5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Các yếu tố chủ quan
* Sự phối hợp của các ban ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức chắnh trị xã hội trong tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững
Đạt được kết quả giảm nghèo trong thời gian qua, bên cạnh việc triển khai thực hiện các chắnh sách an sinh xã hội, sự nỗ lực của các cấp chắnh quyền địa phương, các ngành chức năng, thì còn có sự đóng góp không nhỏ của các hội, đoàn thể. Mỗi đoàn thể có các cách làm khác nhau nhưng đều có chung mục đắch giúp đỡ các hộ nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Thực hiện kinh phắ hỗ trợ bảo hiểm y tế có sự phối hợp thực hiện giữa Sở Lao động, Thương binh và xã hội với Bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ phát triển sản xuất về giống cây trồng, vật nuôi có sự phối hợp thực hiện giữa Sở Nông nghiệp, Thú y và trung tâm Khuyến nông. Bảo lãnh cho người nghèo vay vốn có các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Triển khai cho người nghèo vay vốn tắn dụng ưu đãi có sự phối hợp giữa ngân hàng Chắnh sách xã hội với các tổ chức đoàn thể. Triển khai hỗ trợ về nhà ở, đất ở có sự phối hợp giữa Sở Lao động, Thương binh và xã hội với Sở Tài nguyên - Môi trường. Sự phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở các cấp đã giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ nhanh và bền vững hơn.
*Nguồn lực xóa đói giảm nghèo
Công tác giảm nghèo bền vững tại tỉnh Phú Thọ đã huy động mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn đầu tư cho các chắnh sách của Chương trình giảm nghèo và tập trung cho những chắnh sách có tác động trực tiếp nhất, như sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, tăng thu nhập; tăng nguồn vốn tắn dụng với thời hạn vay phù hợp với chắnh sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm; dạy cách làm ăn từ những mô hình thoát nghèo có hiệu quả bền vững. Tuy nhiên, nguồn lực huy động được từ dân cư, từ các doanh nghiệp trên địa bàn còn rất hạn chế, điều này tạo áp lực lên ngân sách Nhà nước cấp cho công tác giảm nghèo hàng năm. Trong
giai đoạn 2016-2020, tỉnh Phú Thọ cần có những giải pháp cụ thể để xã hội hóa nguồn lực giảm nghèo trên địa bàn.
* Ý thức vươn lên của hộ nghèo
Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chắnh trị xã hội là chủ thể thực hiện các chắnh sách giảm nghèo và đối tượng thụ hưởng chắnh là các hộ nghèo, người nghèo. Để giúp người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo, Nhà nước đã ban hành nhóm chắnh sách về việc làm, tăng thu nhập, như cho vay vốn tắn dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ phát triển sản xuất. Đồng thời, ban hành các chắnh sách tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở... Đây là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, mức hỗ trợ còn thấp, chưa đủ mạnh để thúc đẩy hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều chắnh sách hỗ trợ có tắnh chất cho không như: hỗ trợ về gạo, dầu hỏa thắp sáng, cấp tiền điện, vật nuôi, con giống... đã làm tăng tắnh ỷ lại, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người nghèo trên địa bàn huyện. Một bộ phận khác khi được tiếp cận với các chắnh sách của Nhà nước thì lại sử dụng không hiệu quả các nguồn lực. Vắ dụ: khi vay được vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì hộ nghèo lại lấy tiền đó đi trả nợ. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Bảng 3.16. Tông hợp nguyện vọng của hộ nghèo
Nội dung Số hộ lựa chọn (hộ) Tỷ lệ lựa chọn (%)
1.Hỗ trợ vốn ưu đãi 337 84,25
2.Hỗ trợ đất sản xuất 205 51,25
3.Hỗ trợ phương tiện sản xuất 151 37,75
4.Giúp học nghề 185 46,25
5.Giới thiệu việc làm 107 26,75
6.Hướng dẫn cách làm ăn 137 34,25
7.Hỗ trợ xuất khẩu lao động 101 25,25
8.Trợ cấp xã hội 218 54,50
9.Nguyện vọng khác 73 18,25
Từ bảng 3.16 cho thấy, nguyện vọng của hộ nghèo hoàn toàn phù hợp với sự lựa chọn các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ ở bảng 3.12. Nguyện vọng có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là hỗ trợ vay vốn ưu đãi với 84,28%. Tiếp theo là hỗ trợ đất sản xuất với tỷ lệ 51,25%; giúp học nghề là 46,25%. Nguyện vọng có sự lựa chọn thấp nhất là hỗ trợ xuất khẩu lao động với 101 lượt lựa chọn, chiếm tỷ lệ 25,25%. Nguyên nhân là nhiều hộ nghèo có con chưa đến độ tuổi lao động hoặc gia đình có người trong độ tuổi lao động nhưng đã ngoài 40 tuổi nên rất khó khăn khi xin đi lao động ở nước ngoài. Một điều đáng quan tâm, đó là nguyện vọng được hưởng trợ cấp xã hội từ Nhà nước còn chiếm tỷ lệ 50,50%. Điều này cho thấy vẫn còn tình trạng người nghèo trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.