Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu đánh giá giảm nghèo đã được công bố của các địa phương, báo cáo giảm nghèo của UBND tỉnh Phú Thọ, báo cáo chuyên đề của Sở LĐ,TB&XH, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ; các công trình nghiên cứu, báo cáo đánh giá của các tổ chức, các nhà khoa học về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học trong tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên và cả nước.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chắ khoa học chuyên ngành và tạp chắ mang tắnh hàn lâm có liên quan; các bài viết phân tắch về tình hình đánh giá giảm nghèo bền vững.

- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước

2.2.1.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng nghèo đói tại tỉnh Phú Thọ. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nghèo.

* Chọn địa điểm điều tra

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chắnh. Đề tài sẽ điều tra 3 huyện có số lượng hộ nghèo cao nhất tại tỉnh Phú Thọ là Cẩm Khê (7148 hộ), Tân Sơn (6129 hộ), Yên Lập (5896 hộ). Tác giả lựa chọn 3 huyện này vì một mặt đây là những huyện có số lượng nghèo cao nhất, mặt khác đại diện cho các vùng của Tỉnh.

* Đối tượng điều tra gồm 3 nhóm hộ: Hộ nghèo, hộ tái nghèo, hộ thoát nghèo.

* Mục đắch điều tra: Đánh giá tình hình nghèo và công tác giảm nghèo trên địa bàn tình Phú Thọ

* Xác định quy mô mẫu

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chắnh xác của các kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo tắnh khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

Đề tài sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn hộ gia đình theo phương pháp tắnh mẫu Slovin. Năm 2015, ba huyện này có 19.173hộ.

Áp dụng công thức sau: 2 1 Ne N n   Trong đó: n: Số mẫu được chọn N: Tổng thể

e: Sai số chuẩn với α = 0.05

Áp dụng công thức trên, ta có số mẫu cần điều tra là 400 hộ gia đình (lấy chẵn) bao gồm 3 nhóm hộ chắnh là .

Như vậy theo công thức trên số mẫu cần thu thập là 400 hộ . Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình đói nghèo của hộ. Cuối cùng là thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước.

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

+ Phần I: Thông tin về các hộ

+ Phần II: Nguyên nhân nghèo đói và tình hình giảm nghèo

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tác giả sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo các tiêu chắ khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đối với các thông tin là số liệu thì tác giả tiến hành lập các bảng biểu chia theo từng nội dung cụ thể để dễ theo dõi và phân tắch sự biến động qua các năm.

- Đối với thông tin sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập dữ liệu vào máy tắnh bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõ ràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chắ cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổng hợp và phân tắch số liệu.

2.2.3. Phương pháp phân tắch thông tin

2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tắch tình hình kinh tế - xã hội của thành phố và tình hình giảm nghèo (thực trạng hộ nghèo, tình trạng tái nghèo, các nguyên nhân dẫn đến nghèo) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tắch, tắnh toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tắch, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó, các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh.

Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tắnh toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trướcẦTừ đó lập bảng phân tắch so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tắch về số lượng hộ nghèo giảm qua các năm.Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ giảm nghèo; số lượng hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016

2.2.3.3.Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tắnh chất, ở khác tổ thì khác nhau về tắnh chất. Ý nghĩa của phương pháp này nhằm hệ thống hóa và phân tắch các số liệu thu thập, từ đó xem xét thực trạng vấn đề nghiên cứu. Qua đây ta thấy được mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)