Đánh giá những thành công và hạn chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 71)

1.2.2.Thái La n : Hướng vào phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu

3.4. Đánh giá những thành công và hạn chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của

nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam

3.4.1. Một số dự án lớn đước cấp phép

- Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2 nhà đầu tư Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH LG electronics Việt Nam Hải Phòng, nhà đầu tư LG Electronics INC, dự án này đầu tư tại KCN Hải Phòng, tỉnh Hải Phòng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.5 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam, nhà đầu tư Samsung Electro-mechanics Co.,Ltd, dự án được đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.23 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH Posco-Việt Nam, nhà đầu tư Posco Co., Ltd, Hàn Quốc, dự án được đầu tư tại KCN Mỹ Phú II, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.13 tỷ USD;

- Dự Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh, nhà đầu tư Sam Sung Display Co.,Ltd, dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD;

- Dự án Cty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD; dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD; dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình.

- Dự án Heesung Electronics Việt Nam, tổng vốn đầu tư 154 triệu USD với mục tiêu sản xuất, lắp ráp linh kiện mô-đun tinh thể lỏng (LCM) định vị tự động tại tỉnh Hải Phòng.

- Dự án Cty TNHH MTV điện gió Trà Vinh 1(NM điện gió Hàn Quốc- Trà Vinh GĐ1), tổng vốn đầu tư 120 triệu USD với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng gió cung cấp điện vào lưới điện quốc gia tại tỉnh Trà Vinh.

3.4.2. Một số dự án lớn đang được triển khai sử dụng vốn FDI và hoạt động hiệu quả hoạt động hiệu quả

Trong số các dự án đầu tư của Hàn Quốc có một số dự án lớn, tập trung trong ngành công nghiệp, góp phần tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương thuộc địa bàn mà doanh nghiệp đóng nói riêng và đất nước nói chung như:

Dự án Công ty TNHH Posco – Việt Nam, sản xuất thép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng số vốn đầu tư 1.12 tỷ USD. Nhà máy thép Posco đã được khởi công từ tháng 8 – 2007, có tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.12 tỷ USD do tập đoàn Posco của Hàn Quốc đầu tư, tổng công suất của nhà máy là 1.2 triệu tấn thép /năm. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, nhà máy thép cán nguội được đầu tư 451 triệu USD, thời gian xây dựng 2 năm. Các sản phẩm chính của nhà máy là những sản phẩm thép cao cấp, phục vụ cho công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo máy. Dự án Cảng Posco sẽ được đầu tư 37 triệu USD, chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất nhập thép của Nhà máy thép Posco. Tháng 8/2009, Công ty TNHH Posco Việt Nam sẽ cho ra lò mẻ thép đầu tiên với khối lượng 40.000 tấn; gồm 17.000 tấn thép cán nguội cứng cùng 23.000 tấn thép cán nguội và chính thức hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn I với công suất 1,4 triệu tấn/năm.

Dự án Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina, xây dựng khu khách sạn cao cấp, văn phòng cho thuê tại Hà Nội, tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Tính đến tháng 6/2008, tổng vốn Công ty Keangnam – Vina đã huy động từ vốn điều lệ và vốn vay vào dự án là hơn 157 triệu USD. Tính đến tháng 6/2008 thực chi cho dự án này là 116 triệu USD, tương ứng 23.2% tổng mức đầu tư dự án.

Dự án xây dựng đường cao tốc tại thành phố Hồ Chí Minh của tập đoàn GS Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư 340 triệu USD.

Công ty sản xuất đèn hình ORION – HANEL tại Hà Nội (vốn đầu tư 178.58 triệu USD).

Công ty TNHH DAEHA, kinh doanh khách sạn 5 sao tại Hà Nội (vốn đầu tư 177.4 triệu USD).

Trong công nghiệp sản xuất ô tô có Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo tại Hà Nội, vốn đầu tư đăng ký 32.2 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD, là công ty 100% vốn của Daewoo hoạt động từ năm 1996, có hiệu quả, có sản phẩm xuất khẩu thị phần xe ô tô Daewoo tại Việt Nam chiếm 15%; công ty có lãi từ năm 2000.

Đặc biệt trong lĩnh vực sửa chữa, đóng tàu biển có Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai – Vinashin, tại Khánh Hòa, vốn đầu tư 149.49 triệu USD, giữa 4 công ty thuộc Tập đoàn Hyundai (chiếm 70% vốn pháp định). Nhà máy đã hoạt động từ năm 1999 tới nay tổng doanh thu đạt trên 203 triệu USD, thu hút trên 3.500 lao động. Đây là một trong những doanh nghiệp trọng điểm của Việt Nam trong lĩnh vực đóng tàu.

Trong lĩnh vực y tế có dự án Bệnh viện đa khoa Kwang Myung Việt Nam, quy mô 1.000 giường, có khả năng khám chữa bệnh cho 6.000 – 7.000 người/ngày, cung cấp các dịch vụ y tế thuộc chức năng của phòng khám đa khoa (vốn đầu tư 198.4 triệu USD).

Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc gia tăng

cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu, chi phí đầu vào còn cao, chế độ hạn ngạch vào các thị trường EU và Mỹ đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc…làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam. Mặt khác, còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Nhìn chung, các sự việc đều được giải quyết ổn thỏa trên cơ sở hòa giải, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền địa phương.

3.5. Một số khó khăn còn tồn tại trong hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam

Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối hiệu quả, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam ra nhập WTO và thực hiện cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế Châu Á và kinh tế toàn cầu. Các khó khăn thường mắc phải là:

Thứ nhất: Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải là khi chuẩn bị đầu tư do thiếu thông tin, các điều luật không rõ ràng, bất đồng ngôn ngữ, cơ sở hạ tầng yếu kém, khan hiếm nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, hệ thống giao thông quá tải cũng đang là một rào cản lớn đối với các nhà đầu tư. Rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc mong đợi Việt Nam sẽ cải thiện môi trường đầu tư, tạo hàng lang pháp lý thông thoáng, đơn giản thủ tục đầu tư. Thêm vào đó thủ tục và chi phí giải phóng mặt bằng, hạn thuê đất cũng như tiền thuê đất còn nhiều bất cập và doanh nghiệp muốn có được những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn.

Thứ hai: Do cơ sở hạ tầng yếu kém nên nguyên vật liệu, phụ tùng và các thiết bị chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu và phụ tùng phải nhập khẩu của nước ngoài, tạo chi phí đầu vào còn cao, trong khi đó một số điều chỉnh về mức thuế nhập khẩu chưa được thỏa đáng. Những chi phí không đáng có như trên làm tăng các chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận trong đầu tư và giảm tính cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác.

Thứ ba: Các doanh nghiệp Hàn Quốc còn phải đối diện với tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm hàng giả, hàng nhái, những khó khăn khi chuyển đổi tiền ngoại tệ sang tiền đồng và chi phí sản xuất tăng như: tăng tiền thuê đất, do chính sách tiền lương tối thiểu, do chi phí điện nước, an ninh còn cao hơn một số nước trong khu vực.

Thứ tư: Còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc mà mâu thuẫn chủ yếu là do quyền lợi kinh tế, điều kiện lao động và quyền lợi của người lao động.

Thứ năm: Tình trạng đánh thuế thu nhập với người nước ngoài cũng còn nhiều bất cập cần giải quyết. Việc đánh thuế cao hơn các nước khác làm các doanh nghiệp ngại khi đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)