PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Luận văn Quản lý thu bảo hiểm y tế theo hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Sơn đã xây dựng khung nghiên cứu về quản lý thu BHYT theo HGĐ của BHXH huyện, nghiên cứu các cơ sở lý luận về thu BHYT theo HGĐ. Hệ thống lại các quan điểm về HGĐ trong các Luật hiện hành và nêu sự khác nhau về khái niệm HGĐ giữa các Luật. Xây dựng khái niệm quản lý thu BHYT theo HGĐ, xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu đánh giá quản lý thu BHYT theo HGĐ của BHXH huyện.
Luận văn đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết về quá trình quản lý thu BHYT theo HGĐ của BHXH huyện theo quy trình quản lý gồm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch thu BHYT theo HGĐ. Chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng, nêu một số bài học kinh nghiệm của các huyện và rút ra các bài học kinh nghiệm cho BHXH huyện Thanh Sơn.
Luận văn đã đi sâu phân tích số liệu thực trạng quản lý thu BHYT theo HGĐ của BHXH huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019 theo quy trình quản lý. Thông qua các chỉ tiêu đã đánh giá khách quan sự thực hiện mục tiêu trong giai đoạn này đồng thời chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của điểm yếu trong quy trình quản lý thu BHYT theo HGĐ, từ đó xác định mục tiêu đến năm 2025, đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHYT theo HGĐ của BHXH huyện Thanh Sơn giai đoạn 2020-2025. Từ các nguyên nhân bên ngoài BHXH huyện Thanh Sơn, luận văn có một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Trung ƣơng, BHXH tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn nhằm hoàn thiện chính sách BHYT theo HGĐ trong thời gian tới.
91
Do thời gian thực hiện có hạn, Luận văn sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự góp ý sửa chữa, bổ sung thêm của các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Phú Thọ
- Hàng năm, giao kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH huyện có chi tiết chỉ tiêu về thu BHYT theo HGĐ, để làm cơ sở cho BHXH huyện tham mƣu UBND huyện giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn.
- Nghiên cứu xây dựng vị trí việc làm, bố trí biên chế phù hợp với đặc thù của huyện, đặc biệt đối với nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý thu BHYT theo HGĐ của BHXH huyện.
- Có cơ chế đại ngộ tốt hơn đối với viên chức làm công tác quản lý thu BHYT theo HGĐ, do đặc thù công việc nhiều, phải thƣờng xuyên đi lại, tiếp xúc, trao đổi với đại lý thu, ngƣời dân. Hiện nay, theo quy định viên chức đi làm việc cự ly quãng đƣờng phải từ 10 km trở lên mới đƣợc thanh toán công tác phí, cũng là thiệt thòi cho cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ.
- Nghiên cứu giải pháp thay thế thẻ BHYT giấy nhƣ hiện nay, chuyển sang bằng thẻ BHYT điện tử tích hợp với điện thoại thông minh, để cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong việc tham gia và thụ hƣởng chính sách BHYT.
- Đề nghị BHXH Việt Nam có giải pháp phần mềm khai thác hiệu quả dữ liệu sau đồng bộ để giảm thời gian xử lý hồ sơ thu BHYT theo HGĐ tại BHXH các huyện. Có chức năng hỗ trợ các đại lý thu BHYT quản lý thuận lợi và chặt chẽ theo HGĐ tham gia BHYT trên địa bàn phụ trách. Có chức năng giám sát tình hình tham gia BHYT của các theo HGĐ cho BHXH cấp huyện. Bàn giao dữ liệu và phần mềm theo HGĐ tham gia BHYT cho UBND cấp xã để cập nhật tăng giảm nhân khẩu theo HGĐ tham gia BHYT hàng
92 tháng.
2.2. Kiến nghị với UBND huyện Thanh Sơn
- Tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHYT toàn dân trên địa bàn huyện, chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã, thị trấn làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về BHYT trên địa bàn huyện.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ xã làm công tác BHYT: Theo quy định của Luật BHYT, UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, theo dõi đối tƣợng tham gia BHYT từ nhóm 2 đến nhóm 5. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, kiến nghị UBND huyện quan tâm có giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ UBND cấp xã, thƣờng xuyên đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ, bảo đảm trang thiết bị làm việc (máy tính, phần mềm quản lý theo HGĐ…).
- Đề nghị kiện toàn Ban chỉ đạo nông thôn mới của huyện có thêm thành phần BHXH huyện, để đánh giá chính xác, khách quan đối với tiêu chí bao phủ về BHYT của chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của những xã đề nghị xét duyệt hàng năm.
- Nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho ngƣời thuộc hộ nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp có mức sống trung bình và đối tƣợng học sinh, sinh viên tối thiểu từ 30% lên 50%. Với mức hỗ trợ tối thiểu 30% nhƣ hiện tại thì phần tự đóng của đối tƣợng còn cao, dẫn đến không còn nguồn tài chính đóng cho các thành viên khác trong theo HGĐ.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của huyện tăng thời lƣợng, đa dạng nội dung truyền thông về BHYT theo HGĐ. Có nội dung truyền thông BHYT theo HGĐ bằng tiếng dân tộc.
- Kêu gọi Mật trận tổ quốc huyện và các tổ chức đoàn thể phát động phong trào mua thẻ BHYT HGĐ tăng ngƣời thân, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn (không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo) trong huyện.
93
2.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương
- Đối với Quốc Hội: Đề nghị xem xét bổ sung thêm chế tài đối với Công dân Việt Nam không tham gia BHYT bắt buộc theo hƣớng, tăng quyền lợi đối với ngƣời tham gia BHYT theo HGĐ nếu đóng liên tục, các trƣờng hợp tham gia mới bắt buộc phải tham gia đủ thời gian nhất định mới đƣợc hƣởng quyền lợi KCB BHYT (Ví dụ: Nếu muốn hƣởng chế độ thai sản thì phải đóng BHYT từ đủ 10 tháng trở lên...). Nghiên cứu áp dụng gói BHYT cao hơn cho những ngƣời có thu nhập cao, có nguyện vọng đƣợc đóng BHYT để đƣợc hƣởng ở quyền lợi cao hơn.
- Đối vối Chính phủ: Đề nghị nghiên cứu sửa quy định về giảm trừ mức đóng, cho phép hộ gia đình tham gia BHYT theo HGĐ từ ngƣời thứ hai trở đi đƣợc giảm trừ mức đóng, không bắt buộc phải cả hộ gia đình phải cùng tham gia BHYT trong năm tài chính mới đƣợc giảm trừ mức đóng nhƣ hiện nay. Thực hiện đấu thầu tập trung, thống nhất giá đấu thầu thuốc trong phạm vi cả nƣớc.
- Đối với Bộ Y tế: Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác KCB cho bệnh nhân có thẻ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời dân KCB BHYT theo quy định của pháp luật. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý khám chữa bệnh, chỉ định thuốc, vật tƣ y tế, các hoạt động xã hội hoá trong KCB BHYT của các cơ sở y tế trong cả nƣớc; công khai giá các trang thiết bị y tế. Qua đó tạo niềm tin của nhân dân vào chính sách BHYT./.
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X (2012), Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
2. Quốc hội (2008), Luật BHYT số 25/2008/QH12 ban hành 14/11/2008, Hà Nội.
3. Quốc hội (2014), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13, ban hành ngày 13/06/2014, Hà Nội.
4. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, Hà Nội.
5. Chính phủ (2018), Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, quy định chi tiết và hƣớng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Hà Nội
6. Chính Phủ (2016), Nghị định 21/2016/NĐ-CP ban hành ngày 31/03/2016, quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, Hà Nội.
7. Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Quyết định 1167/QĐ-BHXH ngày 28/06/2016, giao tỷ lệ bao phủ BHYT 2016-2020 cho các tỉnh, Hà Nội.
8. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 Phê duyệt Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, Hà Nội.
9. Đại học Kinh tế Quốc dân (2012): Giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Đại học Kinh tế Quốc dân (2011): Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
95
11. Học viện tài chính (2011), Giáo trình bảo hiểm xã hội, Nxb Tài chính, Hà Nội.
12. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (2015), Quyết định 959/QĐ-BHXH
ngày 09/9/2015, quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội.
13. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (2017), Quyết định 595/QĐ-BHXH
ngày 14/04/2017, quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội.
14. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ- BHXH ngày 29/7/2019, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phƣơng, Hà Nội.
15. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2017, 2018, 2019), Niên giám thống kê, Nxb, Thống Kê, Phú Thọ.
16. BHXH tỉnh Phú Thọ (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết hàng năm. Phú Thọ.
17. BHXH huyện Thanh Sơn (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ và báo cáo quyết toán thu BHXH, BHYT, BHTN hàng năm, Phú Thọ.
18. BHXH huyện Quỳnh Nhai (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm, Sơn La.
19. BHXH thành phố Thái Nguyên (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm, Thái Nguyên.
20. Hà Thị Thủy Tiên (2016), Luận văn thạc sỹ kinh tế Phát triển BHYT theo HGĐ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên.
21. Lê Khắc Chí (2019), Luận văn thạc sỹ kinh tế Hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT theo HGĐ tại BHXH tỉnh Quảng Bình, Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.
96
22. Hồ Văn Minh (2018), Luận văn thạc sỹ kinh tế Quản lý thu BHYT theo HGĐ trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.
23. Nguyễn Khang (2018), Thực hiện bảo hiểm y tế theo HGĐ ở một số nước [trực tuyến]. Hà Nội: Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Địa chỉ: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/thuc-hien-bhyt-theo-ho-gia-dinh-o- mot-so-nuoc-17162 [Truy cập: 09/6/2020].
24. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012),
Giáo Trình Quản Lý Học, NXB Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
25. Nguyễn Huy Nghị (2015), Giải pháp triển khai hiệu quả BHYT theo HGĐ [trực tuyến].Hà Nội: Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Địa chỉ: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/giai-phap-trien-khai-hieu-qua-bhyt- theo-ho-gia-dinh-17051 [Truy cập: 05/6/2020].
26. Phùng Thị Cẩm Châu (2015), BHYT theo HGĐ - từ quy định pháp luật đến thực tiễn thực hiện [trực tuyến]. Hà Nội: Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Địa chỉ: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/bhyt-ho-gia-dinh---tu-quy- dinh-phap-luat-den-thuc-tien-thuc-hien-16751 [Truy cập: 05/6/2020].
27. Phạm Thị Thanh Nga (2017), Luận văn thạc sỹ kinh tế Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước của Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên,Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Chƣơng (2017), Luận văn thạc sỹ kinh tế Quản lý thu BHYT theo HGĐ của BHXH tỉnh Lào Cai, Đại học kinh tế Quốc Dân. Hà Nội.