Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 38)

8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH

1.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm lĩnh vực nông nghiệp

a. Khái niệm

- Kiểm soát giết mổ (sau đây gọt tắt là KSGM) là việc kiểm tra trƣớc và sau khi giết mổ động vật để phát hiện, xử lý, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng;

- Kiểm tra vệ sinh thú y (sau đây gọi tắt là VSTY) là việc kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng và hệ sinh thái.

- Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ƣớp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phƣơng pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.

- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con ngƣời.

- Vật tƣ nông nghiệp: Theo quy định tại Thông tƣ số 45/2015/TT- BNNPTNT [3], vật tƣ nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

b. Nội dung kiểm tra giám sát và xử lý các vi phạm

 Kiểm soát giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật và

kiểm tra vệ sinh thú y

 Công tác KSGM, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, gồm các nội dung đƣợc nêu ở Bảng 1.3.:

Bảng 1.3: Nội dung thực hiện công tác KSGM; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật

STT Nội dung kiểm soát Công tác kiểm soát

Kiểm soát giết mổ Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật 1 Việc thực hiện yêu cầu VSTY đối với động

vật giết mổ

Thực hiện

Không thực hiện 2 Việc thực hiện yêu cầu VSTY đối với cơ sở Thực

hiện

Thực hiện

3 Việc thực hiện các quy định đối với ngƣời trực tiếp tham gia

Thực hiện

Thực hiện

4 Kiểm tra trƣớc và sau khi giết mổ động vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng

Thực hiện

Không thực hiện

5 Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu VSTY

Thực hiện

Thực hiện

6 Đóng dấu hoặc đánh dấu KSGM trên thân thịt hoặc dán tem VSTY; cấp GCN kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh Thực hiện Không thực hiện

(Nguồn: Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015)

 Công tác kiểm tra VSTY đƣợc quy định tại Thông tƣ số 09/2016/TT- BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định về KSGM và kiểm tra VSTY [5], gồm các nội dung sau:

- Nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nƣớc để sản xuất. - Con ngƣời tham gia SX, KD và quản lý chất lƣợng.

- Chƣơng trình quản lý VSTY đang áp dụng.

- Việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nƣớc thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu cần).

 Kiểm tra vật tư nông nghiệp, ATTP trên lĩnh vực nông nghiệp

Công tác kiểm tra VTNN, ATTP trên lĩnh vực nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 45/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT [3]. Nội dung kiểm tra cụ thể nhƣ sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Nhân lực tham gia SX, KD và quản lý chất lƣợng, ATTP. - Chƣơng trình quản lý chất lƣợng, ATTP .

- Lấy mẫu kiểm nghiệm: Việc lấy mẫu kiểm nghiệm đƣợc thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm chất lƣợng, ATTP; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về chất lƣợng, ATTP và tập trung vào nội dung kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lƣợng, ATTP không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

c. Quy trình kiểm tra

Bƣớc 1: Hằng năm, xây dựng kế hoạch về nội dung và kinh phí.

Bƣớc 2: Rà soát, thống kê, lập danh sách các cơ sở do UBND cấp huyện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bƣớc 3: Lập và ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, kế hoạch kiểm tra tại các cơ sở.

Bƣớc 5: Triển khai kiểm tra tại các cơ sở, lập biên bản, họp kết thúc và thông báo kết quả kiểm tra.

Bƣớc 6: Tổng hợp kết quả kiểm tra báo cáo cho UBND cấp huyện.

Bƣớc 7: Công khai các cơ sở không vi phạm, vi phạm trên cổng thông tin cấp huyện, đài truyền thanh-truyền hình cấp huyện.

d. Tiêu chí đánh giá

- Kết quả thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm lĩnh vực nông nghiệp.

- Mức độ hài lòng của ngƣời dân, cán bộ quản lý.

1.2.5. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp

a. Khái niệm

Trong luận văn, tổ chức thực hiện QLNN về lĩnh vực nông nghiệp đƣợc hiểu là việc UBND cấp huyện giao nhiệm vụ cho các phòng, ban, các địa phƣơng và bố trí đội ngũ cán bộ thực hiện các nội dung QLNN về lĩnh vực nông nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

b. Nội dung tổ chức thực hiện

- Chủ tich UBND cấp huyện phụ trách quản lý điều hành chung; Phó chủ tịch UBND cấp huyện phụ trách khối, ngành.

- Các cơ quan cấp huyện thuộc ngành nông nghiệp, chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở NN&PTNT.

+ Phòng NN&PTN đối với huyện, Phòng Kinh tế đối với thị xã, thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tham mƣu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN ở địa phƣơng về nông nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phƣơng.

+ Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngƣ: Là đơn vị sự nghiệp của UBND cấp huyện, đƣợc giao thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

+ Các ban, ngành khác có liên quan: Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Tài nguyên-Môi trƣờng, Chi cục Thống kê.

- Các tổ chức ngành nông nghiệp cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện: Gồm có 02 tổ chức: Trạm Bảo vệ-Thực vật; Trạm Thú y. Các tổ chức có trách nhiệm tham mƣu, đề xuất với UBND cấp huyện và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện trong công tác quản lý, chỉ đạo và hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ.

- UBND cấp xã: Phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND và 01 cán bộ phụ trách công tác QLNN về nông nghiệp.

c. Tiêu chí đánh giá:

- Đảm bảo tổ chức thực hiện thông suốt, nhất quán và có cơ chế phối hợp nhịp nhàng theo quy định của nhà nƣớc.

- Mức độ hài lòng của ngƣời dân, cán bộ quản lý.

1.3.NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Dựa vào lợi thế của từng vùng, miền để xây dựng những chiến lƣợc phát triển nông nghiệp cho phù hợp. Và với những thiên tai nhƣ hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,… thì các cơ quan QLNN về nông nghiệp cần phải có tính toán và cân đối trong sự lựa chọn các phƣơng án, điều chỉnh kịp thời các hoạt động quản lý, phân bổ nguồn lực để đem lại hiệu quả về lâu dài cho nông nghiệp phát triển.

1.3.2. Điều kiện kinh tế-văn hóa xã hội

Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sẽ dễ dàng hơn. Còn đối với các nƣớc đang phát triển, việc hình thành một nền nông nghiệp phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại do yếu kém về khoa học, công nghệ, thiếu vốn, thiếu những ngƣời nông dân có trình độ và sự hậu thuẫn của Nhà nƣớc để hỗ trợ cho nông dân trƣớc những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông phẩm.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển KT-XH cũng có những tác động tiêu cực tới nền nông nghiệp, nhƣ: Huỷ hoại môi trƣờng nặng nề; tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, lãng phí, chất lƣợng sản phẩm không đƣợc đảm bảo, dƣ lƣợng chất hoá học trong nông sản cao; quỹ đất nông nghiệp dần thu hẹp,…

Vì vậy, các quốc gia này cần phải có chiến lƣợc phát triển KT-XH cho phù hợp, có sự cân đối giữa công nghiệp, nông nghiệp với dịch vụ và phát huy thế mạnh của từng vùng để quản lý nền nông nghiệp đạt đƣợc mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

1.3.3. Yếu tố nhận thức của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp, chủ thể quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp nghiệp, chủ thể quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp

- Chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp chính là ngƣời nông dân, đây là yếu tố cơ bản cấu thành lực lƣợng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ngƣời nông dân nhận thức đúng đắn về các quy định, cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp thì sẽ có ý thức hƣởng ứng, ủng hộ công tác QLNN đối với phát triển nông nghiệp.

- Đối với cơ quan QLNN: Nếu có nhận thức đúng đắn, sâu sắc và nhất quán về các nội dung của quản lý, phát triển nông nghiệp, các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ đƣa ra các chủ trƣơng, chính sách phù hợp với thực tế, đáp ứng các yêu cầu khách quan giữa hai yếu tố ổn định và phát triển, các cấp sẽ thống nhất trong triển khai thực hiện đúng theo tinh thần, mục tiêu của nội dung

quản lý, phát triển nông nghiệp. Ngƣợc lại, nếu có những chính sách không phù hợp sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp và quá trình triển khai thực hiện sẽ đem lại các tác dụng tiêu cực.

1.3.4. Khoa học công nghệ

Với định hƣớng chuyển nền nông nghiệp từ tăng trƣởng theo chiều rộng sang nền nông nghiệp phát triển theo chiều sâu thì các yếu tố cần phải đƣợc chú trọng đó là chính sách, khoa học công nghệ và biện pháp quản lý, ba yếu tố này trở thành nguồn lực chính tạo nên sự phát triển. Vì vậy, công tác QLNN về nông nghiệp cần phải có những thay đổi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Đặc biệt sự phát triển của khoa học công nghệ thì công tác QLNN về nông nghiệp đạt hiệu quả đáng kể. Đặc biệt trong công tác điều hành, trao đổi thông tin đƣợc thuận lợi, nhanh chóng và kịp thời; và công tác thanh, kiểm tra các hoạt động SX, KD nông sản và các sản phẩm liên quan đến sản xuất nông nghiệp đƣợc phát hiện chính xác, nhanh chóng.

1.3.5. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Muốn thực hiện tốt chức năng và vai trò của công tác QLNN nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng thì không ai khác, chính là từ chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là CBCCVC).

Với đặc thù của công tác QLNN về nông nghiệp buộc mỗi CBCCVC phải trực tiếp tiếp xúc với công dân, mà chủ yếu là cƣ dân nông thôn, và phải kiểm tra thực địa thƣờng xuyên, do đó, nếu chất lƣợng đội ngũ CBCCVC đảm bảo, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp trong công việc, tăng niềm tin của ngƣời dân vào cơ quan nhà nƣớc, ngƣợc lại, sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN, làm mất niềm tin của ngƣời dân vào cơ quan nhà nƣớc.

Bên cạnh đó, ý thức và trách nhiệm cá nhân của mỗi công dân đƣợc nâng cao trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, thì tác động của

chất lƣợng đội ngũ CBCCVC càng thể hiện rõ rệt, bởi vì, khi đội ngũ CBCCVC đảm bảo chất lƣợng, sẽ thực hiện tốt trách nhiệm giải trình, công khai và minh bạch về quy trình thủ tục khi giải quyết các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của công dân, từ đó sẽ làm cho ngƣời dân hiểu đúng, hiểu trúng vấn đề, tạo sự đồng thuận trong thực thi các chủ trƣơng, chính sách, ngƣợc lại, sẽ gây sự hiểu lầm từ công dân và dẫn đến những hậu quả khó lƣờng.

1.4.KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phƣơng trong nƣớc

a. Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố đô thị loại I, quá trình đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các dự án xây dựng mọc lên nhiều khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã có những giải pháp tăng cƣờng công tác QLNN về nông nghiệp để đảm bảo cho ngành nông nghiệp của thành phố vận hành theo xu thế, định hƣớng chung của thành phố và quy định của pháp luật, cụ thể:

- Trong công tác quy hoạch, gắn phát triển nông nghiệp đô thị với du lịch sinh thái nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hƣớng một thành phố phát triển, thành phố công nghiệp, thƣơng mại, du lịch, dịch vụ.

- Kịp thời xây dựng quy hoạch các vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tạo thuận lợi cho công tác quản lý ngành, đặc biệt là kêu gọi, thu hút đầu tƣ doanh nghiệp vào nông nghiệp cũng nhƣ đảm bảo nền nông nghiệp sạch của thành phố.

- Coi trọng triển khai thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động SX, KD trên lĩnh vực nông nghiệp.

- Thành phố Đà Nẵng tập trung chú trọng đến yếu tố con ngƣời, nâng cao trình độ, kiến thức cho nông dân để nhanh chóng tiếp cận với nông nghiệp công nghệ mà thành phố hƣớng tới.

- Xây dựng và phát triển các thƣ viện, thƣ viện điện tử nhằm tạo thuận lợi trong công tác QLNN lĩnh vực nông nghiệp.

b. Tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định là trung tâm phát triển phía nam miền Trung, đã đƣợc Chính phủ đƣa vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh Bình Định luôn chú trọng xây dựng ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lƣợng hiệu quả cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đến nay ngành nông nghiệp của tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức khả quan. Để đạt đƣợc thành tựu trên, Bình Định không chỉ có kế hoạch phát triển đúng đắn mà trong công tác QLNN về lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của quản lý của cơ quan nhà nƣớc. Một số bài học kinh nghiệm của tỉnh Bình Định nhƣ sau:

- Thực hiện bài bản công tác quy hoạch, và có chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa đƣợc xem là một trong những giải pháp căn cơ để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về nông nghiệp và phát triển ngành nông nghiệp.

- Trong kế hoạch phát triển nông nghiệp, phải chú trọng công tác hợp tác nông nghiệp với các tỉnh, thành phố khác để tận dụng thế mạnh của từng vùng và đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài.

- Các ngành nông nghiệp của tỉnh chủ động tham mƣu UBND tỉnh các chính sách để phát triển nông nghiệp nhƣ tích tụ đồng ruộng, hỗ trợ vacxin tiêm phòng hằng năm cho gia súc, gia cầm.

- Triển khai thực hiện các chƣơng trình, chính sách phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với tổ chức thực hiện các quy hoạch của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)