8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo các xu hƣớng thay đổi trong lĩnh vực nông nghiệp
a. Dựa trên cơ sở pháp luật, chính sách
- Luật Đầu tƣ sửa đổi đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 có đổi mới về đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, và giảm số lƣợng các ngành nghề kinh doanh bị cấm hoặc có điều kiện,… và với các chính sách khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp cho thành phần kinh tế này trong lĩnh vực nông nghiệp tăng lên đáng kể.
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp trong cả nƣớc đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 [31] và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp [32] trong đó, đã xác định một số chỉ tiêu cụ thể cho các giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhƣ sau:
+ Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020: nông nghiệp chiếm 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33%… định hƣớng đến năm 2030 thì cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống chỉ còn 55%, lâm nghiệp 1,5% và thủy sản tăng lên 43,5%.
+ Tốc độ tăng trƣởng GDP nông lâm thủy sản trung bình từ 3,5-4%/năm và hƣớng tới 2030 tốc độ tăng trƣởng GDP lại giảm nhẹ xuống còn 33,2%.
+ Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản là 4,3-4,7% và hƣớng tới năm 2030 giá trị tăng trƣởng này là từ 4-4,3 %/năm.
b. Tình hình biến đổi khí hậu
Theo Báo cáo của Viện Chiến lƣợc và Chính sách Tài nguyên và Môi trƣờng về biến đổi khí hậu: “Việt Nam nằm trong danh sách 10 nƣớc có khả
năng bị ảnh hƣởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Các kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc Chính phủ Việt Nam xây dựng, dự báo sự gia tăng của nhiệt độ, lƣợng mƣa và mực nƣớc biển. Các tác động tiềm năng đối với nông nghiệp là nghiêm trọng, nhƣ lũ lụt và hạn hán đƣợc dự báo sẽ xảy ra thƣờng xuyên hơn” [48]
Vì vậy, để ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp phát triển theo hƣớng tăng trƣởng xanh, giảm dần tình trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
c. Dựa trên tình hình hội nhập kinh tế quốc tế:
- Ngành nông nghiệp tăng trƣởng thƣơng mại và đa dạng hóa thị trƣờng, sản phẩm xuất khẩu.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng, khả năng cạnh tranh và tăng cƣờng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến QLNN về nông nghiệp
- Thông tƣ liên tịch số 14/2015/TTLT-NNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 của Bộ NN&PTNT, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về NN&PTNT thuộc UBND tỉnh, cấp huyện [6].
- Quyết định số 3808/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/9/2015, Bộ NN&PTNT về Ban hành Quy chế mẫu về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành NN&PTNT cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với UBND cấp xã 0.
- Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND huyện Điện Bàn về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn [38]; đƣợc thay thế bằng Quyết định số 10774/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của UBND thị xã Điện Bàn về việc ban
hành Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn [43].
3.1.3. Định hƣớng phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Điện Bàn lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 [30], đã đề ra mục tiêu chủ yếu đối với ngành nông nghiệp:
- Tốc độ tăng trƣởng 3-3,2% (giá so sánh 2010).
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 2% (theo giá so sánh 2010). Theo Đồ án điều hỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Điện Bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 [43], ngành nông nghiệp đƣợc xác định là một trong những thế mạnh của thị xã Điện Bàn, ít nhất so với các địa phƣơng lân cận, nhƣng việc áp dụng công nghệ cao vẫn là ƣu tiên hàng đầu sao cho đem lại năng suất chất lƣợng sản phẩm cao hơn, sạch hơn, xanh hơn và bền vững hơn. Định hƣớng chủ đạo của nền nông nghiệp thị xã trong thời gian tới là chú trọng phát triển ngành nông nghiệp mang tính đặc sản và đẳng cấp cao, bao gồm các định hƣớng phát triển chính:
- Sản xuất nông nghiệp xanh hƣớng tới thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng với năng suất và chất lƣợng cao, dựa trên liên kết đô thị-nông thôn. Xây dựng và phát triển nhanh các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại, công nghệ cao ở những vùng còn dƣ địa tăng trƣởng lớn dọc vùng đồng bằng phía nam Gò Nổi và khu vực phía Tây trục Quốc lộ 1A. Đối tƣợng là các sản phẩm chủ lực có giá trị thƣơng mại, giá trị gia tăng cao nhƣ hoa, rau, quả, nấm, lúa giống, dƣợc liệu,… và cần đƣợc ƣu tiên tìm ra kỹ thuật sản xuất mới, tiếp cận thị trƣờng và chế biến trên các cánh đồng mẫu lớn thông qua việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng nội đồng,…
- Phát triển nền nông nghiệp sinh thái kết nối với các hoạt động du lịch dụa trên cộng đồng và nguồn lực địa phƣơng, mang lợi ích đến các khu vực
nông thôn của thị xã trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu lƣơng thực an toàn, chất lƣợng cho ngƣời dân khu vực đô thị và các vùng lân cận, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc động vật đến thành phố Đà Nẵng và Hội An.
3.1.4. Quan điểm, phƣơng hƣớng tăng cƣờng QLNN về nông nghiệp của thị xã Điện Bàn của thị xã Điện Bàn
a. Quan điểm
- Lấy hiệu quả là tiêu chí tối thƣợng của công tác QLNN về lĩnh vực nông nghiệp trên cở sở hiện đại hóa và có mức giá trị gia tăng cao.
- Phát triển bền vững trở thành tƣ tƣởng xuyên suốt trong quá trình QLNN về nông nghiệp.
- Thực hiện đồng bộ các nội dung: Cơ cấu lại quy mô, sản xuất giống, kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trƣờng và đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.
b. Phương hướng
- Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa chất lƣợng ngày càng cao: Quy hoạch sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời phải gắn kết với một kết cấu hạ tầng đồng bộ. Bên cạnh đó, phát huy những ƣu thế về sản xuất nông nghiệp của thị xã.
- Tăng cƣờng hiệu quả công tác xây dựng và ban hành các quy định quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, đặc biệt là tiếp tục cải cách các TTHC nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bƣớc hiện đại, bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cƣờng triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển nông nghiệp và các TTHC về lĩnh vực nông nghiệp: Chú trọng công tác quản lý về đất đai, tập trung ruộng đất hình thành nên các vùng
chuyên canh; Từng bƣớc hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa hoá trong sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh; quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; phân bổ giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo cung cấp đến ngƣời dân những sản phẩm có chất lƣợng và năng suất cao; nâng cao chất lƣợng các sản phẩm từ nông nghiêp.
- Tăng cƣờng công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí nguồn nhân lực cơ quan QLNN nông nghiệp ở thị xã: Nâng cao chất từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, lý luận đi đôi với thực tiễn, để từ đó, có sự bố trí vào các vị trí cho phù hợp, nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực, tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả công tác QLNN về nông nghiệp.