Phương hướng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2.Phương hướng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến

cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 84,15% hộ nghèo có người từ 15 đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở và đi học; 98% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; 80% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng (5.500 hộ); 95% hộ nghèo được đảm bảo về diện tắch nhà ở (4.200 hộ); 95% hộ nghèo được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 90% hộ nghèo có hố xắ/nhà tiêu hợp vệ sinh; 95% hộ nghèo được sử dụng dịch vụ viễn thông; 90% hộ nghèo có tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

4.1.2. Phương hướng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 năm 2020

Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, ngay từ năm đầu triển khai giảm nghèo đa chiều, các ngành và địa phương trong tỉnh đã từng bước tập trung, chủ động đổi mới cách tiếp cận, các giải pháp hỗ trợ nhằm tiến tới thực hiện giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở hoàn thành việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chắ nghèo đa chiều, phân tắch nguyên nhân nghèo để phân loại đối tượng và có hướng hỗ trợ phù hợp, theo thứ tự ưu tiên. Ngoài nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo gắn công tác giảm nghèo với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phú Thọ còn triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chắnh sách về giảm nghèo; nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương để tập trung phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả để luân chuyển cho các hộ nghèo, hộ cận

nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, khuyến khắch người dân phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm có giá trị, thương hiệu phục vụ nhu cầu thị trường. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết từ sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp để người nghèo tham gia. Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn tắn dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất; ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình gắn với xây dựng nông thôn mới. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận dịch vụ thông tin... Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững đảm bảo người nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chắnh sách. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá các hoạt động công tác giảm nghèo.

Với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra cụ thể cùng sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chắnh trị và sự đồng thuận của cộng đồng cùng vào cuộc, tin tưởng rằng Phú Thọ sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu về giảm nghèo, góp phần thực hiện thành công Đề án thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016- 2020 và hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 83)