Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ thuộc trung du miền Bắc Việt Nam, từ 20055 đến 21043 vĩ độ Bắc và từ 104048 đến 105027 kinh độ Đông; phắa Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái, phắa Tây giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hoà Bình, phắa Nam giáp tỉnh Hà Tây và phắa Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách Thủ đô Hà Nội 80 km và cách thành phố Hải Phòng 170 km. Với vị trắ Ộngã ba sôngỢ - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phắa tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phắa Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có quốc lộ 2, đường cao tốc Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội, Hải Phòng, đường Hồ Chắ Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phắa Tây vùng Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Phú Thọ nằm trong vùng khắ hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,5o C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 -1800 mm, độ ẩm trung bình 80%. Diện tắch đất tự nhiên khoảng 3.500 km2 . Nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Về địa chất thuỷ văn, khảo sát sơ bộ thấy trữ lượng nước ngầm ở địa bàn Phú Thọ khá phong phú, trữ lượng động nước dưới đất của tỉnh Phú Thọ khoảng 1.500 ngàn m3 /ngày.

Khoáng sản, Tỉnh Phú Thọ có một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp trong tỉnh, có khoảng 215 mỏ và điểm quặng: Trong đó, có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 145 điểm quặng, nổi trội là: Cao lanh, Penpat có trữ lượng 30,6 triệu tấn chất lượng tốt; Pyrit, Quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng 935 triệu tấn; Cát sỏi khoảng 100 triệu m3 và nước khoáng nóng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2015 tăng 5,7% so thực hiện năm 2013. Quy mô GDP (giá thực tế) đạt 27.521 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 980 USD.

Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 27,7%; công nghiệp - xây dựng 41%; dịch vụ 31,23%.

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chắnh bao gồm: 1 thành phố, 1 Thị xã và 11 huyện với tổng số 274 xã, phường, thị trấn. Có 23 dân tộc và 2 tôn giáo chắnh là đạo phật, đạo công giáo.

Dân số của tỉnh Phú Thọ (theo thống kê năm 2015) là 1.340.813 người, trong đó nam: 661.116, nữ: 679.697.

Về nguồn lao động, Phú Thọ có lực lượng lao động dồi dào, tắnh đến năm 2015 có khoảng 864,4 ngàn người (chiếm 59,5% dân số toàn tỉnh), trong đó khoảng 831,9 ngàn người trong độ tuổi lao động với 18,7% lao động đã qua đào tạo.

3.1.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dịch vụ

Về hệ thống giao thông, Tỉnh Phú Thọ nằm trong hệ thống giao thông đầu mối bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ quốc gia. Có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng chạy dọc trên địa bàn tỉnh từ bắc xuống nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Đường bộ gồm có: Quốc lộ số 02 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ số 05 đi Hải Phòng và với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân Quảng Ninh; Quốc lộ số 01 chạy dọc theo chiều dài đất nước; Quốc lộ số 32ế từ Hà Nội qua Phú thọ rồi đi Hoà Bình; Quốc lộ số 32C từ Hà Nội đi Yên Bái - Lai Châu rồi sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Thêm vào đó đường bộ xuyên Á và đường Hồ Chắ Minh cũng chạy qua tỉnh Phú Thọ.v.v...

Đường sắt gồm có: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thành phố Hồ Chắ Minh. Phú Thọ có 08 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trong toàn tỉnh, trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 02 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, Phú Thọ còn có 03 tuyến nhánh với tổng chiều dài 14,6 km nối liền các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty Giấy Bãi Bằng với cảng Việt Trì góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hoá trong toàn tỉnh, với các tỉnh lân cận và trong toàn quốc. Tuyến đường sắt này cũng chạy qua Khu Công nghiệp nên có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phắ vận tải và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất - kinh doanh. Trong những năm sắp tới tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt tốc độ 80 - 100 km/h đối với tàu vận chuyển hành khách và 60 - 80 km/h đối với tàu vận chuyển hàng hoá.

Đường thuỷ: Việt Trì - Ộthành phố ngã ba sôngỢ- nơi hợp lưu của ba con sông lớn ở miền Bắc là: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh là 235 km trong đó sông Hồng là 130 km, sông Lô là 63 km và sông Đà là 42 km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phắa Tây vùng Đông Bắc rồi quy tụ về Phú Thọ rồi toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong ba (03) cảng sông lớn ở miền Bắc có công suất khai thác 1,0 triệu tấn/năm.

Về hệ thống điện, Hiện nay hệ thống điện ở Phú Thọ đang rất ổn định và hệ thống điện lưới quốc gia đã được đưa tới 100% xã trong tỉnh bảo đảm cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Về hệ thống thông tin liên lạc, hiện tại trên địa bàn Phú Thọ tất cả các dịch vụ bưu chắnh viễn thông với chất lượng cao đã được hoà mạng bưu chắnh viễn thông quốc gia bảo đảm liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế.

3.1.4. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ chia theo đơn vị hành chắnh

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chắnh. bao gồm: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và 11 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Tân Sơn). Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Phú Thọ chia theo đơn vị hành chắnh giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Phú Thọ chia theo đơn vị hành chắnh

Đơn vị %

STT Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Thành phố Việt Trì 5,41 3,15 2,00 2 Thị xã Phú Thọ 3,15 1,87 1,30 3 Huyện Đoan Hùng 9,82 7,58 6,01 4 Huyện Hạ Hoà 14,36 11,34 10,37 5 Huyện Thanh Ba 15,68 13,48 12,30 6 Huyện Phù Ninh 3,85 2,89 2,77 7 Huyện Yên Lập 17,71 15,42 12,72 8 Huyện Cẩm Khê 20,12 18,74 16,78

9 Huyện Tam Nông 7,05 5,16 4,21

10 Huyện Lâm Thao 5,36 3,18 2,48

11 Huyện Thanh Sơn 17,54 15,44 12,66

12 Huyện Thanh Thuỷ 6,18 4,89 3,11

13 Huyện Tân Sơn 17,85 15,66 13,30

Bình quân 11,08 9,14 7,69

Trong giai đoạn 2014-2016, trong tổng số 13 đơn vị hành chắnh của tỉnh thì thành phố Việt Trì là đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trung bình chỉ khoảng 3,52%. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Việt Trì đã giảm từ 5,41% năm 2014 xuống còn 2% năm 2016. Thành phố Việt Trì là trung tâm chắnh trị, văn hóa, xã hội của tỉnh nên tỷ lệ hộ nghèo của thành phố thấp nhất tỉnh cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Cẩm Khê, Yên Lập và Tân Sơn với tỷ lệ hộ nghèo trung bình trong giai đoạn 2014-2016 lần lượt là 18,54%; 15,28% và 15,60%. Năm đầu giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo của 3 huyện này lần lượt là 20,12%; 17,71% và 17,85%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ là 11,08%. Đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của 3 huyện này lần lượt giảm xuống còn 16,78%; 12,66% và 13,30%, tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 7,69%. Xuất phát từ lý do này nên tác giả sẽ lựa chọn 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh để điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo và nguyện vọng của hộ nghèo để thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)