NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 103 - 108)

8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc

2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ

CHẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

2.3.1. Thành công

- Quy hoạch, Kế hoạch phát triển nông nghiệp thị xã đƣợc lồng ghép trong quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH của thị xã và đƣợc cụ thể hóa trong các đề án. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch đƣợc thực hiện đảm bảo quy trình tƣơng đối chặt chẽ.

- Công tác công bố tuyên truyền, thông tin, hƣớng dẫn thực hiện rất tốt đối với các chính sách, chƣơng trình, đề án, quy định về TTHC; Công tác triển khai các chính sách, chƣơng trình, đề án đƣợc thực hiện thống nhất từ thị xã đến các xã, phƣờng. Phòng chuyên môn của thị xã hƣớng dẫn, giám sát và đôn đốc các địa phƣơng trong quá trình thực hiện nhằm đạt tiến độ đề ra. Thành công nổi bật là thị xã Điện Bàn đã về đích nông thôn mới trƣớc kế hoạch, trở thành thị xã đạt chuẩn nông mới vào năm 2015.

- Thị xã xây dựng và ban hành kịp thời, đầy đủ các TTHC về lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo chặt chẽ quy trình và nội dung xây dựng.

- Công tác tổ chức thực hiện đƣợc phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự phối hợp tƣơng đối nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cơ quan và địa phƣơng.

2.3.2. Hạn chế

- Thị xã Điện Bàn chƣa có quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp; công tác lập quy hoạch, kế hoạch chƣa có sự tham gia của ngƣời dân, chất lƣợng chƣa cao và công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch vẫn còn buông lỏng dẫn đến tình trạng đầu tƣ theo phong trào.

- Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch còn chậm, chƣa kịp thời, chƣa gắn với chế biến và thị trƣờng, chƣa đảm bảo năng lực thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu.

- Thiếu sự phối hợp đồng bộ của địa phƣơng trong công tác QLNN, đặc biệt là sự quản lý lỏng lẻo, thiếu quan tâm của các phƣờng vùng Đông của thị xã đối với lĩnh vực nông nghiệp.

- Chƣa tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nhận thức về khoa học và kỹ thuật canh tác của đa số ngƣời nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách phát triển nông nghiệp chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong đợi.

- Số lƣợng cơ sở thực hiện các quy định về xác nhận kiến thức ATTP, GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 17% so với tổng số cơ sở đang hoạt động.

- Công tác kiểm tra, giám sát:

+ Công tác triển khai chƣa thƣờng xuyên và kịp thời; quá trình triển khai thực hiện chƣa đảm bảo theo quy trình và các trƣờng hợp vi phạm không xử lý nghiêm nên dẫn đến sự chay ì của các cơ sở.

+ Thực hiện kiểm tra còn thiếu đồng bộ và tần suất tổ chức các đợt kiểm tra hằng năm còn thấp; bên cạnh đó, một số địa phƣơng không triển khai thực hiện và thực sự vào cuộc, xử lý kiên quyết các hộ SX, KD thuộc thẩm quyền của địa phƣơng.

- Các phòng chuyên môn, các ngành, địa phƣơng còn bị động, thiết quyết liệt trong công tác chỉ đạo, triển khai, thực hiện; Sự phối hợp trong nhiệm vụ phụ trách đƣợc giao giữa các bên liên quan còn hạn chế, còn e ngại về chịu trách nhiệm dẫn đến sự chậm trễ, giảm hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân

a. Khách quan

- Do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và trong nƣớc; biến động giá cả thị trƣờng, khó khăn về nguồn vốn.

- Do biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lƣờng, khô hạn, nhiễm mặn, rét lạnh, mƣa gió thất thƣờng, bão lũ,... gây bất lợi cho ngành nông nghiệp, trong đó dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan trên cây trồng, đàn gia súc, gia cầm.

- Cơ chế, chính sách còn bất cập, ngƣời thụ hƣởng không mặn mà nên khó khăn trong việc triển khai, thực hiện.

b. Chủ quan

- Một số địa phƣơng chƣa có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nông nghiệp trong phát triển KT-XH, thiếu quyết liệt, chƣa chủ động trong công tác quản lý, điều hành sản xuất, nhất là công tác quản lý chất lƣợng VTTN và an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, cụ thể trong việc cam kết sản xuất đối với các cơ sở nhỏ lẻ theo Thông tƣ 51/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 về quy định điều kiện bảo đảm ATTP và phƣơng thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

- Công tác dự báo thị trƣờng chƣa chính xác để phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngành nông nghiệp của thị xã. Bên cạnh đó, quy hoạch chƣa gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng, thích ứng biến đối khí hậu nên công tác triển khai thực hiện khó khăn và chƣa đạt đƣợc kết quả rõ nét.

- Quy hoạch, kế hoạch của ngành chỉ mang tính chất định hƣớng ngƣời dân sản xuất, hiện chƣa có chế tài bắt buộc ngƣời dân phải sản xuất theo đúng quy hoạch, kế hoạch của ngành. Vì vậy, ngƣời dân tự quyết định việc sản xuất của mình, dẫn đến tình trạng sản xuất theo phong trào, đầu tƣ vƣợt kế hoạch.

- Diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã tƣơng đối lớn, nhƣng quỹ đất nông nghiệp phân tán, diện tích đất sản xuất trên đầu ngƣời rất thấp, bình quân mỗi hộ 1.000m2

diện tích đất lúa, có hộ chỉ có 430m2 [20]; bên cạnh đó các hộ dân sản xuất nhiều chủng loại cây trồng, gây khó khăn trong việc tổ chức phòng trừ dịch hại cho cụ thể từng vùng để đạt hiệu quả cao.

- Thị xã chƣa quan tâm phân bổ kinh phí cho cơ quan chuyên môn thị xã, cho các xã, phƣờng tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động SX, KD lĩnh vực nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn thiếu; các dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ lẻ; công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu,… chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức.

- Đội ngũ cán bộ cơ sở còn mỏng và yếu do chuyển từ cơ chế cũ, đƣợc hình thành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chƣa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết còn thiếu để hỗ trợ trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác kiểm tra về VTNN và ATTP lĩnh vực nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc hiện nay của ngành.

- Mặc dù đã qua đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng do đầu vào không bảo đảm nên chất lƣợng sau đào tạo, bồi dƣỡng không cao, các lớp bồi dƣỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ.

- Hầu hết nông dân ít quan tâm, nên công tác tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, do đó nông dân tham gia chƣa nhiều, việc tiếp thu và đƣa vào ứng dụng thực tiễn còn chậm.

- Các ban ngành, đoàn thể còn hạn chế tham gia phối hợp trong công tác triển khai các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc về nông nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, luận văn đã đề cập, phân tích những đặc điểm chủ yếu ảnh hƣởng đến công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn và từ đó, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã giai đoạn 2012-2016. Chƣơng này đã tập trung làm rõ quá trình, kết quả thực hiện theo từng nội dung của công tác QLNN về nông nghiệp của thị xã Điện Bàn. Thời gian qua, công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức ở các ngành, các địa phƣơng; các nội dung quản lý đƣợc thực hiện cơ bản đúng quy trình, đảm bảo đủ, đúng nội dung theo quy định, thành công nổi bật là công tác lập, quản lý quy hoạch; quản lý hoạt động SX, KD dần đi vào nề nếp; công tác kiểm tra ATTP, VTTN, kiểm soát giết mổ ngày càng đƣợc chú trọng, thực hiện đúng; sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và địa phƣơng, và đội ngũ cán bộ thực hiện càng trẻ hóa và nâng cao về chất lƣợng. Bên cạnh đó, việc quản lý nông nghiệp ở thị xã vẫn còn nhiều tồn tại, thị xã chƣa thực sự đề cao sự tham gia của ngƣời dân trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch, cũng nhƣ thông tin, tuyên truyền, công bố quy hoạch và các quy định liên quan đến nông nghiệp; việc triển khai một số chƣơng trình, chính sách chƣa hiệu quả, nhƣ Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND, Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam; công tác kiểm soát đóng dấu thú ý, kiểm tra ATTP, VTNN chƣa đƣợc thƣờng xuyên, xử lý còn chậm, không quyết liệt với những vi phạm bị phát hiện; số lƣợng cán bộ, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ chƣa đáp ứng với yêu cầu của công việc. Trong Chƣơng này đã làm rõ những nguyên nhân của hạn chế trên, chủ yếu là ở công tác dự báo thị trƣờng, vẫn còn số ít địa phƣơng chƣa đƣợc nhận thức vai trò trong việc quản lý, thị xã chƣa ƣu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động QLNN về nông nghiệp. Từ những kết quả đánh giá tại Chƣơng 2 là cơ sở đề xuất những giải pháp để nâng cao hơn nữa công tác QLNN về nông nghiệp.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 103 - 108)