PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đánh giá quản lý thu bảo hiểm y tế theo hộ gia đình của Bảo hiểm xã hộ
2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu
2.4.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Trong 5 năm qua, kinh tế phát triển chậm, một bộ phận lao động mất việc làm; thu nhập của bộ phận dân cƣ còn ở mức thấp, chƣa ổn định, do vậy ảnh hƣởng đến việc phát triển đối tƣợng tham gia BHYT theo HGĐ.
- Công tác phối hợp trong triển khai thực hiện chính sách BHYT giữa BHXH huyện với cơ quan quản lý nhà nƣớc, UBND các xã, thị trấn chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao.
- Luật BHXH có hiệu lực thi hành song các văn bản hƣớng dẫn chậm, chƣa đồng bộ, một số nội dung chƣa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện, một số chế độ chính sách còn vƣớng mắc, chƣa sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định của Luật BHYT. Do vậy đã ảnh hƣởng đến việc phát triển đối tƣợng tham gia BHYT theo HGĐ. Kể từ năm 2017, triển khai thực hiện Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ toàn huyện có 07 xã ra khỏi xã đặc biệt khó khăn, 02 xã ra khỏi xã khó khăn kéo theo số đối tƣợng tham gia BHYT so với năm 2016 giảm 12.842 ngƣời; trong số 09 xã này có 04 xã (Địch Quả, Hƣơng Cần, Cự Thắng, Cự Đồng) thuộc xã an toàn khu (CT229) theo quy định đƣợc thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc nhƣ xã đặc biệt khó khăn, tuy nhiên đến nay các xã này vẫn chƣa đƣợc hƣởng chính sách cấp thẻ BHYT cho ngƣời sinh sống vùng đặc biệt khó khăn.
- Một số chính sách, định mức y tế chƣa hoàn chỉnh, chƣa nhất quán giữa các văn bản gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý chi phí khám chữa bệnh (nhất là các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí sử dụng thuốc, vật tƣ tiêu hao và chi phí điều trị nội trú). Chế tài xử lý vi phạm chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT hiện nay khó thực hiện, thiếu tính răn đe.
- Bản thân ngƣời dân có những nhận thức chƣa đúng về lợi ích thiết thực của chính sách BHYT, đặc biệt khi phải khám chữa bệnh (KCB) tại các bệnh
80
viện; mặt khác thu nhập của nhiều ngƣời dân đặc thù là lao động nông thôn còn thấp, không ổn định, vì vậy chƣa muốn tham gia, không muốn bớt một phần thu nhập để tham gia BHYT nhiều ngƣời chỉ tham gia BHYT khi bản thân bị bệnh nặng gây áp lực cho quỹ BHYT.
- Một số Đại lý thu chƣa chú trọng quan tâm đến việc tuyên truyền, phát triển đối tƣợng tham gia dẫn đến hiệu quả thực hiện thấp.
- Các cơ sở khám chữa bệnh đã quan tâm đầu tƣ nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác KCB, tuy nhiên chất lƣợng KCB cho ngƣời có thẻ BHYT chƣa đáp ứng, chƣa đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tham gia BHYT dẫn
đến gây khó khăn cho việc khai thác, phát triển đối tƣợng tham gia BHYT.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Chƣa bố trí đƣợc viên chức chuyên trách làm công tác quản lý thu BHYT theo HGĐ, cán bộ viên chức phải kiêm nhiệm nhiều việc, phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả trong công tác quản lý đại lý và khai thác đối tƣợng tham gia BHYT theo HGĐ.
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chƣa tiến hành thƣờng xuyên, nội dung đào tạo còn mang nặng phổ biến văn bản cấp trên. Lực lƣợng cán bộ thu tại cơ quan BHXH mỏng, chƣa tiếp cận hết đƣợc các theo HGĐ trên địa bàn. Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại BHXH còn kiêm nhiệm nên còn hạn chế về số lƣợng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thu BHYT theo HGĐ.
- Trong công tác khen thƣởng, tạo động lực, BHXH huyện Thanh Sơn chƣa đƣa tiêu chí thu BHYT theo HGĐ vào chỉ tiêu thi đua hàng năm.
- Số lƣợng buổi tuyên truyền còn ít, việc tổ chức tuyên truyền đến các xã và các khu dân cƣ chƣa đƣợc BHXH huyện Thanh Sơn thực hiện thƣờng xuyên.
81
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ THEO HỘ GIA ĐÌNH CỦA BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ