Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

1.2.2.Thái La n : Hướng vào phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thu thập số liệu

Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để thực hiện phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu. Nguồn thông tin được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kê hoạch và Đầu tư ; các phân tích, báo cáo về Hàn Quốc của Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD). Trên cơ sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin và số liệu sau khi thu thập sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên sử dụng

chương trình phần mềm Excel của Microsoft Office.

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc việt chú trọng vào các phương pháp sau đây:

- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc: xu hướng đầu tư ra ngước ngoài của Hàn Quốc (chương I) và trong phần thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (chương III).

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phướng pháp này được chủ yếu sử dụng trong việc đánh giá thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (Chương III).

- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (Chương III).

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này nhằm làm rõ các thực trạng và các giải pháp nhằm huy động vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (chương IV).

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn và kiểm nghiệm các phân tích đánh giá thống kê qua các chuyên gia nghiên cứu về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI. Những gợi ý chính sách của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra các giải pháp ở Chương IV.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Nguồn số liệu chủ yếu tác giả sử dụng trong luận văn là nguồn số liệu bao gồm:

- Số liệu FDI thống kê hàng tháng, hàng năm của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Số liệu FDI thống kê hàng năm của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) .

- Số liệu, kiến thức về Hàn Quốc của Trung tâm quảng bá văn hóa Hải ngoại thuộc Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch.

- Phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tổ được sử dụng để: phân chia đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam theo ngành; theo địa phương; theo hình thức đầu tư.

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của hàn quốc vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)