8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc
1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp
a. QLNN về nông nghiệp có tính phức tạp cao
Sản xuất nông nghiệp có tính chất liên ngành, diễn ra trong phạm vi không gian rộng lớn và đối tƣợng của ngành thì luôn thay đổi, phát sinh từ cung cấp các điều kiện sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm, điều này đã làm tăng thêm mức độ phức tạp của công tác QLNN về nông nghiệp so với các ngành khác.
Bên cạnh đó, sự không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và quản lý cùng với các điều kiện về vật chất kỹ thuật và đa dạng hóa của các vùng làm tăng cao mức độ phức tạp của công tác QLNN về nông nghiệp.
b. QLNN về nông nghiệp khó khăn hơn so với các ngành khác
Nền nông nghiệp Việt Nam với xuất phát điểm rất thấp so với các nƣớc trong khu vực và thế giới, có đặc điểm là nhỏ, lạc hậu, phân tán và chƣa có công nghiệp phát triển, do đó, khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trƣờng là một thách thức không dễ đối với công tác QLNN về nông nghiệp.
Với đặc điểm của nông nghiệp là sản xuất chủ yếu trên địa bàn nông thôn, là khu vực có hạ tầng phát triển chậm, mức sống dân cƣ thấp, bên cạnh đó, đất sản xuất manh mún; phạm vi rộng lớn, đa dạng về địa hình, hoạt động sản xuất diễn ra không giống nhau; đây là khó khăn rất lớn trong việc phân bổ nguồn lực, nguồn vốn cũng nhƣ sự đầu tƣ kỹ thuật mới cho nông nghiệp.
Chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp là nông dân, so với các ngành khác, họ không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức, trình độ không đồng đều, điều này khiến cho công tác QLNN về nông nghiệp khó khăn hơn so với các ngành khác, đặc biệt là trong công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Tƣ liệu sản xuất của ngành nông nghiệp chủ yếu là đất đai, so với các ngành khác, nó là tƣ liệu không thể thay thế đƣợc, vì vậy, đây là khó khăn
trong công tác QLNN về nông nghiệp, khiến cho công tác quản lý phải chú trọng quy hoạch bảo tồn quỹ đất và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp để khai thác hiệu quả nguồn đất.
Đối tƣợng của ngành nông nghiệp rất rộng, luôn thay đổi và phát sinh theo quá trình vận động, phát triển của thị trƣờng nhƣ giống cây trồng, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, sản xuất hữu cơ,.. nên khó có thể hoàn thiện đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, vì vậy rất khó khăn cho công tác QLNN về nông nghiệp.
c. Có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp
Nguồn thu từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của cƣ dân nông thôn và hoạt động của ngành diễn ra trên phạm vi rộng, ở mọi địa hình, dó đó, trong công tác QLNN về nông nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp cũng nhƣ các đoàn thể, mặt trận để đảm bảo sự ổn định và phát triển của ngành nhằm đạt mục tiêu nâng cao đời sống cho cƣ dân nông thôn.
Bên cạnh đó, trong chính ngành nông nghiệp, từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ đều có sự liên quan của các ngành nhƣ môi trƣờng, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật, khoa học-công nghệ, tài chính, kế hoạch, công thƣơng … vì vậy, trong công tác QLNN về lĩnh vực này yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành nhằm đảo bảo sự vận hành của các hoạt động SX, KD tuân thủ theo quy định.
1.1.3. Vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp
a. Khắc phục được những khuyết tật do thị trường tạo ra trong quá trình phát triển nông nghiệp
Nền nông nghiệp ở Việt Nam dựa trên sự đa dạng hình thức sở hữu và tƣơng ứng với nhiều hình thức tổ chức sản xuất thì tất yếu nảy sinh sự quan tâm lợi ích giữa các chủ thể SX, KD, các địa phƣơng hay các vùng khác nhau trên lãnh thổ nông nghiệp cả nƣớc; hoặc cũng có thể là ngành nông nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân. Trong khi theo đuổi những lợi ích riêng, các đơn vị SX, KD, các vùng, các địa phƣơng hoặc bản thân ngành nông nghiệp có thể không nhìn thấy lợi ích của đơn vị, của vùng hay của ngành khác, do đó tất yếu sẽ dẫn đến vi phạm lợi ích ngƣời khác; ảnh hƣởng đến lợi ích tƣơng lai. Biểu hiện của xu hƣớng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo không hiệu quả thậm chí triệt tiêu lẫn nhau, tình trạng khai thác bừa bãi đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác… hậu quả của xu hƣớng này là phá vỡ cân đối cần thiết trong quá trình phát triển của nông nghiệp.
Để khắc phục những nhƣợc điểm nói trên, cần thiết có bộ phận điều hành bằng việc hoạch định các chƣơng trình, kế hoạch phát triển liên quan đến từng vùng, từng địa phƣơng, từng thành phần kinh tế; điều tiết các mối quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển bằng việc ban hành và việc thực hiện các chính sách phù hợp, ban hành và thực hiện các luật lệ để xử phạt những đối tƣợng vi phạm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông nghiệp,… Nhƣ vậy, nếu nhƣ không có sự QLNN thì không thể khắc phục đƣợc những khuyết tật do thị trƣờng tạo ra trong quá trình phát triển nông nghiệp.
b. Bảo đảm môi trường thuận lợi, an ninh cho phát triển nông nghiệp
Nền nông nghiệp hàng hoá trong cơ chế thị trƣờng chỉ có thể phát triển ổn định trong môi trƣờng kinh tế, chính trị xã hội, đối ngoại thuận lợi và ổn định. Thế nhƣng, với mặt trái của cơ chế thị trƣờng lại sinh ra những yếu tố cản trợ sự phát triển của ngành nông nghiệp, cụ thể: Huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý do chạy theo lợi nhuận, nhƣ tình trạng phá rừng trồng cà phê ở Tây Nguyên, chuyển đất một vụ lúa sang nuôi cá ở một số vùng tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không có kế hoạch…, điều này đã làm hủy hoại môi trƣờng sống; Tình trạng lũng loạn thị trƣờng bằng việc buôn lậu, hàng giả, kém chất lƣợng đối với cả vật tƣ hàng hoá đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra làm ảnh hƣởng tới cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng nông
sản, thực phẩm trong nƣớc và xuất khẩu,… Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố liên quan đến môi trƣờng cho phát triển nông nghiệp nhƣ diễn biến bất thƣờng của thời tiết, các loại dịch bệnh, sự kém ổn định chính trị ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,…
Với tất cả những diễn biến phức tạp về môi trƣờng phát triển của nông nghiệp nói trên chỉ có thể đƣợc khống chế những mặt tiêu cực; duy trì và phát huy những mặt tích cực thuận lợi nhờ có sự quản lý của Nhà nƣớc.
c. Nhà nước đảm nhận những mặt, những khâu hay một số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bằng thực lực của nền kinh tế Nhà nước
Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nông nghiệp không chỉ ở sự điều tiết, khống chế định hƣớng bằng pháp luật, bằng các chính sách và bằng đòn bẩy kinh tế mà còn bằng chính thực lực của kinh tế Nhà nƣớc.
Trong nông nghiệp, có nhiều hoạt động mà các tổ chức kinh tế không đƣợc phép làm hoặc không làm đƣợc, đó là những hoạt động mà Nhà nƣớc không hoặc rất khó kiểm soát nhƣng xã hội vẫn cần nhƣ sản xuất và lƣu thông những sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho xã hội; khai thác và đánh bắt bừa bãi tài nguyên rừng, biển, đặc biệt là các sản phẩm quý hiếm; bảo tồn và xây dựng các khu rừng cấm quốc gia,… Các hoạt động không làm đƣợc xuất phát từ lý do về phía những đơn vị, tổ chức kinh tế trong nông nghiệp nhƣ non ý chí, kém về tri thức, thiếu phƣơng tiện hay thiếu vốn chẳng hạn,… mà họ không hoặc chƣa thể làm đƣợc; bên cạnh đó, xuất phát từ lý do về phía Nhà nƣớc phải nắm giữ những khâu hoặc những hoạt động then chốt trong nông nghiệp, nông thôn,…nhƣ công nghệ sinh học và công nghệ sau thu hoạch.
Vì vậy, trong nền nông nghiệp cũng sẽ có một lực lƣợng doanh nghiệp Nhà nƣớc đảm bảo một số vị trí then chốt để chi phối phƣơng hƣớng hoặc tạo nên động lực phát triển cho toàn bộ các ngành nông nghiệp trong quá trình hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
1.1.4. Phân cấp QLNN về nông nghiệp cấp huyện
Theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện trong lĩnh vực nông nghiệp tại Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 [23] và quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật [22], công tác xây dựng các chiến lƣợc, chính sách không thuộc phạm vi, thẩm quyền của cấp huyện; mà phạm vi, thẩm quyền đối với cấp huyện là thực hiện hóa chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc ở địa phƣơng trong lĩnh vực nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện KT-XH, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phƣơng, cũng nhƣ thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra; góp phần đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành chính nhà nƣớc.
1.2.NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
1.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp.
a. Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động SX, KD lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên lãnh thổ xác định để chủ động sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Kế hoạch phát triển nông nghiệp là một bộ phận của kế hoạch phát triển KT-XH, phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cả nƣớc và của địa phƣơng, là định hƣớng phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ (hằng năm và 05 năm).
- Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành, điều kiện và mức huy động nguồn lực vào phát triển ngành trong giai đoạn ít nhất là 5 năm trƣớc năm quy hoạch, kế hoạch.
- Xác định những vấn đề đang đặt ra và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngành trong phạm vi, đối tƣợng và giai đoạn quy hoạch, kế hoạch.
- Phƣơng án quy hoạch, kế hoạch.
- Các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch. - Tổ chức thực hiện.
c. Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Theo quy định tại Thông tƣ số 05/2013/TT-BKHĐT 0 thì quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo các bƣớc đƣợc nêu ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch
TT Các bƣớc tiến hành Quy hoạch Kế hoạch
1 Ban hành chủ trƣơng Thực hiện Thực hiện
2 Lập nhiệm vụ và dự toán kinh phí Thực hiện Không thực hiện 3 Tham vấn, hoàn chỉnh nhiệm vụ và dự
toán kinh phí
Thực hiện Không thực hiện
4 Phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí Thực hiện Không thực hiện 5 Lập dự thảo quy hoạch, kế hoạch Thực hiện Thực hiện 6 Tham vấn, hoàn chỉnh quy hoạch, kế
hoạch
Thực hiện Thực hiện
7 Trình HĐND cấp huyện thông qua và ban hành
Thực hiện Thực hiện
(Nguồn: Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013)
Đối với bƣớc 2, tham vấn các cơ quan cùng cấp và ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là NN&PTNT), Sở Kế hoạch-
Đầu tƣ, Sở Tài chính. Sau đó, tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí.
Đối với bƣớc 6, tham vấn của chính quyền địa phƣơng cấp xã, các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy về nội dung phƣơng án quy hoạch, kế hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Ngoài ra, lấy ý kiến của các cơ quan cấp huyện liên quan, ý kiến của Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch-Đầu tƣ, Sở Tài chính. Tổng hợp và hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch.
d. Tiêu chí đánh giá:
- Số lần, mức độ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch. - Mức độ hài lòng của ngƣời dân, cán bộ quản lý.
1.2.2. Xây dựng, ban hành các chính sách, quy định đối với các hoạt
động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
Phạm vi của đề tài là cấp huyện, vì vậy chỉ xem xét nội dung xây dựng, ban hành quy định thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là TTHC).
a. Khái niệm TTHC
Theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính [8], từ ngữ “Thủ tục hành chính” đƣợc hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Đối với cấp huyện, theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, có 04 TTHC thuộc lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm: Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là ATTP); Cấp giấy chứng nhận (sau đây gọi tắt là GCN) cơ sở đủ điều kiện ATTP; Cấp lại GCN cơ sở đủ điểu kiện ATTP (Trƣờng hợp trƣớc 06 tháng tính đến ngày GCN ATTP hết hạn); Cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP (Trƣờng hợp bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên GCN).
b. Nội dung của một thủ tục hành chính
Theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC. Một TTHC bao gồm các nội dung: Tên TTHC; Trình tự thực hiện; Cách thức thực hiện; Hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Đối tƣợng thực hiện TTHC; Cơ quan thực hiện TTHC; Kết quả thực hiện TTHC; Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện TTHC; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí (nếu có).
b. Quy trình xây dựng các quy định thủ tục hành chính
Bƣớc 1: Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc xây dựng, rà soát TTHC. Bƣớc 2: Tuyên truyền, tập huấn và hƣớng dẫn các phòng chuyên môn của thị xã các quy định về xây dựng, rà soát TTHC.
Bƣớc 3: Tổng hợp các TTHC đƣợc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đƣợc phân cấp cho cấp huyện từ các phòng chuyên môn của thị xã soạn thảo.
Bƣớc 4: Thẩm định các TTHC từ các phòng ban chuyên môn xây dựng. Bƣớc 5: Phê duyệt và ban hành quyết định công bố TTHC.
c. Tiêu chí đánh giá
- Hệ thống TTHC đƣợc xây dựng đồng bộ và ban hành kịp thời. - Mức độ hài lòng của ngƣời dân, cán bộ quản lý.
1.2.3. Triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy
định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp. a. Khái niệm
Trong luận văn, công tác triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định đƣợc hiểu là toàn bộ quá trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ của chính quyền thành những hành động nhất định vào đời sống thực tế theo một trình tự thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
b. Nội dung triển khai
- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp đã đƣợc xây dựng, chính quyền cấp huyện căn cứ triển khai thực hiện.
- Thông qua việc nghiên cứu, cấp huyện cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của tỉnh, Trung ƣơng cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
- Phổ biến, triển khai thực hiện các quy trình TTHC trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
c. Trình tự triển khai thực hiện
Đối với quy hoạch, kế hoạch, chính sách và quy định của pháp luật - Tổ chức công bố công khai với nhiều hình thức: Hội nghị, hội thảo, họp