Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 58)

8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc

2.1.3.Đặc điểm kinh tế

Thị xã Điện Bàn là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Quảng Nam, cơ cấu kinh tế thị xã thời gian qua có sự chuyển dịch mạnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc và 10 cụm công nghiệp, làng nghề đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế trong thời gian qua cũng nhƣ trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, mạng lƣới các chợ đã đƣợc nâng cấp

mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán, lƣu thông hàng hoá với 23 chợ, trong đó có 03 khu phố chợ.

Tổng giá trị sản xuất của Điện Bàn tăng khá nhanh, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 13.572 tỷ đồng năm 2012, tăng lên đến 19.106 tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2012-2016 của thị xã đạt 8,9%. Ngành nông-lâm-thủy sản có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất trong các ngành kinh tế và giá trị sản xuất của ngành có xu hƣớng giảm, chiếm tỷ trọng 9,3% vào năm 2012, đến năm 2016 giảm còn 8,4%, tuy vậy, ngành có vai trò hết sức quan trọng trong cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho bộ phận lớn dân cƣ; ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng rất mạnh mẽ, giá trị sản xuất của 02 ngành chiếm tỷ trọng từ 90,7% trong năm 2012 tăng đến 92,6% vào năm 2016, trong đó, ngành công nghiệp-xây dựng đóng vai trò chủ lực, đầu tàu trong phát triển kinh tế của Điện Bàn. Một số chỉ tiêu kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2016 đƣợc nêu tại Bảng 2.3, và cơ cấu kinh tế thị xã đƣợc thể hiện ở Hình 2.2.

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2016

Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Bình quân thời kỳ 1. Tổng Giá trị sản xuất-Giá so sánh 2010 (tỷ đồng) 13.572 13.165 15.324 17.102 19.106 15.654 - Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản 1261 1228 1342 1354 1406 1.318 - Công nghiệp-xây

dựng 9.581 8.358 9.885 10.632 11.601 10.011 - Dịch vụ 2.730 3.579 4.097 5.116 6.099 4.324 2. Tốc độ tăng trƣởng

(%) 41,4 (3,0) 16,4 11,6 11,7 8,9

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn)

Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2016

Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã tăng liên tục qua các năm, bình quân tăng 17,07%/năm trong giai đoạn 2012-2016, trong đó thu phát sinh kinh tế phần lớn tập trung thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa và thu tiền sử dụng đất. Riêng năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn (chỉ tính thu nội địa) đã đạt 1.032,14 tỷ đồng, với kết quả này, năm 2017, thị xã Điện Bàn trở thành địa phƣơng tự cân đối ngân sách và nộp về trên 48% các khoản phân chia theo luật định.

Tổng chi ngân sách thị xã có xu hƣớng tăng qua các năm, năm 2012 tổng chi 1.277,98 tỷ đồng, năm 2016 lên đến 1.985,55 tỷ đồng, trong đó, chi đâu tƣ phát triển còn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2012 chiếm 20,2% và đến năm 2016 chiếm 21,5%, chi thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng giảm qua các năm, năm 2012 chiếm 49,0%, và giảm còn 44,1% vào năm 2016. Cơ cấu chi ngân sách của thị xã tƣơng đối phù hợp, đảm bảo hài hòa giữa đầu tƣ phát triển và sự nghiệp phát triển con ngƣời và giải quyết các vấn đề xã hội. Số liệu cụ thể về Thu-chi trong cân đối ngân sách thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2016 đƣợc thể hiện ở Bảng 2.4. 9 9 9 8 7 71 63 65 62 61 20 27 27 30 32 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2012 2013 2014 2015 2016

Bảng 2.4. Thu – chi trong cân đối ngân sách thị xã Điện Bàn

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1.Tổng thu ngân sách 1.044,12 1.324,64 1.386,72 1.729,01 1.960,99 - Thu cân đối ngân

sách nhà nƣớc 413,40 514,09 644,95 767,69 928,85 - Thuế do hải quan thu 113,45 193,34 121,93 110,21 196,62 - Thu viện trợ không

hoàn lại 37,00

- Thu kết dƣ ngân sách

năm trƣớc 6,97 32,19 16,97 5,25 11,87

- Thu chuyển nguồn 131,62 35,75 110,31 56,27 156,34 - Các khoản thu để lại

đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc

20,16 27,77 26,13 21,31 24,59 - Thu khác nguồn ngân

sách 358,52 484,51 466,44 768,28 642,72

2.Tổng chi ngân sách 1.277,98 1.544,08 1.478,65 2.115,87 1.985,55 - Chi đầu tƣ phát triển 258,58 220,13 230,03 310,08 426,66 + Chi xây dựng cơ bản 258,58 220,13 230,03 310,08 426,66 - Chi thƣờng xuyên 627,33 727,57 754,58 881,17 875,15 - Chi khác 392,07 596,38 494,05 924,62 683,75

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn) Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế: Trên cơ sở phát huy các tiềm năng

lợi thế của thị xã và tăng cƣờng thu hút các nguồn lực bên ngoài, nền kinh tế thị xã Điện Bàn phát triển tƣơng đối nhanh và toàn diện trong những năm qua. Giai đoạn 2012-2016, cơ cấu kinh tế chung của thị xã đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, đây là sự chuyển dịch hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển của từng ngành

trên địa bàn thị xã. Với sự tăng trƣởng về ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ đã tạo ra thách thức đối với ngành nông nghiệp và công tác quản lý, yêu cầu phải có sự thay đổi kịp thời để ứng phó với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của các vùng đô thị, mặt khác, điều này lại chính là động lực để yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, theo chiều sâu, tăng về giá trị sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng sự phát triển chung của KT-XH của thị xã.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 58)