8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG
2.2.1. Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp
a. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp
Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp đƣợc thị xã lồng ghép trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của thị xã. Từ năm 2012-2016, quy hoạch phát triển nông nghiệp cụ thể hóa trong 02 đề án: Đề án phát triển giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mƣơng loại III, thủy lợi hóa đất màu giai đoạn 2014-2016; Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thị xã Điện Bàn giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu của Đề án phát triển giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mƣơng loại III, thủy lợi hóa đất màu giai đoạn 2014-2016: Đầu tƣ xây dựng 70 tuyến với 52,863 km chiều dài kiên cố hóa giao thông nội đồng; 71 tuyến với 64,82km chiều dài kiên cố hóa kênh mƣơng loại III; đầu tƣ 1,56 km đƣờng dây điện trung thế; 24,95 km đƣờng dây điện hạ thế và 2 trạm biếp áp.
Mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thị xã Điện Bàn giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trƣởng bình quân 3-3,5%/năm (giá so sánh 2010). Đến 2020, cơ cấu nông, lâm, ngƣ nghiệp
chiếm 2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; trong ngành, trồng trọt chiếm 55%, chăn nuôi 35%, thuỷ sản 10%. Đối với trồng trọt, đến năm 2020 ổn định diện tích sản xuất canh tác chuyên trồng lúa nƣớc 5.200 ha (theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Điện Bàn); Mở rộng diện tích gieo trồng lúa giống 1.200 ha, lúa chất lƣợng 3.000 ha, ngô 2.500 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 1.800 ha, cây thực phẩm 4.500 ha. Đối với chăn nuôi, đến năm 2020, đàn trâu 950 con; đàn bò 20.000 con, tỷ lệ bò lai trên 80%; đàn lợn 80.000 con, tỷ lệ lợn siêu nạc trên 50 %; đàn gia cầm 1.000.000 con.
Quy trình xây dựng đề án thị xã thực hiện đƣợc thể hiện ở Hình 2.4.
(Nguồn: UBND thị xã Điện Bàn)
Hình 2.4. Thực trạng quy trình xây dựng đề án của thị xã Điện Bàn
Các bƣớc xây dựng đề án thị xã Điện Bàn đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Bƣớc 1: Thị ủy ban hành chủ trƣơng xây dựng đề án
- Bƣớc 2: Dự thảo đề án, gồm: (3a) Lấy ý kiến Thị ủy UBND thị xã UBND cấp xã UBND cấp xã UBND thị xã HĐND thị xã (1) Ban hành chủ trƣơng (2a) Triển khai (2b) Hiện trạng, đề xuất (4b) Ý kiến góp ý (4a) Lấy ý kiến (3b) Ý kiến góp ý (5a) Trình thông qua (5b) Thông qua (5c) Ban hành
+ Bƣớc 2a: Căn cứ trên chủ trƣơng của Thị ủy, UBND thị xã chỉ đạo Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với Trạm Khuyến nông-lâm-ngƣ, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm thú y căn cứ trên các quy hoạch tổng thể KT-XH của thị xã, quy hoạch ngành của tỉnh để xây dựng đề án. Phòng Kinh tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai xây dựng đề án đến các xã, phƣờng.
+ Bƣớc 2b: Trên cơ sở hƣớng dẫn của Phòng Kinh tế và các ngành, các xã, phƣờng báo cáo hiện trạng tại địa phƣơng và đề xuất kiến nghị. Phòng Kinh tế và các ngành tổng hợp, tiến hành khảo sát thực tế các xã, phƣờng và nghiên cứu, xem xét xây dựng dự thảo đề án.
- Bƣớc 3: UBND thị xã lấy ý kiến góp ý từ UBND xã, phƣờng. - Bƣớc 4: UBND thị xã lấy ý kiến góp ý của Thị ủy.
- Bƣớc 5: UBND thị xã trình HĐND thị xã thông qua và ban hành.
Kế hoạch phát triển nông nghiệp đƣợc lồng ghép trong kế hoạch phát triển KT-XH thị xã giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng 2016-2020. Bên cạnh đó, hằng năm, thị xã xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp.
Quy trình thực hiện đƣợc thể hiện ở Hình 2.5.
(Nguồn: UBND thị xã Điện Bàn)
Hình 2.5. Thực trạng quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp của thị xã Điện Bàn
Các bƣớc xây dựng kế hoạch sản xuất ngành nông nghiệp thị xã Điện Bàn đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Bƣớc 1: UBND thị xã triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất ngành nông nghiệp đến các xã, phƣờng. UBND thị xã UBND cấp xã UBND thị xã (1)
Triển khai (2) Kế hoạch cấp xã
UBND cấp xã (3)
- Bƣớc 2: UBND xã, phƣờng báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch năm trƣớc và kế hoạch sản xuất nông nghiệp đối với từng loại cây trồng, đàn vật nuôi của xã, phƣờng trong năm tới về UBND thị xã thông qua Phòng Kinh tế.
- Bƣớc 3: Phòng Kinh tế căn cứ kế hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của thị xã để tham mƣu UBND thị xã tổng hợp, rà soát, xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp. UBND thị xã ban hành kế hoạch để các xã, phƣờng căn cứ triển khai thực hiện.
b. Đánh giá công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn
Việc đánh giá công tác xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của thị xã Điện Bàn đƣợc đo lƣờng với 2 câu hỏi, mức độ ảnh hƣởng từ 1-5. Kết quả điều tra thực tế tiến hành tại các cơ quan quản lý nông nghiệp, các hộ cơ sở SX, KD lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thị xã với 95 cơ sở và 25 CBCCVC đƣợc thể hiện cụ thể ở Bảng 2.8.
Bảng 2.8. Kết quả đo mức độ hài lòng về xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Nội dung Đối tƣợng N Min Max Mode Mean Std. Deviation Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch hiện nay đã hợp lý Cơ sở 95 1 3 2 2,04 0,501 CBCCVC 25 3 4 4 3,64 0,490
Nội dung quy hoạch, kế hoạch phù hợp, khả thi
Cơ sở 95 1 3 2 1,96 0,597
CBCCVC 25 2 3 3 2,56 0,507
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Với kết quả trên cho thấy, về quy trình lập quy hoạch, kế hoạch thì mức độ hài lòng của các cơ sở SX, KD lĩnh vực nông nghiệp tƣơng đối thấp với mean=2,04, trong khi đó, đối với CBCCVC thì đánh giá với quy trình lập quy hoạch, kế hoạch tƣơng đối phù hợp, với mean=3,64; về sự phù hợp và khả thi
của nội dung quy hoạch, kế hoạch, kết quả đánh giả của các đối tƣợng có sự tƣơng đồng, mức độ hài lòng tƣơng đối thấp, với mean <3. Bên cạnh đó, qua khảo sát, 100% (95/95 cơ sở) cơ sở SX, KD lĩnh vực nông nghiệp đều cho rằng họ không tham gia ý kiến trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, các đề án phát triển nông nghiệp của địa phƣơng.
Qua thực trạng thực hiện và kết quả điều tra thực tế của tác giả, có thể thấy trong giai đoạn 2012-2016, thị xã Điện Bàn tuy không thực hiện xây dựng nhƣng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp đƣợc thể hiện tƣơng đối đầy đủ và thống nhất trong các quy hoạch, kế hoạch chung của thị xã, các đề án thể hiện rõ các nội dung về hiện trạng, đƣa ra chỉ tiêu cụ thể, phân kỳ thực hiện, làm rõ nhu cầu vốn từng năm, đƣa ra các giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, công tác xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch vẫn còn một số hạn chế:
- Thị xã chƣa xây dựng quy hoạch, kế hoạch riêng về phát triển ngành nông nghiệp để làm định hƣớng cho công tác quản lý và các hoạt động SX, KD trên lĩnh vực này.
- Trong quá trình xây chƣa tham vấn các ngành cấp trên của tỉnh Quảng Nam, và đặc biệt là chƣa có sự tham gia của ngƣời dân, một trong những chủ thể của đề án.
- Nội dung quy hoạch, kế hoạch chƣa đạt chất lƣợng cao, chƣa phù hợp với năng lực sản xuất của các lĩnh vực nông nghiệp, chƣa gắn với nhu cầu của thị trƣờng; ngành chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp chƣa đƣợc chú trọng đƣa vào các quy hoạch, kế hoạch nên thƣờng xuyên diễn ra tình trạng đƣợc mùa mất giá, sản xuất ra không có nơi tiêu thụ nhƣ gạo, ớt, dƣa hấu, lợn. - Công tác cảnh báo tín hiệu thị trƣờng còn chƣa đƣợc quan tâm, chƣa kịp thời và mức độ chính xác chƣa cao, điều này khiến cho việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch bị giảm tính khả thi, có sự điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.
- Công tác ban hành, thông tin về xây dựng quy hoạch, kế hoạch lồng ghép trong các quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH của thị xã chƣa triển khai đến với ngƣời dân, điều này gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và công tác QLNN về hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2.2. Công tác xây dựng, ban hành các quy định đối với các hoạt
động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp
a. Thực trạng công tác xây dựng, ban hành các quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp
Căn cứ phân cấp của UBND tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn đã xây dựng và ban hành đầy đủ các quy trình vào ngày 25/4/2016, gồm 04 TTHC:
- Cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP.
- Cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở SX, KD sản phẩm nông nghiệp.
- Cấp lại GCN cơ sở đủ điểu kiện ATTP đối với cơ sở SX, KD nông lâm thủy sản (trƣờng hợp trƣớc 06 tháng tính đến ngày GCN ATTP hết hạn).
- Cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở SX, KD nông lâm thủy sản (trƣờng hợp GCN vẫn còn thời hạn hiệu lực nhƣng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN).
Trong khi đó, thời gian UBND tỉnh phân cấp thực hiện các TTHC trên cho UBND thị xã từ ngày 03/3/2016, nhƣ vậy, sau 02 tháng tiếp cận và đƣợc UBND tỉnh tập huấn, thì UBND thị xã đã nhanh chóng thực hiện xây dựng và ban hành các TTHC thuộc thẩm quyền đƣợc phân cấp kịp thời, thuận lợi cho các đối tƣợng đến đăng ký các TTHC trên.
Về nội dung của các TTHC, thị xã đã xây dựng gồm các nội dung sau: Tên TTHC; Trình tự thực hiện; Cách thức thực hiện; Thành phần và số lƣợng
hồ sơ: Thời hạn giải quyết; Đối tƣợng thực hiện; Cơ quan thực hiện; Kết quả thực hiện; Phí, Lệ phí; Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai; Yêu cầu, điều kiện để thực hiện; Căn cứ pháp lý; và kèm theo các mẫu đơn, bản thuyết minh. Nội dung cụ thể của 04 TTHC trên đƣợc thể hiện ở Phụ lục số 01: Thủ tục hành chính về lĩnh vực nông nghiệp do UBND thị xã Điện Bàn ban hành. Nhƣ vậy, nội dung các TTHC trên đƣợc xây dựng đầy đủ, cụ thể theo quy định, bên cạnh đó, thị xã bổ sung nội dung căn cứ pháp lý để các đối tƣợng nắm bắt, hiểu rõ các quy định pháp luật, tạo thuận lợi cho việc thực hiện, giải quyết thủ tục.
Về xây dựng TTHC, thị xã thực hiện đƣợc thể hiện ở Hình 2.6.
(Nguồn: UBND thị xã Điện Bàn)
Hình 2.6. Quy trình xây dựng các thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn
b. Đánh giá công tác xây dựng, ban hành các quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp
Tác giả đã tiến hành điều tra thực tế về mức độ hài lòng của các cá nhân công tác tại các cơ quan quản lý nông nghiệp, các hộ cơ sở SX, KD lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thị xã với 95 cơ sở và 25 CBCCVC về công tác xây
UBND thị xã Ban chỉ đạo, tổ giúp việc (2) Tập huấn xây dựng thủ tục Phòng Kinh tế (3) Rà soát, căn cứ quy định xây dựng thủ tục (1) Thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc (4) Thẩm định thủ tục, trình UBND thị xã phê duyệt (5) Phê duyệt, ban hành quyết định công bố
dựng và ban hành các TTHC tại thị xã Điện Bàn, kết quả tác giả nghiên cứu tiến hành tại các ở Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Kết quả đo mức độ hài lòng về công tác tác xây dựng, ban hành các quy định đối với các hoạt động SX, KD lĩnh vực nông nghiệp
Nội dung Đối tƣợng N Min Max Mode Mean Std. Deviation Quy trình lập thủ tục đã hợp lý Cơ sở 95 3 5 4 3,97 0,750 CBCCVC 25 4 5 5 4,56 0,507 Nội dung thủ tục phù hợp, thuận lợi cho công dân và cơ quan giải quyết thủ tục Cơ sở 95 3 4 4 3,61 0,490 CBCCVC 25 4 5 4 4,32 0,476 Các thủ tục đƣợc ban hành kịp thời, đầy đủ Cơ sở 95 3 5 4 4,25 0,684 CBCCVC 25 4 5 5 4,60 0,500 Các văn bản hƣớng dẫn dễ hiểu, quy định rõ ràng, đầy đủ Cơ sở 95 3 5 4 4,24 0,614 CBCCVC 25 4 5 5 4,60 0,500
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Với kết quả trên cho thấy, về quy trình lập các TTHC đã đƣợc các đối tƣợng đánh giá tƣơng đối cao về mức độ hợp lý, với mean các cơ sở là 3,97, mean CBCCVC là 4,56; Về sự phù hợp, thuận lợi cho công dân và cơ quan giải quyết thủ tục thể hiện trong nội dung thủ tục có sự đánh giá tƣơng đối cao, với mean các cơ sở là 3,61, mean CBCCVC là 4,32; Các đối tƣợng rất hài lòng đối với sự ban hành kịp thời, đầy đủ về các TTHC, theo mean các cơ sở là 4,25, mean CBCCVC là 4,60; Các văn bản hƣớng dẫn đƣợc các đối tƣợng đánh giá rất dễ hiểu, quy định rõ ràng, đầy đủ, đƣợc thể hiện ở mean của các cơ sở là 4,24, mean của CBCCVC là 4,60. Nhìn chung, qua kết quả
trên thấy đƣợc sự đánh giá của các cơ sở và CBCCVC có mức chênh rất thấp, và có quan điểm đánh giá, mức độ hài lòng ở mỗi nội dung tƣơng đồng nhau, thể hiện qua Hình 2.7.
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Hình 2.7. Giá trị Mean của điều tra về đo mức độ hài lòng về xây dựng, ban hành các quy định đối với các hoạt độngSX, KD
Vậy, công tác xây dựng các quy trình TTHC đƣợc thị xã Điện Bàn quan tâm, tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, vì vậy, việc xây dựng đƣợc thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chặt chẽ ngay khi có quy định phân cấp thị xã thực hiện. Đồng thời, số lƣợng, nội dung thủ tục đƣợc ban hành đủ, đúng và quy trình xây dựng bám sát các quy định pháp luật.