8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc
1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP
1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phƣơng trong nƣớc
a. Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố đô thị loại I, quá trình đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các dự án xây dựng mọc lên nhiều khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã có những giải pháp tăng cƣờng công tác QLNN về nông nghiệp để đảm bảo cho ngành nông nghiệp của thành phố vận hành theo xu thế, định hƣớng chung của thành phố và quy định của pháp luật, cụ thể:
- Trong công tác quy hoạch, gắn phát triển nông nghiệp đô thị với du lịch sinh thái nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hƣớng một thành phố phát triển, thành phố công nghiệp, thƣơng mại, du lịch, dịch vụ.
- Kịp thời xây dựng quy hoạch các vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tạo thuận lợi cho công tác quản lý ngành, đặc biệt là kêu gọi, thu hút đầu tƣ doanh nghiệp vào nông nghiệp cũng nhƣ đảm bảo nền nông nghiệp sạch của thành phố.
- Coi trọng triển khai thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động SX, KD trên lĩnh vực nông nghiệp.
- Thành phố Đà Nẵng tập trung chú trọng đến yếu tố con ngƣời, nâng cao trình độ, kiến thức cho nông dân để nhanh chóng tiếp cận với nông nghiệp công nghệ mà thành phố hƣớng tới.
- Xây dựng và phát triển các thƣ viện, thƣ viện điện tử nhằm tạo thuận lợi trong công tác QLNN lĩnh vực nông nghiệp.
b. Tỉnh Bình Định
Tỉnh Bình Định là trung tâm phát triển phía nam miền Trung, đã đƣợc Chính phủ đƣa vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh Bình Định luôn chú trọng xây dựng ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lƣợng hiệu quả cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đến nay ngành nông nghiệp của tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức khả quan. Để đạt đƣợc thành tựu trên, Bình Định không chỉ có kế hoạch phát triển đúng đắn mà trong công tác QLNN về lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của quản lý của cơ quan nhà nƣớc. Một số bài học kinh nghiệm của tỉnh Bình Định nhƣ sau:
- Thực hiện bài bản công tác quy hoạch, và có chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa đƣợc xem là một trong những giải pháp căn cơ để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về nông nghiệp và phát triển ngành nông nghiệp.
- Trong kế hoạch phát triển nông nghiệp, phải chú trọng công tác hợp tác nông nghiệp với các tỉnh, thành phố khác để tận dụng thế mạnh của từng vùng và đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài.
- Các ngành nông nghiệp của tỉnh chủ động tham mƣu UBND tỉnh các chính sách để phát triển nông nghiệp nhƣ tích tụ đồng ruộng, hỗ trợ vacxin tiêm phòng hằng năm cho gia súc, gia cầm.
- Triển khai thực hiện các chƣơng trình, chính sách phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với tổ chức thực hiện các quy hoạch của ngành nông nghiệp; phù hợp với đặc điểm đất đai, địa hình, khí hậu, tập quán và phải căn cứ vào yêu cầu sản xuất.
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ phía các hợp tác xã nông nghiệp để thuận lợi trong công tác quản lý, triển khai thực hiện, giám sát thực hiện.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục, nhất là thủ tục liên quan đến đất đai, để thực hiện việc tích tụ ruộng đất; khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp tập trung ruộng đất, Nhà nƣớc đóng vai trò hỗ trợ, hƣớng dẫn về mặt pháp lý.
- Nâng cao nhận thức của ngƣời dân, có sự tham gia của ngƣời dân trong việc bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất trong thực hiện các chủ trƣơng, chính sách.
1.4.2. Bài học rút ra cho thị xã Điện Bàn
Với những đặc điểm khá tƣơng đồng với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Định, do đó, từ những bài học kinh nghiệm của hai tình, thành trên, thị xã Điện Bàn rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác QLNN về nông nghiệp nhƣ sau:
- Nâng cao chất lƣợng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trƣờng, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng.
- Tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp; Đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC liên quan đến các hoạt động đầu tƣ.
- Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
- Tăng cƣờng phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát SX, KD trên lĩnh vực nông nghiệp; Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chƣơng trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án, kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trƣờng tiêu thụ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1, luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về QLNN về nông nghiệp, trong đó đã nêu đƣợc khái niệm QLNN về nông nghiệp, đặc điểm, vai trò, nội dung QLNN về nông nghiệp đối với cấp huyện và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác QLNN về nông nghiệp. Đặc biệt, Chƣơng 1 đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về nội dung quản lý nông nghiệp đối với cấp huyện, bao gồm nội dung, quy trình quản lý và tiêu chí để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý.
Bên cạnh đó, Chƣơng 1 cũng đã đƣa ra kinh nghiệm QLNN về nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Định, đây là hai địa phƣơng có nét tƣơng đồng với thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam về lĩnh vực nông nghiệp, và đã có sự thành công trong công tác QLNN về nông nghiệp để đƣa ngành nông nghiệp phát triển, để từ đó đúc kết đƣợc bài học kinh nghiệm cho thị xã Điện Bàn trong công tác QLNN về nông nghiệp theo hƣớng đô thị.
Từ những vấn đế lý luận và thực tiễn về QLNN về nông nghiệp nêu trên, đây là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, và là cơ sở để phân tích, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã và đƣa ra những kiến nghị, đề xuất đối với cấp trên nhằm tăng hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN THỜI GIAN QUA
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC 2.1.
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thị xã Điện Bàn nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, gồm 20 đơn vị hành chính trực thuộc. Thị xã nằm trên trục quốc lộ 1A, giáp với thành phố Đà Nẵng và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Bắc, phía Đông giáp với biển Đông và thành phố Hội An; cách thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam 48 km về phía Nam; có các tuyến giao thông huyết mạch của cả nƣớc chạy qua là quốc lộ 1A, tuyến đƣờng sắt Bắc-Nam. Với vị trí gần đầu mối giao thông và các đô thị lớn là điều kiện rất thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn theo hƣớng nông nghiệp đô thị.
b. Địa hình
Điện Bàn là thị xã đồng bằng, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ chênh cao thấp, mức độ chia cắt trung bình, đặc trƣng cho địa hình có nguồn gốc phát sinh từ sản phẩm phù sa sông biển, vì vậy, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và công tác quản lý nông nghiệp trên địa bàn thị xã.
c. Khí hậu, thủy văn
Điện Bàn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, với nhiệt độ trung bình phù hợp, số giờ nắng cao, lƣợng mƣa nhiều, điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển các cây trồng nông nghiệp nhƣ lúa màu, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên do chế độ mƣa phân hoá theo mùa trong năm không đồng đều, gây khô hạn,
nhiễm mặn trong mùa khô và bão thƣờng xảy ra kết hợp với các trận mƣa lớn vào các tháng 9, 10, 11 gây lũ lụt, xói lở khu vực ven sông, điều này gây bất lợi lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ khó khăn cho công tác quản lý nông nghiệp. Diễn biến khí hậu ở thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012- 2016 đƣợc nêu cụ thể ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2016
Năm
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Nhiệt độ trung bình trong năm (0
C) 26,4 25,8 26 26,3 26 Số giờ nắng trong năm (giờ) 2.068 1.847 2.039 2.259 1.900 Lƣợng mƣa trong năm (mm) 2.070 2.431 2.617 2.213 3.449 Độ ẩm không khí trung bình năm (%) 87 87 85 86 88
(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn)
Hệ thống thuỷ văn thị xã Điện Bàn chủ yếu là các con sông bắt nguồn từ hệ thống sông Vu Gia và sông Thu Bồn là các con sông chính của tỉnh. Các sông phân bố tƣơng đối đồng đều, dòng sông uốn khúc và nông. Mật độ phân bố trung bình 0,4km/km2, thuận lợi cho việc cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do tính bất ổn định của dòng sông và phân bố lƣu lƣợng không đều trong năm gây không ít khó khăn trong mùa mƣa lũ.
d. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên trên toàn thị xã 21.632 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 11.415 ha, chiếm 52,8% [7]. Đất đai thị xã Điện Bàn khá tốt, có độ phì nhiêu cao, nhóm đất phù sa chiếm đến 69,67% tổng diện tích đất, cho phép thâm canh nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng. Bên cạnh đó, Điện Bàn có 1.443,65 ha diện tích nƣớc mặt và chuyên dùng tạo điều kiện thuận lợi tƣới tiêu cho ngành trồng trọt, chăn nuôi và công tác quản lý nông nghiệp
Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên: Từ những đặc điểm tự nhiên trên
và thuận lợi trong công tác quản lý nông nghiệp. Tuy nhiên, Điện Bàn nằm trong khu vực thời tiết, khí hậu có những biến động phức tạp nhƣ mƣa bão thƣờng xuất hiện sớm, tình trạng thiếu nƣớc và nguồn nƣớc bị nhiễm mặn làm ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của thị xã cũng nhƣ khó khăn trong công tác quản lý.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Năm 2016, dân số trung bình toàn thị xã là 208.178 ngƣời, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 38,4%, dân số nông thôn 61,6%. Về cơ cấu dân số, tỉ lệ nam chiếm khoảng 47,8%, tỉ lệ nữ chiếm 52,2%, từ 18-45 tuổi chiếm 55,37% dân số. Nếu phân theo nhân khẩu, nhân khẩu phi nông nghiệp tỉ lệ chiếm 37,2%, nhân khẩu nông, lâm ngƣ nghiệp chiếm 62,8%. Mật độ dân số trung bình 962 ngƣời/km2, là đơn vị đánh giá có mật độ dân số cao trong tỉnh Quảng Nam. Dân cƣ phân bố không đều trên toàn thị xã, tập trung đông nhất là tại phƣờng Điện Ngọc với 19.651 ngƣời, mật độ dân số 948 ngƣời/km2
. Trong năm 2016 đã giải quyết việc làm cho 123.582 lao động (chiếm 95,2% dân số trong độ tuổi lao động), trong đó lao động nông nghiệp chiếm 18,6%; lao động đƣợc việc làm trong năm 2016 là 5.850 lao động. So với năm 2012, dân số trung bình tăng 3%, tổng số lao động tăng 7,2%, lao động đƣợc việc làm tăng 64,7%. Nhƣ vậy, các chỉ tiêu về dân số, lao động của thị xã đều có xu hƣớng tăng qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 6,12% năm 2012, đến năm 2016 giảm còn 2,72%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 24 tr.đồng/ngƣời năm 2012, đến năm 2016 tăng lên đạt 39 tr.đồng/ngƣời. Một số chỉ tiêu về xã hội tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2016 đƣợc nêu cụ thể tại Bảng 2.2 và cơ cấu dân số của thị xã giai doạn 2012-2016 thể hiện ở hình 2.1.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về xã hội tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012- 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dân số Ngƣời 202.173 203.956 205.701 207.563 208.178 Tổng lao động Ngƣời 115.235 116.994 118.780 120.791 123.582 - Lao động đƣợc tạo việc làm Ngƣời 3.552 3.408 5.600 5.750 5.850 3. Tổng số hộ dân Hộ 51.101 52.655 52.329 53.531 55.172 - Hộ nghèo Hộ 3.125 2.349 1.832 1.463 1.498 - Tỷ lệ hộ nghèo % 6,12 4,46 3,50 2,73 2,72 Thu nhập bình
quân đầu ngƣời Tr.đồng 24 29 32 35 39
(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn)
(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn)
Hình 2.1. Tỷ lệ dân số nông thôn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012- 2016
Năm 2016, thị xã Điện Bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trƣờng đạt chuẩn, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi, nâng cao giáo dục toàn diện. Thị xã hiện có 149 trƣờng học (94 trƣờng mẫu giáo, 32 trƣờng tiểu học, 18 trƣờng trung học cơ sở, 5 trƣờng trung học phổ thông), trong đó có 68 trƣờng đạt chuẩn quốc; có 04 trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; 100% xã, phƣờng có
96 96 96 62 62 .0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ dân số nông thôn (%)
trƣờng mẫu giáo, trƣờng tiểu học, 90% xã, phƣờng có trƣờng trung học cơ sở; 20/20 xã, phƣờng đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đƣợc chú trọng, đã khám và điều trị 920.000 lƣợt ngƣời, trong đó khám và điều trị tại trạm y tế cơ sở 510.000 lƣợt ngƣời. Đến nay, trên địa bàn thị xã có 24 cơ sở y tế, trong đó có 02 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa và 20 trạm y tế cấp xã.
Đánh giá chung về đặc điểm xã hội: Qua phân tích đặc điểm xã hội của
thị xã trong giai đoạn 2012-2016, cho thấy sự nghiệp giáo dục-đào tạo đƣợc thị xã chú trọng phát triển; mạng lƣới y tế đƣợc tăng cƣờng mở rộng đến các thôn; phát triển dân số và giải quyết việc làm đƣợc thƣờng xuyên quan tâm, cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống điện, nƣớc đƣợc nâng cấp, mở rộng, điều này tạo tiền đề và là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT-XH thị xã nói chung, phát triển ngành nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ công tác QLNN đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, dân cƣ và lao động sống bằng nghề nông vẫn là chủ yếu, thu nhập của ngƣời dân vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của thị xã. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và đƣợc đào tạo nghề chiếm tỉ lệ còn hạn chế. Mặt khác, mật độ dân số đông, đất đai hạn hẹp, thiếu vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, đây là những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý ngành.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Thị xã Điện Bàn là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Quảng Nam, cơ cấu kinh tế thị xã thời gian qua có sự chuyển dịch mạnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Khu