1.2.2.Thái La n : Hướng vào phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu
3.7. Một số hạn chế trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc
3.7.1. Cơ cấu đầu tư còn bất cập giữa các ngành, các vùng và các hình thức đầu tư hình thức đầu tư
Về cơ cấu ngành, trước đây Hàn Quốc đầu tư trong các ngành có sự cân đối hơn, số lượng dự án trong lĩnh vực công nghiệp chiếm đa số. Tuy nhiên từ năm 2000 tới nay cơ cấu ngành có sự thay đổi lớn, số dự án trong các ngành nông, lâm ngư nghiệp giảm đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thay vào đó số dự án trong lĩnh vực dịch vụ lại gia tăng và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Một số dự án chỉ quan tâm nhiều tới lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, bất động sản, kinh doanh khách sạn nhưng đa số chưa quan tâm nhiều tới lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển nguồn nhân lực.
Về cơ cấu vùng, hiện nay các dự án đầu tư đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, đa số các dự án tập trung ở những vùng có cơ sở hạ
tầng tốt, giao thông thuận tiện như miền Nam và vùng Đồng Bằng sông Hồng. Trái lại các vùng núi và các vùng có kinh tế kém phát triển như: Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Duyên Hải Miền Trung, Đông Bắc thì số lượng dự án tương đối ít và qui mô cũng nhỏ. Các tỉnh có nhiều dự án và vốn đầu tư lớn của Hàn Quốc là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu. Đây cũng là điều bất cập không những của các doanh nghiệp đầu tư của Hàn Quốc mà còn là bất cập khi thu hút FDI của chung các nước khi đầu tư vào Việt Nam chỉ chú ý tới các địa bàn thuận lợi và tiềm năng.
Về hình thức đầu tư, các dự án của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, còn các hình thức khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Tình trạng này cũng gây khó khăn trong cơ cấu các hình thức đầu tư và chênh lệch về nguồn vốn giữa các hình thức này. Các doanh nghiệp trong nước phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, có vốn đầu tư không lớn, sức cạnh tranh yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc hoạt động kém hiệu quả. Đây là nguyên nhân gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trước tình hình cạnh tranh gay gắt khi kinh doanh như hiện nay.
3.7.2. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước
Hàn Quốc là một nước phát triển, nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá là một trong 20 nước phát triển thế giới với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, thu nhập bình quân đầu người cao. Trong khi Việt Nam là đất nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá do chiến tranh, mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý còn yếu kém. Đây cũng là khó khăn thách thức khá lớn khi Việt Nam và Hàn Quốc tham gia quan hệ kinh tế và thu hút đầu tư với các doanh nghiệp của cả hai nước. Tuy vậy, đây cũng là cơ hội giúp hai nước tìm ra được lợi thế của mình và phát huy lợi thế đó trong tương lai. Nhưng trên thực tế, khoảng cách này cũng làm hạn chế khả năng tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc, khả năng các doanh nghiệp Việt Nam bị tụt hậu so với các doanh nghiệp Hàn Quốc là khá lớn. Chính vì
vậy, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục.
Mặt khác, do có trình độ kỹ thuật thấp hơn so với Hàn Quốc nên nhiều khi Việt Nam trở thành nơi tiếp nhận những công nghệ thấp và lạc hậu của Hàn Quốc. Điều này có tác động xấu tới môi trường và có thể làm chậm quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, lao động của Việt Nam chưa có đủ trình độ và kỹ thuật cũng như hiểu biết về luật lao động gây ra tình trạng chưa được đãi ngộ một cách hợp lý và có nhiều tranh chấp trong quá trình làm việc cho các doanh nghiệp này.
3.7.3. Cạnh tranh trong thu hút FDI nói chung và FDI Hàn Quốc nói riêng ngày càng gay gắt nói riêng ngày càng gay gắt
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 10 về thu hút FDI của các nước tại Châu Á. Thực tế, Việt Nam nằm trong khu vực hầu hết các nước đều cạnh tranh gay gắt để thu hút FDI như: Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Myanmar...Đây là khó khăn cho Việt Nam khi thu hút dòng vốn này vào đầu tư vì Việt Nam có chi phí hạ tầng cao hơn nhiều so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp ở Việt Nam được xếp vào loại cao nhất trong khu vực, chiếm tới 50% lợi nhuận của các công ty. Ngoài ra Việt Nam còn có hệ thống luật pháp thay đổi liên tục và không thống nhất và thủ tục hành chính rườm rà. Chính vì vậy Việt Nam cần thay đổi một số chính sách của mình và tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam nhằm điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo hướng tự do hơn nhằm tăng sức hấp dẫn đối với dòng vốn này.
Ngoài các yếu tố về chính sách và luật pháp thì Việt Nam vẫn còn thua kém các nước khác về chưa có nền công nghiệp phụ trợ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, tiền lương thấp, lao động chưa có tay nghề cao, hệ thống tài chính - ngân hàng chưa hoàn thiện, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu chưa hoàn thiện, thêm vào đó các dự án thu hút đầu tư còn thiếu thông tin, giải phóng mặt bằng khó khăn, thủ tục giấy phép còn phiền hà, qui mô thị
trường nhỏ, sức mua của người dân chưa cao,tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại. Trong khi đó, ở một số nước họ có nhiều lợi thế hơn chúng ta về công nghệ, nguồn vốn lớn, dịch vụ tốt và người lao động có chuyên môn cao. Đây chính là những khó khăn khi thu hút FDI của các nước nói chung và Hàn Quốc nói riêng vào Việt Nam.
3.7.4. Xung đột giữa nhà đầu tư Hàn Quốc và lao động Việt Nam sẽ cản trở việc thu hút FDI Hàn Quốc cản trở việc thu hút FDI Hàn Quốc
Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, hiện nay cả nước có hơn 2000 doanh nghiệp của Hàn Quốc đang hoạt động và kinh doanh tại Việt Nam, với tổng số vốn lên tới 21.1 tỷ USD. Hàn Quốc đang trở thành quốc gia đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng tranh chấp lao động đã xảy ra liên tục tại các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam ngày một nhiều. Và tình trạng vi phạm lao động tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam đã lên tới mức báo động.
Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ tháng 1/1995 đến năm 2009 cho thấy cả nước đã xảy ra gần 3,000 cuộc đình công tập thể của người lao động. Số vụ đình công xảy ra trong các doanh nghiệp FDI luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (72.4%), trong đó các doanh nghiệp của Hàn Quốc chiếm khoảng 27.7%. Nguyên nhân xảy ra đình công là do vi phạm của doanh nghiệp Hàn Quốc xảy ra ở hầu hết các chế định của pháp luật lao động, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: không xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng hoặc chậm trả lương, nợ lương, né tránh đóng bảo hiểm xã hội…
Các cuộc đình công chủ yếu xảy ra trên địa bàn các tỉnh phía Nam, mà tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có khá đông doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động. Nhiều doanh nghiệp trả lương không tương xứng với công sức lao động bỏ ra, không chấp hành đúng thỏa ước lao động. Ngoài ra, không đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, tăng ca quá mức, sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động…
cũng là một trong những nguyên nhân khiến lao động bức xúc và dẫn đến đình công.