5. Kết cấu của luận văn
3.8.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam
Thứ nhất, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn:
Hiện nay môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn không ít khó khăn và hạn chế. Mặc dù đã được Nhà nước quan tâm điều chỉnh và sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong khi thu hút FDI của các nước diễn ra ngày càng gay gắt.
Một trong số các nguyên nhân chính làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam còn hạn chế là do hệ thống chính sách, pháp luật chưa rõ ràng, các điều luật còn chồng chéo. Việt Nam đã và đang từng bước cải cách và hoàn thiện hệ thống luật quốc gia, từng bước hội nhập với kinh tế thế giới nhưng vẫn thiếu tính đồng bộ và hay thay đổi. Hơn nữa việc theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp chưa được kịp thời nên khi phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh còn lúng túng, gây tình trạng thua lỗ lớn cho các doanh nghiệp.
Không những vậy, việc thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều bất cập, danh mục các dự án đầu tư còn thiếu thông tin cần thiết. Việc triển khai các chính sách của Nhà nước còn vướng mắc, chậm ban hành các văn bản pháp qui hướng dẫn, việc giải phóng mặt bằng còn chậm trễ gây thiệt hại cho chủ đầu tư.
Thứ hai, công tác qui hoạch còn bất hợp lý:
Nhiều vấn đề còn bất cập trong quản lý Ngành, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, chưa điều chỉnh kịp thời và chưa hợp lý theo cam kết quốc tế. Việc quản lý các lĩnh vực quan trọng có liên quan đến công tác quy
hoạch, phát triển đô thị, quản lý đầu tư và xây dựng, phát triển nhà ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và quản lý vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế và không nhất quán gây ra tình trạng khó khăn cho các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản cũng như trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ ba, các thủ tục hành chính của Việt Nam còn phức tạp và rắc rối:
Không những vậy thủ tục hành chính còn rườm rà, phiền nhiễu, gây khó khăn trong việc xin cấp phép đầu tư cũng như trong hoạt động kinh doanh mà thậm chí còn làm nản lòng các nhà đầu tư, làm mất nhiều cơ hội kinh doanh của họ và làm tăng chi phí kinh doanh. Tình trạng này làm mất thời gian, đôi khi tạo nên các chi phí không cần thiết. Mặt khác, tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền của các cơ quan chức năng để ăn hối lộ, vòi vĩnh các nhà đầu tư là một vấn đề rất nhức nhối.
Thứ thư, cơ sở hạ tầng còn bất hợp lý:
Cơ sở hạ tầng yếu kém cũng làm giảm tính cạnh tranh thu hút FDI so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Nhà nước chưa đảm bảo được cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tới Việt Nam thường đầu tư vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp trọng điểm có cơ sở hạ tầng hơn hẳn các địa phương khác. Mặt khác, ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì tình trạng tắc nghẽn giao thông, đường xá chồng chéo, qui hoạch bất hợp lý,… Hiện nay, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã được quan tâm rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được các nhu cầu sản xuất kinh doanh như: điện nước không ổn định, thiếu lao động có tay nghề…Kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến toàn bộ các chủ thể nền kinh tế nói chung và khu vực FDI nói riêng.
Thứ năm, chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất quá cao:
Việt Nam có ưu thế hơn một số nước về lượng nhân công dồi dào và giá thuê nhân công rẻ nhưng ngược lại một số chi phí khác cho việc sản xuất
kinh doanh lại cao hơn nhiều so với nước khác. Giá thuê đất và văn phòng cao là một vấn đề mà các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong hoạt động của họ tại Việt Nam.
Hơn nữa phí dịch vụ công cộng, vận tải và phí viễn thông cao. Thêm vào đó, tại những ngành có công nghệ cao, lao động tại nước ta không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn vì thế họ phải thuê công nhân nước ngoài với chi phí cao. Chính vì thế làm giảm doanh thu và lợi nhuận của họ.
Thứ sáu, trình độ tổ chức của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, đội ngũ công nhân kỹ thuật, các chuyên gia có trình độ cao, giỏi ngoại ngữ còn mỏng:
Mặc dù lực lượng lao động của nước ta dồi dào và có đức tính cần cù, ham học hỏi, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu cao của nền kinh tế hiện nay. Hàn Quốc đầu tư vào nước ta chủ yếu là ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ cao đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. Tuy nhiên trình độ cán bộ nghiên cứu và đội ngũ kỹ sư của Việt Nam chưa đồng đều, cán bộ quản lý không những hạn chế về chuyên môn mà còn về ý thức tinh thần trách nhiệm, kém phẩm chất thoái hóa, ngoại ngữ không tốt bất tiện trong quá trình giao tiếp.
Công tác đào tạo cán bộ quản lý FDI từ trung ương đến địa phương còn yếu kém. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo công nhân kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ và thiếu trách nhiệm.
Thứ bảy, Công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế:
Công tác xúc tiến đầu tư có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa quảng bá rộng rãi được hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam ra thế giới. Các thông tin xúc tiến đầu tư vẫn chưa thể hiện hết được những điều mà chúng ta muốn thể hiện và những điều các nhà đầu tư nước ngoài muốn biết vẫn chưa có như mong muốn. Kinh phí hoạt động cho các tổ chức xúc tiến còn hạn chế, các phái đoàn thường trình bày nhiều về các thông tin không hữu ích và các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư lại không nhiều.
Hầu hết các hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài hiện nay ở Việt Nam thường được kết hợp thông qua các cuộc viếng thăm của lãnh đạo các nước và đầu mối tổ chức dựa vào sự giúp đỡ của Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vì chúng ta chưa hình thành được một mạng lưới xúc tiến đầu tư tại nước ngoài.
Thứ tám, công tác giải phóng mặt bằng còn triển khai chậm:
Thực tế, các nhà đầu tư đã tiến hành thuê mặt bằng nhưng vẫn không thể triển khai các dự án được do vấn đề đền bù, giải tỏa mặt bằng vẫn chưa được giải quyết. Điều này làm cản trở công việc kinh doanh của các nhà đầu tư, chậm tiến độ thực hiện dự án, gây lãng phí và tăng các loại chi phí đầu tư không cần thiết. Thực trạng này là do một số nguyên nhận như: đội ngũ cán bộ tham nhũng, thoái hóa về đạo đức, lối sống và do sự thiếu ý thức của một số người dân khi không cam kết theo những điều đã ký kết.
Thứ chín, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu:
Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam phần lớn ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo với các ngành nghề như: sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất thép, đóng tàu, cơ khí…Những ngành này đòi hỏi đội ngũ lao động có tay nghề, mặt khác để phát triển các ngành này đòi hỏi phải có sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan, đặc biệt là ngành phụ trợ. Tuy nhiên, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cho các ngành công nghiệp chế tạo còn rất kém. Nguyên nhân là do chất lượng không đảm bảo, bên cung cấp còn ít, giá cả sản phẩm sản xuất cao khó cạnh tranh.
Nhìn chung ở nước ta hiện nay, công nghiệp phụ trợ còn hết sức đơn giản, hầu như chưa có gì nhiều, qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU