1.2.2.Thái La n : Hướng vào phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu
3.2. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
3.2.1.1. Qui mô vốn FDI của Hàn Quốc
Xét một cách tổng quát, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ năm 1992 đến nay có thể chia làm 4 thời kỳ như sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1992 đến năm 1996: FDI của Hàn Quốc vào Việt
Nam luôn có xu hướng tăng. Có những năm đầu tư của Hàn Quốc dẫn đầu cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư và luôn nằm trong số 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tốc độ tăng FDI đồng đều qua các năm đặc biệt tăng mạnh vào năm 1993 và năm 1996. Đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy là do Hàn Quốc tập trung tận dụng nguồn nhân công rẻ và có số lượng lớn của Việt Nam để phát triển các mặt hàng như dệt may, da giày và chế biến thủy sản.
Giai đoạn Vốn đầu tư của Hàn Quốc ở Việt NAM
Vốn đầu tư ra nước
ngoài của Hàn Quốc Tỷ lệ
1992 - 1996 2,408.74 12,344.52 19.51% 1997 - 2000 1,218.94 29,108.35 4.19% 2001 - 2005 2,144.81 55,523.54 3.86% 2006 - 2009 15,446.09 96,603.90 15.99% 2010 - 2014 16,801.67 147,534.80 11,38% Tổng 38,020.25 341,115.11 11,15%
Giai đoạn 2: Từ năm 1997 đến năm 2000, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bắt đầu từ năm 1997, các công ty của Hàn Quốc gặp khó khăn, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trên tổng vốn đăng ký của cả nước bị giảm sút mạnh, nhất là năm 1998 là 2%, 1999 là 9% và năm 2000 là 3%.
Giai đoạn 3: Từ năm 2001 đến năm 2005. Từ năm 2002, cùng với quá
trình phục hồi của kinh tế Hàn Quốc, tình hình đầu tư sang Việt Nam đã có sự chuyển biến tốt hơn. Đầu tư của các công ty Hàn Quốc đã lấy lại được tốc độ như trước đây và đạt mức tăng trưởng bình quân là 10%/1năm. Chỉ với 5 năm mà số dự án đạt 872 dự án và số vốn đạt 2.1 tỷ USD. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có xu hướng đầu tư sang lĩnh vực thế mạnh của mình là công nghiệp và dịch vụ. Sự thay đổi này đòi hỏi lượng công nhân có kỹ thuật và trình độ cao, giảm tính cạnh tranh của nguồn lao động rẻ của Việt Nam so với các nước khác.
Giai đoạn 4: Từ năm 2006 đến năm 2009, FDI tăng mạnh vào năm
2006, 2007 thì cũng chứng kiến sự sụt giảm của FDI trong năm 2008 và 2009. Riêng 2 năm 2006, 2007 Hàn Quốc đều đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số đầu tư năm 2006 là 3.42 tỷ USD, tăng 392% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự tăng lượng vốn đầu tư vượt bậc này là do năm 2006 Việt Nam chính thức ra nhập WTO, mở cửa thị trường và cắt giảm thuế theo cam kết tạo cơ hội đầu tư kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong năm 2007, số lượng vốn đăng ký tiếp tục tăng 181% so với năm 2006 và Hàn Quốc trở thành một trong những nước có số vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nên FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong 2 năm 2008 và 2009 có sự giảm sút. Năm 2008, 2009 số lượng dự án của Hàn Quốc đầu tư chiếm 67,8% và 25,8% so với năm 2007. Tuy có sự sụt giảm về vốn đầu tư nhưng Hàn Quốc trong năm 2009 luôn nằm
dự án và vốn đăng ký cấp thêm cao nhất với 198 dự án với số vốn là 1,6 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam.
Giai đoạn 5: Từ năm 2010 đến năm 2014: Đây là giai đoạn FDI của
Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh về số lượng vốn đăng kí, đặc biệt là trong các năm 2014 là 7,3 tỷ đô la, tăng 164% so với năm 2013, đưa Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu trong số các quốc gia và cùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân của sự tăng lượng vốn đầu tư vượt bậc này là do Việt Nam và Hàn Quốc đã cùng đi đến thống nhất và ký các biên bản thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) sau 2 năm đàm phán (2012-2014). Đây là hiệp định mà rất nhiều tập đoàn và doanh nghiệp của Hàn Quốc mong đợi. Hiệp định này đã đi đến ký kết chính thức vào ngày 5/5/2015.