Nâng cao chất lƣợng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 112)

8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

3.2.1. Nâng cao chất lƣợng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác

tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch

Vấn đề hoạch định chiến lƣợc lâu dài cho phát triển nông nghiệp là vấn đề cơ bản mà QLNN đối với nông nghiệp cần thực hiện. Nhà nƣớc với tƣ cách là đơn vị duy nhất có vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp là định hƣớng mang tính chất lâu dài trong phát triển của ngành

của QLNN. Việc xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phù hợp, khoa học và hợp lý sẽ là những định hƣớng đảm bảo cho phát triển nông nghiệp trong thời gian dài của đất nƣớc cũng nhƣ của từng địa phƣơng từng vùng.

Vì vậy, thị xã Điện Bàn cần xác định công tác quy hoạch là trọng tâm, cần đƣợc hoàn thiện, đổi mới nâng cao chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch và công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhƣ sau:

 Về nâng cao chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch - Nội dung quy hoạch, kế hoạch:

+ Phải xác định rõ quy hoạch, kế hoạch phải gắn sản xuất, chế biến với nhu cầu của thị trƣờng để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, mang lại lợi nhuận cho các bên tham gia. Có nghĩa là phải tổ chức lại sản xuất theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong đó phần giá trị tăng lên phải đƣợc chia sẻ công bằng với nông dân. Trong đó, coi trọng quy hoạch xác định loại giống cây trồng, con vật nuôi chủ lực theo đặc thù thế mạnh của từng vùng sản xuất.

+ Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành gắn với với thích ứng biến đối khí hậu và chuyển đổi cơ cấu và ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt chú ý đến vấn đề khôi phục nghề và phát triển những ngành nghề mới trong nông thôn. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến việc giải quyết công ăn việc làm cho số lao động ngày càng dôi ra trong nông thôn, mà còn liên quan đến việc tạo cơ sở cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch:

+ Có định hƣớng của tƣ vấn, thông tin dự báo, cảnh báo về thị trƣờng từ các đơn vị dự báo có năng lực để công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sát với thực tế, tránh tình trạng cung vƣợt quá cầu, “đƣợc mùa, mất giá”.

+ Phải có sự tham gia của ngƣời dân và các ngành của tỉnh trong quá trình xây dựng, tránh sự áp đặt, độc đoán. Bởi vì, có đƣợc sự tham gia của ngƣời dân sẽ đảm bảo thu đƣợc những kết quả của dự án tốt hơn vì chính ngƣời dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng; sự tham gia này cũng thể hiện cam kết của ngƣời dân và tăng tính hiệu quả của đề án.

 Về công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch: Cần tổ chức rà soát tổng thể, xem xét lại sự phù hợp và tính khả thi, trong đó, tổng hợp, xem xét từng dự án lĩnh vực nông nghiệp, du lịch nông nghiệp, từ đó tổ chức điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế. Công tác điều chỉnh thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng và đảm bảo chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch, tránh sự điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.

3.2.2. Tăng cƣờng hiệu quả công tác xây dựng và ban hành các quy định quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp

Tiếp tục cải cách TTHC nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những rƣờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Thời gian qua, thị xã đã thực hiện tƣơng đối tốt về công tác cải cách TTHC trên tất cả các lĩnh vực nói chung, và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Nhƣng để hƣớng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và trong nội bộ các cơ quan hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, luận văn đề xuất thị xã Điện Bàn tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng các TTHC về nông nghiệp, cụ thể nhƣ sau:

- Về nội dung các TTHC:

+ Chủ động rà soát các quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC; đánh giá mức độ phù hợp của các thủ tục, mức độ hài lòng của khách hàng; Kiểm

soát việc xây dựng các thủ tục của các địa phƣơng. Từ đó tổng hợp các vƣớng mắc, bất cập của quy định, đề xuất các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện pháp luật theo hƣớng phù hợp với thực tiễn và đảm bảo yêu cầu quản lý về công tác kiểm soát TTHC.

+ Nhanh chóng đƣa vào thực hiện tại bộ phận "một cửa" của UBND thị xã, UBND cấp xã những TTHC đã đƣợc cấp có thẩm quyền phân cấp.

+ Thực hiện mẫu hoá các loại giấy tờ, thủ tục có nhu cầu trong giải quyết công việc, từng bƣớc hiện đại hóa trong việc xây dựng các TTHC theo quy định của pháp luật.

+ Kiên quyết giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết TTHC nhằm tăng cƣờng cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.

- Về quy trình xây dựng:

+ Bổ sung nội dung tổ chức lấy ý kiến cơ quan liên quan, các cơ quan cấp trên, tổ chức hữu quan và đối tƣợng chịu sự tác động của quy định về TTHC thông qua việc tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc phiếu lấy ý kiến để Phòng Kinh tế xem xét tiếp thu, chỉnh sửa và trong trƣờng hợp không tiếp thu sẽ phải có giải trình gửi UBND thị xã xem xét, phê duyệt.

+ Thực hiện nghiêm quy định của Trung ƣơng và của tỉnh về trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL, theo đó HĐND, UBND thị xã không thông qua các dự thảo văn bản do các Phòng, ban và cá nhân liên quan tham mƣu nếu chƣa có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Tƣ pháp thị xã theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện nghiêm túc việc công bố, công khai TTHC; đăng tải, cập nhật các TTHC mới, sửa đổi, bổ sung lên cổng thông tin của thị xã, tại bộ phận “một cửa”.

3.2.3. Tăng cường công tác triển khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển nông nghiệp và các thủ tục hành chính về lĩnh vực nông nghiệp

a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy tính chủ động, tham gia tích cực của chủ thể quản lý và sản xuất, kinh doanh

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định pháp luật, các TTHC đến tất cả cán bộ phụ trách và nhân dân. Hoạt động tuyên truyền cần phối hợp với các ban, ngành, UBMTTQ VN thị xã, các đoàn thể thị xã nhằm truyền tải đến ngƣời dân đƣợc sâu rộng và đầy đủ. Nội dung tuyên truyền cụ thể nhƣ sau:

+ Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của việc tháo gỡ những cản trở, vƣớng mắc cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về TTHC của ngành để nâng cao nhận thức, tƣ duy về quản lý hành chính nhà nƣớc của cán bộ phù hợp với tình hình của ngành hiện nay cũng nhƣ xu hƣớng tƣơng lai.

+ Tuyên truyền ý nghĩa và định hƣớng của quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đến ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp và thông tin quy hoạch nhanh, chính xác để tạo sự chủ động, tham gia tích cực của ngƣời sản xuất và các cán bộ cấp xã, do đó sẽ thuận lợi trong việc triển khai thực hiện theo quy hoạch, từ đó giảm tình trạng sản xuất một cách tự phát, sản xuất theo phong trào, làm khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, làm suy kiệt tài nguyên đất, nƣớc.

+ Tăng mức độ nhận thức sâu sắc hơn về công tác QLNN lĩnh vực nông nghiệp, từ đó, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến xã, phƣờng và cộng đồng dân cƣ để thay đổi nhận thức, tƣ duy, tập quán sản xuất

theo hƣớng hàng hóa; liên kết hóa trong sản xuất và xã hội hóa đầu tƣ, đảm bảo tính bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị.

+ Coi trọng đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, phổ biến các quy định của pháp luật, cách hành vi vi phạm pháp luật đến ngƣời dân về tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, với tình hình thực phẩm bẩn hiện nay thì công tác tuyên truyền chú trọng về các quy định về chất lƣợng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, quy định về giết mổ động vật, kinh doanh VTNN, quy định của luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, tích cực tuyên truyền đến ngƣời tiêu dùng hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đƣợc cung cấp từ các cơ sở đủ điều kiện hoạt động sản xuất.

+ Tuyên truyền, khuyến khích các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hàng hóa ngày càng lớn và công nghệ ngày càng cao. Lôi kéo các nhà khoa học tham gia cải tạo giống cây trồng, vật nuôi và đổi mới quy trình canh tác cũng nhƣ ứng dụng công nghệ chế biến nông sản tiên tiến.

+ Nâng cao nhận thức tuân thủ các quy định và tăng cƣờng giám sát của cộng đồng để các trƣờng hợp vi phạm bị phát hiện nhanh, từ đó cơ quan nhà nƣớc có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

- Một số đề xuất về hình thức tuyên truyền, thông tin: + Đối với chủ thể quản lý:

 Cán bộ lãnh đạo: Tổ chức lớp bồi dƣỡng kiến thức ngắn hạn với những nội dung về quản lý nói chung, về quản lý, phát triển nông nghiệp nói riêng; những vấn đề trong chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH.

 Đối với cán bộ chuyên môn: Tổ chức lớp bồi dƣỡng kiến thức ngắn hạn nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp, làm thế nào để quản lý và yêu cầu của quản lý trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

 Tổ chức các đoàn đi học tập, nghiên cứu các mô hình xây dựng, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thành công ở một số địa phƣơng trong nƣớc.

+ Đối với chủ thể sản xuất:

 Tăng cƣờng, thƣờng xuyên tuyên truyền, thông tin thông qua hệ thống Đài truyền thanh-truyền hình, loa phát thanh tại các địa phƣơng, lồng ghép tại các cuộc họp, hội nghị có sự tham gia của ngƣời dân, công bố trên cổng thông tin thị xã, của Phòng Kinh tế về những định hƣớng phát triển nông nghiệp, các chính sách, quy định về nông nghiệp, đồng thời về những tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trƣờng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, giá cả và các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để ngƣời dân tiếp cận, ứng dụng và nắm bắt tình hình có hƣớng đầu tƣ sản xuất phù hợp.

 Tuyên truyền các nội dung chủ yếu của phát triển nông nghiệp để ngƣời dân lĩnh hội, nắm đƣợc tinh thần cốt yếu, có nhận biết đúng đắn mà dễ dàng trong việc triển khai thực hiện; đề cập cụ thể ngƣời nông dân phải làm những gì, làm nhƣ thế nào và đƣợc hƣởng lợi gì trong phát triển nông nghiệp; nêu gƣơng điển hình, mô hình tiên tiến trong phát triển nông nghiệp. Khi nhận thức của ngƣời nông dân đƣợc nâng lên thì công tác QLNN về phát triển nông nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

 Tổ chức các đoàn đi học tập thực tế từ các mô hình làm kinh tế giỏi ở nông thôn của các địa phƣơng trong nƣớc và đi nghiên cứu mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao.

b. Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch và các chính sách, chương trình trọng điểm

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Trung ƣơng, tỉnh, thị xã đã ban hành; đồng thời góp ý đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch, chính sách theo mức độ ảnh hƣởng của

các loại sản phẩm theo hƣớng tập trung; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay vốn phát triển chăn nuôi, thành lập mới trang trại, mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật mới, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trƣờng, chế biến, xây dựng thƣơng hiệu, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất,... tạo bƣớc đột phá về tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ, gia trại, trang trại, hợp tác xã.

Tăng cường công tác triển khai thực hiện, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch:

- Tăng cƣờng công khai, minh bạch, dân chủ; Chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch bảo đảm tính khả thi, đạt hiệu quả cao các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt để kịp thời giải quyết những hạn chế, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch. Trong đó, tăng cƣờng chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu giống của tỉnh ban hành, quy hoạch vùng sản xuất theo trà, vùng hợp lý, công tác thâm canh theo hƣớng an toàn, thực hiện tốt công tác hƣớng dẫn, thông báo phòng trừ dịch hại trên cây trồng, con vật nuôi.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

- Định kỳ 6 tháng, 1 năm rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển KT-XH và đảm bảo tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, làng nghề và phát triển ngành chế biến nông sản; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quy hoạch phát triển sản xuất.

- Xác định thứ tự ƣu tiên triển khai thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng, để tập trung chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; trong đó, ƣu tiên hàng đầu về vùng phát triển chăn nuôi tập trung, vùng trồng cỏ chăn nuôi bò, vùng chuyên canh lúa, ngô, lạc,

ớt,... Đồng thời, cần chú trọng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung bảo đảm phục vụ cho công nghiệp chế biến.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trong công tác QLNN về nông nghiệp từ thị xã đến xã, phƣờng; động viên, khen thƣởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng tạo và đóng góp thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ. Qua công tác kiểm tra, giám sát cần nắm bắt, nhận rõ các chính sách, kế hoạch không phù hợp với thực tế, không đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

- UBND thị xã chỉ đạo UBND các xã, phƣờng khẩn trƣơng rà soát và quy hoạch lại để xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, cơ sở ngành nghề gắn với quy hoạch nông thôn mới nhƣ: Mở mang hệ thống giao thông các công trình điện, nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hệ thống xử lý ô nhiễm môi trƣờng, bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý xa khu dân cƣ.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

- Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung đảm bảo tính khả thi và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng nông thôn mới đã đƣợc phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện các phƣơng án phát triển sản xuất phù hợp với thực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)