Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 87 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3.Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận

động tự vươn lên thoát nghèo

* Thúc đẩy ý chắ, quyết tâm vươn lên thoát nghèo

Đây là giải pháp quan trọng, người nghèo phải có ý thức vươn lên thoát nghèo và nỗ lực thoát nghèo thì mới thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Chắnh vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên làm cho người nghèo nhận thức đúng về giảm nghèo bền vững và vai trò của họ trong tiến trình giảm nghèo, và đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc chuyển đổi hành vi, ý chắ ở người dân.

- Trước tiên cần chuyển tải đến người nghèo nhận thức là không ái có thể vượt khỏi đói nghèo, tạo dựng cuộc sống đủ đầy mà chỉ dựa vào những hỗ trợ từ bên ngoài (để tránh những tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước). Giúp người nghèo xóa bỏ mặc cảm (cho rằng nghèo đói là do số phận) và có thể có được cuộc sống tốt đẹp hơn, sung túc hơn nếu nỗ lực vươn lên.

- Để cho mỗi một người dân, một cộng đồng dân cư có nhận thức đúng về giảm nghèo, cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Tổ chức các hoạt động phổ biến các chủ trương, chắnh sách thông qua các hoạt động tại cộng đồng dân cư thông qua các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, lồng ghép xem các phóng sự về các cá nhân, hộ gia đình biết khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu chắnh đáng, giới thiệu các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

+ Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ và những người có uy tắn trong cộng đồng tuyên tryền, vận động nhân dân, con cháu mạnh dạn đăng ký thoát nghèo, thi đua phát triển kinh tế, không bằng lòng với cuộc sống hiện tại; gương mẫu thực hiện giảm nghèo.

+ Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, tăng cường bám nắm hộ nghèo, hộ cận nghèo, cộng đồng dân cư nghèo, vận động họ từng bước thay đổi cách nghĩ cách làm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình, không cam phận với cái nghèo

- Để giúp cho người nghèo, cộng đồng dân cư thấy được giá trị, lợi ắch của giảm nghèo bền vững, và mỗi người đều có thể thực hiện được, cần triển khai thực hiện các biện pháp sau:

+ Tuyên truyền, vận động những giá trị của giảm nghèo bền vững gắn với các hoạt động văn hóa, tắn ngưỡng, truyền thống... của địa phương, dòng tộc.

+ Giới thiệu và tôn vinh những nhân tố điển hình, mô hình sản xuất, kinh doanh và cách làm ăn thoát nghèo có hiệu quả ngay tại cộng đồng dân cư, ngay trong dòng họ, ngay trong dân tộc mình.

+ Thường xuyên tuyên truyền về công tác xoá đói giảm nghèo với nhiều hình thức phong phú như: Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương, Hệ thống cụm loa FM tại thôn, khu phố, tờ rơi, áp phắchẦvà các hoạt động văn hoá, văn nghệ lồng ghép chủ đề xoá đói giảm nghèo cho phù hợp với tâm lý, tập quán của đồng bào các dân tộc miền núi nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng ý chắ, lòng tin quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo.

- Thực hiện các hoạt động khuyến khắch, hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết để người nghèo có được trải nghiệm cũng như có các phần thưởng động viên kịp thời khi tham gia vào hoạt động trên.

+ Cung cấp những hỗ trợ kèm theo (ưu đãi lãi suất, hỗ trợ con giống, vật nuôi để họ mạnh dạn vay vốn đầu tư, sản xuât; tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi được hỗ trợ tiền đi lại; hoặc thưởng cho những hộ vận động được hộ khác triển khai thực hiện các mô hình, dự án có hiệu quả).

+ Tổ chức cho thử nghiệm, làm quen với cách làm mới, kỹ thuật mới, mô hình mới.

+ Khen thưởng kịp thời nếu tổ chức thử nghiệm thành công (vắ dụ: tặng thưởng nếu thoát nghèo, tăng hỗ trợ nếu thực hiện các mô hình dự án thành công...).

*Nâng cao nhận thức, năng lực ở hộ nghèo

- Giúp cho người nghèo, cộng đồng dân cư nhận thức sâu hơn về việc nâng cao năng lực để tăng hiệu quả lao động, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, thông qua để giảm nghèo bền vững.

- Vận động hộ nghèo, người nghèo tắch cực tham gia các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kỹ năng chi tiêu trong gia đình, kỹ năng quản lý kinh tế hộ gia đình, lập kế hoạch sản xuất; tham gia vào các khóa hoặc buổi tập huấn đầu bờ các mô hình, cách thức sản xuất theo từng lại cây, con giống.

- Tạo điều kiện cho mọi người nghèo được tham gia các khóa tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao KHKT...khuyến khắch họ áp dụng những hiểu biết, kinh nghiệm sản xuất vào ứng dụng thực tế.

- Đa dạng hóa các hình thức tập huấn, hướng dẫn, định hướng nâng cao năng lực cho hộ nghèo: Tổ chức mạn đàm tại trong các cuộc họp của thôn, sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân; tổ chức theo hình thức trình diễn; tổ chức chia sẻ, truyền đạt kinh nghệm làm ăn giữa các hộ gia đình trong cộng

đồng, dòng tộc; chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, các mô hình kinh tế hiệu quả giữa các thôn, bản, giữa các dòng họ với nhau.

- Tổ chức các hội thi, liên hoan liên quan đến tay nghề, năng suất lao động; vinh danh các sảm phẩm tiêu biểu, sáng tạo của nông dân từ cấp thôn khu trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 87 - 90)