,7% 1993 38 400.99 3,040.57 13,2% 1994 45 278.37 4,384.92 6,35% 1995 48 667.90 7,941.07 8,4% 1996 51 940.26 9,637.53 9,75% 1997 32 823.54 5,974.92 13,8% 1998 13 88.94 4,894.58 0,18% 1999 32 212.52 2,300.43 9,2% 2000 43 93.95 2,696.27 3,5% 2001 91 183.56 3,288.18 5,58% 2002 169 44.12 2,762.54 1,6% 2003 192 519.42 3,195.70 16,3%

2004 181 524.66 4,661.51 11,3% 2005 239 873.04 6,895.11 12,7% 2006 280 3,422.96 12,872.92 26,6% 2007 442 6,208.93 22,244.19 28% 2008 380 4,210.14 64,065.28 6,57% 2009 198 1,604.06 20,832.01 7,7% 2010 256 2,360.00 18,582.68 12.70% 2011 235 1,470.00 14,700.00 10% 2012 243 1,178.08 13,013.34 9.05% 2013 427 4,466.01 22,352.23 19.98% 2014 505 7,327.58 20,230.93 36.22% 2015 293 6,983.16 24,115.00 28.96% Tổng 4,443 45,003.41 296,801.57

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo bảng số liệu trên cho ta thấy tỉ lệ vốn đầu tư của Hàn Quốc so với vốn đầu tư của Việt Nam cũng tương đối lớn và không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt là năm 2006 và năm 2007. Sự tăng đột biến này là do Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại WTO và thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển đất nước. Nhưng cũng qua đó cho thấy sự quan tâm của Hàn Quốc tới Việt Nam là không hề nhỏ. Nhờ có nhiều thuận lợi về giá nhân công rẻ, rồi rào; có nhiều nét tương đồng về văn hóa và Việt Nam là trung tâm của ASEAN nên số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Viêt Nam tương đối nhiều.

Hàn Quốc đầu tư ra thị trường nước ngoài từ năm 1980, nhưng đầu tư vào Việt Nam chỉ từ năm 1992 cho tới nay nhưng số lượng vốn và dự án luôn tục tăng và trong năm 2006, Hàn Quốc trở thành nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trong năm 2009, do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu nên đầu tư vào Việt Nam có giảm sút, nhưng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đứng vị trí thứ tư và thuộc một trong những nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên trong năm 2014 và 2015 Hàn Quốc lại vươn lên dẫn đầu về đầu tư trược tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Bảng 3.2: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2014 theo đối tác

Đơn vị tính: Tiệu USD

TT Đối tác Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 Hàn Quốc 505 6,128.03 179 1,199.54 7,327.58 2 Hồng Kông 99 2,803.39 23 199.55 3,002.94 3 Singapore 106 2,310.10 41 489.70 2,799.80 4 Nhật Bản 298 1,209.84 138 840.37 2,050.21 5 Đài Loan 85 512.42 54 665.62 1,178.04 … ……….. …… …… …… …… …… 59 Phần Lan 1 0.04 0.04 60 Bangladesh 1 0.01 0.01 Tổng số 1,588 15,642.62 594 4,588.32 20,230.93

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bảng 3.3: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2015 theo đối tác

Đơn vị tính: Tiệu USD

TT Đối tác Số lượt dự án tăng vốn

Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)

Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu

USD) 1 Hàn Quốc 293 4,021.6 6,983.159 2 Malaysia 20 30.8 2,478.790 3 Nhật Bản 156 486.1 1,803.418

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)