Thực trạng giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 72)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.3. Thực trạng giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu

3.2.3.1. Tình hình chung về các nhóm hộ điều tra

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo, tái nghèo, thoát nghèo và nguyện vọng của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2014-2016, tác giả sẽ điều tra 400 hộ gia đình trên địa bàn 3 huyện có tỷ lệ nghèo nhất của huyện là huyện Cẩm Khê, huyện Tân Sơn và huyện Yên Lập.

Đối tượng nghiên cứu là 3 nhóm hộ nghèo, tái nghèo, thoát nghèo .Kết quả điều tra về tình hình chung của nhóm hộ được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau:

* Thông tin chung về chủ hộ

Bảng 3.9. Thông tin chung về chủ hộ điều tra năm 2016 Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ tái Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ tái

nghèo Hộ thoát nghèo Số hộ Hộ 149 128 123 Tuổi chủ hộ Tuổi 40,4 39,8 40,8 TĐHV Lớp 6,5 6,6 7,3

Quy mô hộ Người 4,5 4,3 4,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ giữa các nhóm tương đối đồng đều. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có độ tuổi bình quân chủ hộ là 40,4 tuổi, nhóm hộ tái nghèo là 39,8 tuổi và nhóm hộ thoát nghèo là 40,8 tuổi. Điều đó có nghĩa độ tuổi của chủ hộ không thể hiện xu hướng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của hộ.

Về trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện rất rõ sự khác biệt giữa các nhóm. Trình độ học vấn trung bình của nhóm hộ nghèo là 6,5 trong khi đó trình độ học vấn của nhóm hộ tái nghèo là 6,6 và nhóm thoát nghèo là 7,3. Như vậy, trình độ học vấn giữa nhóm hộ thoát nghèo và nhóm hộ nghèo chênh lệch 0,8 lớp, điều này chứng tỏ trình độ học vấn đã tác động đến khả năng tạo ra thu nhập của hộ.

*Tình hình đất đai phục vụ sản xuất của các nhóm hộ điều tra

Tình hình đất đai phục vụ sản xuất của các nhóm hộ điều tra thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.10. Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra năm 2016

Đơn vị: Ha

Nội dung Hộ nghèo Hộ tái nghèo Hộ thoát nghèo

SL % SL % SL %

Tổng diện tắch 2,21 100 2,23 100 2,31 100 Diện tắch đất bằng 0,19 8,60 0,23 10,31 0,27 11,69

+ Diện tắch tưới một vụ 0,1 4,53 0,07 3,14 0,05 2,16 + Diện tắch tưới hai vụ 0,09 4,07 0,16 7,17 0,22 9,53

Diện tắch đất dốc 0,28 12,67 0,31 13,91 0,33 14,28 Diện tắch đất rừng 1,74 78,73 1,69 75,78 1,71 74,03

+ Rừng trồng 0,51 23,08 0,59 26,46 0,82 35,50 + Rừng tự nhiên 1,12 50,67 1,01 45,28 0,81 35,06 + Rừng thoái hóa 0,11 4,98 0,09 4,04 0,08 3,47

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng: mặc dù diện tắch đất của hộ nhiều, nhưng diện tắch đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này được thế hiện qua phần diện tắch đất bằng, diện tắch đất phục vụ cho sản xuất lương thực của hộ chiếm tỷ lệ thấp. Diện tắch đất bằng của nhóm hộ nghèo chỉ là 0,19 ha/hộ, chiếm tỷ lệ 8,6% tổng diện tắch đất của nhóm này; của nhóm hộ tái nghèo là 0,23 ha/hộ chiếm tỷ lệ 6,10,31% tuy nhiên nếu so sánh thì nhận thấy rằng, diện tắch đất có khả năng tưới tiêu 1 vụ của nhóm hộ thấp hơn với nhóm hộ nghèo nhưng diện tắch đất có khả năng tưới tiêu 2 vụ của nhóm hộ này lại hơn hẳn so với nhóm hộ nghèo; nhóm hộ thoát nghèo có diện tắch đất bằng khá cao bình quân 0,27 ha/hộ chiếm tỷ lệ 11,69%, tuy diện tắch đất 1 vụ của nhóm hộ này còn thấp nhưng diện tắch đất 2 vụ lại khá cao.

Nhìn chung diện tắch đất bằng để sản xuất nông nghiệp của các hộ là rất thấp. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong diện tắch đất của hộ là diện tắch đất rừng, qua bảng số liệu trên cho thấy hộ nghèo là hộ có tỷ lệ diện tắch đất rừng lớn nhưng

tỷ lệ diện tắch đất rừng trồng lại thấp, tỷ lệ diện tắch đất rừng tự nhiên lại cao. Thực trạng này sẽ gây không ắt khó khăn bởi rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ nên việc khai thác phải tuân thủ theo rất nhiều thủ tục vì vậy hộ sẽ không chủ động trong việc khai thác. Tuy diện tắch đất rừng lớn nhưng công tác trồng rừng gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu công nghiệp lại không có, các hộ chủ yếu trồng rừng để phục vụ cho xây dựng và làm cây chống hầm lò nên nhu cầu rất ắt, điều này cũng là một nguyên nhân kìm hãm nghề trồng rừng phát triển.

Bên cạnh đất bằng và đất rừng, đất dốc cũng chiếm một tỷ lệ lớn của hộ. Diện tắch đất dốc bình quân của nhóm hộ nghèo là thấp nhất chỉ là 0,28 ha/hộ chiếm tỷ lệ 12,67%; hộ tái nghèo là 0,31 ha/hộ chiếm tỷ lệ 13,90%; hộ thoát nghèo là 0,33 chiếm tỷ lệ 14,29%. Tuy chiếm tỷ lệ lớn nhưng chất lượng đất dốc của các hộ lại không được tốt, kết hợp với kinh nghiệm canh tác trên đất dốc của các nhóm hộ lại kém nên hiệu quả kinh tế của loại đất này không cao, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của hộ.

Tóm lại, đất đai là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất, đặc biệt đối với ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao thu nhập và giảm nghèo của hộ tại tỉnh Phú Thọ.

* Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của các nhóm hộ điều tra

Bảng 3.11. Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của các nhóm hộ điều tra năm 2016

Đơn vị%

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ tái nghèo Hộ thoát nghèo

Tivi 78,38 80,21 90,36 Radio 24,15 20,31 15,41 Máy nổ 1,26 2,54 5,36 Xe máy 21,12 30,41 68,71 Xe đạp 97,26 97,12 97,36 Khác 51,26 56,62 59,31

Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống thể hiện chất lượng cuộc sống của các nhóm hộ, đối với những tài sản phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như ti vi, xe đạp, xe máy thì các nhóm hộ có thu nhập cao hơn đều có xu hướng trang bị nhiều hơn. Có tới 90,36% số hộ thoát nghèo có ti vi, trong khi số hộ tái nghèo là 80,21% và nhóm hộ nghèo chỉ là 78,38%; đối với xe máy tỷ lệ này tương ứng với các nhóm hộ thoát nghèo, tái nghèo, nghèo là 68,71%; 30,41 và 21,12%. Việc trang bị các tài sản này không những phục vụ đời sống mà còn góp phần phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ, đó là việc có được những thông tin mới về kỹ thuật, thị trường, hay là phục vụ cho việc vận chuyển trong quá trình sản xuất... Tóm lại, đối với những hộ có thu nhập cao hơn thì mức độ trang bị tài sản tốt hơn, điều này làm cho chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn, đồng thời lại có tác động tốt hơn đến kết quả sản xuất và thu nhập.

* Tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của các nhóm hộ điều tra

Bảng 3.12. Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của các nhóm hộ điều tra năm 2016

Đơn vị%

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ tái nghèo Hộ thoát nghèo

Máy cày 8,58 9,12 15,14

Máy tuốt 25,79 28,31 35,62

Máy bơm nước 14,23 15,71 20,26

Máy khác 15,11 18,23 22,41

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Trong phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, trang thiết bị phục vụ sản xuất là một yêu cầu khách quan và quan trọng. Việc trang bị máy móc thiết bị vào sản xuất một mặt giảm sức lao động chân tay của con người, mặt khác làm tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, từ đó giải phóng một phần lao động nông nghiệp để phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất và

dịch vụ khác. Qua bảng số liệu trên ta đi nghiên cứu tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra.Cụ thể như sau:

Tình hình trang bị máy cày: số lượng máy cày phục vụ sản xuất của người dân tại ba huyện điều tra nói chung còn thấp. Đối với nhóm hộ nghèo tổng mức độ đầu tư trang bị máy cày chỉ đạt 8,58% số hộ. Nhóm hộ tái nghèo là 9,12%. Nhóm hộ thoát nghèo do có khả năng tắch luỹ, cũng như yêu cầu về phát triển sản xuất cao hơn nên mức độ đầu tư cũng cao hơn nên phần trăm số hộ có đầu tư máy cày cũng lớn hơn và đạt 15,14%. Như vậy chúng ta thấy, khi sản xuất của người dân phát triển, thu nhập của người dân tăng cao, yêu cầu đầu tư máy móc thiết bị cũng tăng cao do đó các hộ có thể đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất, mặt khác khi đầu tư máy móc thiết bị lại góp phần nâng cao năng suất lao động, năng suất đất đai, từ đó lại làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện giảm nghèo.

Máy tuốt lúa: Tình hình trang bị máy tuốt lúa, một loại tài sản có giá trị tương đối lớn đối với người dân không được đồng đều giữa các nhóm hộ. Nếu nhìn về mức độ được trang bị của các hộ ta thấy, nhóm hộ nghèo chỉ có 25,79% số hộ được trang bị, trong khi đó số hộ tái nghèo là 28,31%, số hộ thoát nghèo có số hộ được trang bị nhiều nhất với 35,62% số hộ được trang bị. Điều này cho thấy, khi thu nhập của hộ tăng lên, hộ thường có xu hướng trang bị những máy móc, thiết bị nhằm giúp nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động . Mặt khác khi áp dụng những máy móc thiết bị vào sản xuất lại góp phần tăng hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho hộ.

Máy bơm nước: Số hộ nghèo được trang bơm nước là 15,11% số hộ, hộ tái nghèo là 15,71%, hộ thoát nghèo là 20,26%.

Như vậy việc ắt được trang bị những tài sản phục vụ sản xuất cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đối của hộ. Việc không được trang bị đầy đủ tài sản phục vụ sản xuất và đời sống còn là hệ quả của đói nghèo. Đây là một mắt xắch trong vòng luẩn quẩn đói nghèo của hộ mà ta có thể tác động vào nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ.

3.2.3.2. Phân tắch cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra

Thu nhập của hộ phản ánh tình - trạng nghèo của nhóm hộ điều tra. Bằng phương pháp điều tra ngẫu nhiên và phân tổ các nhóm hộ theo thu nhập, ta được kết quả, với nhóm hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 451,52 nghìn đồng/người/tháng; nhóm hộ tái nghèo đạt mức thu nhập là 614,46 nghìn đồng/người/tháng và nhóm thoát nghèo đạt 720,15 nghìn đồng/người/tháng. Việc căn cứ để phân loại không dựa vào tiêu chuẩn nghèo của Chắnh phủ giai đoạn 2016-2020. Qua bảng phân tổ thu nhập này ta thấy rõ sự phân loại giàu nghèo tại địa phương và mức phân loại này cũng phản ánh rõ tình trạng nghèo cũng như mức thu nhập của người dân.

Bảng 3.13. Phân tổ thu nhập theo nhóm hộ điều tra năm 2016 Nhóm hộ Số hộ Thu nhập bình quân người/tháng (Nghìn đồng) Nhóm hộ Số hộ Thu nhập bình quân người/tháng (Nghìn đồng)

Hộ nghèo 149 451,52

Hộ tái nghèo 128 614,46

Hộ thoát nghèo 123 720,15

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Sự khác nhau về thu nhập do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Một số nguyên nhân dẫn đến thu nhập của hộ không cao, cũng như là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói, đó là cơ cấu kinh tế của hộ, hay nói cách khác đó là các nguồn tạo thu nhập của hộ có hợp lý hay không. Để xem xét vấn đề này ta đi nghiên cứu bảng các nguồn thu của hộ.

Bảng 3.14. Các nguồn thu của các nhóm hộ điều tra năm 2016

Đơn vị: Nghìn đồng

Nội dung Hộ nghèo Hộ tái nghèo Hộ thoát nghèo

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập hộ/năm 24.328,2 100 31.717,8 100 36.155,6 100

Thu từ trồng trọt 14.452,3 59,27 17.325,6 54,62 19.421,6 53,72 Thu từ chăn nuôi 5.105,7 20,94 8.245,8 26,00 9.135,7 25,27 Thu từ lâm nghiệp 3.064,8 12,57 4.124,5 13,00 5.469,4 15,13 Thu từ các nguồn khác 1.759,4 7,22 2.021,9 6,38 2.128,9 5,88

Nhìn vào bảng 3.14,bảng các nguồn thu của hộ ta thấy, hầu hết các khoản thu nhập của hộ đều xuất phát từ sản xuất nông nghiệp.

Thu nhập từ trồng trọt: thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ nghèo đạt 14.452,3 nghìn đồng, chiếm 59,27% tổng thu nhập của nhóm hộ, nhóm hộ tái nghèo có thu nhập bình quân từ trồng trọt đạt 17.325,6 nghìn đồng, chiếm 54,62% thu nhập của nhóm hộ và nhóm hộ thoát nghèo có thu nhập từ trồng trọt đạt 19.421,6 nghìn đồng, chiếm 53,72%. Điều này cho chúng ta thấy thu nhập của các nhóm hộ điều tra tại 3 huyện hầu hết vẫn từ trồng trọt là chắnh, trong khi diện tắch đất có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp của các huyện lại không nhiều, chắnh điều này đã hạn chế đến nguồn thu nhập của hộ cũng như phản ánh trình dộ kém phát triển trong sản xuất. Việc thu nhập phụ thuộc nhiều vào sản xuất trồng trọt cũng ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất hàng hoá và giảm nghèo của các hộ.

Thu nhập từ chăn nuôi: Chăn nuôi cũng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình, chỉ đứng sau trồng trọt. Thu nhập bình quân từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo đạt 5.105,7 nghìn đồng, chiếm 20,94 thu nhập của nhóm hộ, trong khi đó hộ tái nghèo đạt mức thu nhập từ chăn nuôi là 8.245,8 nghìn đồng, chiếm 26% và nhóm thoát nghèo đạt 9.135,7 nghìn đồng, chiếm 25,27% tổng thu. Mặc dù có xu hướng giảm xuống về tỷ lệ nhưng giá trị thu được từ chăn nuôi lại tăng lên qua các nhóm hộ. Tuy nhiên, hiện nay ở tỉnh Phú Thọ, việc phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân chủ yếu vẫn còn mang nặng tắnh tự cung tự cấp, chưa thực sự gắn với sản xuất hàng hoá. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phắ về lợi thế và tiềm năng phát triển chăn nuôi của tỉnh cũng như làm ảnh hưởng đến việc tạo ra thu nhập và giảm nghèo cho hộ gia đình.

Thu nhập từ lâm nghiệp: Tại 3 huyện Cẩm Khê, Tân Sơn, Yên Lập có lợi thế về diện tắch đất rừng, tuy nhiên trong số những hộ được tiến hành điều tra, cho thấy thu nhập từ rừng của các hộ gia đình chưa thực sự tương xứng

với tiềm năng của hộ. Thu nhập bình quân từ rừng của nhóm hộ nghèo chỉ đạt 3.064,8 nghìn đồng, chiếm 12,57%, của nhóm hộ tái nghèo đạt 4.124,5 nghìn đồng, chiếm 13%, thu nhập của nhóm hộ khá thoát nghèo 5.469,4 nghìn đồng, chiếm 15,13% tổng thu nhập của hộ. Điều này cho thấy các hộ thoát nghèo có tỷ lệ và giá trị thu được từ rừng cao hơn rõ rệt so với hộ nghèo.

Thu nhập khác: Thu nhập khác được hiểu là những thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, thu nhập khác bao gồm các khoản lương, thu nhập từ làm thuê và những khoản cho, tặng... Thu nhập khác của nhóm hộ nghèo bình quân đạt 1.759,4 nghìn đồng, chiếm 7,22% tổng thu của hộ, nhóm hộ tái nghèo đạt 2.021,9 nghìn đồng, chiếm 6,38% và nhóm thoát nghèo đạt 2.128,9 đồng, chiếm 5,88%. Các khoản thu khác của nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng thu nhập của hộ đã phản ánh hộ nghèo ắt có tư liệu để sản xuất trồng trọt và chăn nuôi hơn các hộ trung bình và khá nên phải đi làm thuê ngoài nhiều hơn. Việc thiếu các công việc ngoài nông nghiệp, cũng như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã hạn chế khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ. Chắnh điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói cho các hộ gia đình nông dân. Việc phát triển ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 72)