Tông hợp nguyện vọng của hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 98)

Nội dung Số hộ lựa chọn (hộ) Tỷ lệ lựa chọn (%)

1.Hỗ trợ vốn ưu đãi 337 84,25

2.Hỗ trợ đất sản xuất 205 51,25

3.Hỗ trợ phương tiện sản xuất 151 37,75

4.Giúp học nghề 185 46,25

5.Giới thiệu việc làm 107 26,75

6.Hướng dẫn cách làm ăn 137 34,25

7.Hỗ trợ xuất khẩu lao động 101 25,25

8.Trợ cấp xã hội 218 54,50

9.Nguyện vọng khác 73 18,25

Từ bảng 3.16 cho thấy, nguyện vọng của hộ nghèo hoàn toàn phù hợp với sự lựa chọn các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ ở bảng 3.12. Nguyện vọng có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là hỗ trợ vay vốn ưu đãi với 84,28%. Tiếp theo là hỗ trợ đất sản xuất với tỷ lệ 51,25%; giúp học nghề là 46,25%. Nguyện vọng có sự lựa chọn thấp nhất là hỗ trợ xuất khẩu lao động với 101 lượt lựa chọn, chiếm tỷ lệ 25,25%. Nguyên nhân là nhiều hộ nghèo có con chưa đến độ tuổi lao động hoặc gia đình có người trong độ tuổi lao động nhưng đã ngoài 40 tuổi nên rất khó khăn khi xin đi lao động ở nước ngoài. Một điều đáng quan tâm, đó là nguyện vọng được hưởng trợ cấp xã hội từ Nhà nước còn chiếm tỷ lệ 50,50%. Điều này cho thấy vẫn còn tình trạng người nghèo trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

3.4. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.4.1. Kết quả đạt được

- Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có xu hướng giảm xuống qua các năm, từ 11,08% năm 2014 xuống còn 7,69% năm 2016. Trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm được 5,33%. Tỷ lệ này đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2014-2016.

- Công tác chỉ đạo, điều hành đã có nhiều đổi mới về nội dung; nhận thức trách nhiệm về công tác giảm nghèo của các cấp, các ngành, người dân được nâng lên, đã huy động được cả hệ thống chắnh trị để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn từng bước được đầu tư toàn diện, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội như các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học, nhà bán trú cho học sinh. Từ đó đã phát huy hiệu quả thiết thực để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- Đời sống của người dân ở các xã nghèo từng bước được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh nói chung đặc biệt là vùng khó khăn nói riêng đều có tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm.

- Các chắnh sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã tạo điều kiện cho người lao động tự tạo được việc làm hoặc tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình; các chắnh sách hỗ trợ về y tế, giáo dục đã tạo điều kiện để người dân dần được tiếp cận và hưởng thụ với các dịch vụ xã hội tiên tiến hơn.

- Các chắnh sách về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh và giúp cho người nghèo tiếp cận được khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh đã giảm dần, một số hộ nghèo đã tự nguyện xin thoát nghèo.

3.4.2. Hạn chế, tồn tại

Công tác giảm nghèo bền vững ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đời sống của một bộ phận dân nghèo đã được nâng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên giảm nghèo bền vững ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại một số hạn chế nổi bật như sau:

- Tốc độ giảm nghèo có giảm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh, tiềm năng về đất đai rộng lớn màu mỡ, hệ thống thảm động thực vật phong phú, tiềm năng về du lịch... ngoài ra tỉnh Phú Thọ trong những năm qua được sự đầu tư nguồn lực rất lơn từ phắa nhà nước, các cấp, các ngành và các tổ chức đầu tư về mọi mặt để hỗ trợ sản xuất và sinh hoạt.

- Kết quả giảm nghèo vẫn còn mang tắnh hình thức chưa đảm bảo tắnh bền vững: Theo số liệu thống kê thì cho tới thời điểm này vẫn chưa có tình trạng tái nghèo sảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhưng con số đó chưa thể khẳng định tắnh bền vững trong công tác giảm nghèo của tỉnh vì trong những năm qua tỉnh Phú Thọ được đầu tư quá nhiều nguồn lực để giảm nghèo và phát triển kinh tế, ai không có ăn thì được cấp lương thực, thực phẩm, ai không

có nhà hay ở nhà tạm bợ thì được hỗ trợ về nhà ở, ai không có việc làm thì được hỗ trợ về việc làm, ai không có tư liệu sản xuất (như đất đai, vốn, kỹ thuật...) thì được hỗ trợ về tư liệu sản xuất nên cho tới thời điểm này thì tình trạng tái nghèo của tỉnh còn chưa diễn ra. Nhưng không thể khẳng định rằng khi nhà nước rút hết mọi nguồn hỗ trợ thì người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể đứng vững bằng đôi trân của chắnh mình và không rơi vào tình trạng tái nghèo.

- Người nghèo được tiếp cận với các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề. Tập huấn khuyến nông lâm hỗ trợ phát triển sản xuất đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn còn mang nặng tắnh hình thức, người được đào tạo chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân mà nhiều khi tham gia đào tạo vì được hỗ trợ về kinh phắ.

- Thực trạng phân bổ nguồn lực không đúng đối tượng được hỗ trợ xảy ra rất thường xuyên.

3.4.3. Nguyên nhân

- Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở công cuộc giảm nghèo bền vững là do trình độ dân trắ thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Chắnh vì dân trắ thấp nên người nghèo không nắm được kỹ thuật sản xuất, chi tiêu, phân bổ đồng vốn không hợp lý, kém hiệu quả.

- Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số cấp uỷ đảng, chắnh quyền cơ sở còn thiếu chủ động; ban chỉ đạo Chương trình ở một số địa phương hoạt động còn kém hiệu quả, có nơi xây dựng Chương trình chưa cụ thể với tình hình địa phương, cán bộ chủ chốt ở một số địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chưa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động phối hợp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách XĐGN ở cơ sở thường bị thay đổi, bố trắ không phù hợp, còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ,... đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của Chương trình.

- Chưa có chế độ phụ cấp, lương thưởng phù hợp cho cán bộ hoạt động giảm nghèo, từ đó chứa kắch thắch tinh thần, tránh nhiệm của cán bộ.

- Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị còn có sự hạn chế.

- Cán bộ hoạt động giảm nghèo đa số là kiêm nhiệm, mang tắnh chất phụ trách thêm, đặc biệt là ở cấp xã. Do đó, trình độ, kinh nghiệm, những kiến thức QLNN nói chung và ứng dụng vào công việc vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn không nhỏ trong quá trình thực hiện.

- Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn và số thôn, bản, xã ĐBKK nhiều; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh còn khá cao, lại tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là địa bàn rất khó khăn đối với hoạt động giảm nghèo. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo còn khó khăn.

- Điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế tỉnh, nguồn thu ngân sách của huyện và một số xã còn thấp nên nguồn lực tài chắnh bố trắ thực hiện chương trình, chắnh sách giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả chưa cao.

- Có nhiều chủ trương, chắnh sách về giảm nghèo nhưng giao cho nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng thực hiện nên còn dàn trải, thiếu sự tập trung, thống nhất; mặt khác việc triển khai thực hiện còn chậm, thiếu chủ động, sáng tạo, hoặc còn trông chờ, ỷ lại cấp trên.

- Một số đơn vị được phân công giúp đỡ xã nghèo chưa quan tâm thường xuyên, thiếu sâu sát hoặc lúng túng trong tổ chức thực hiện; việc đánh giá thực trạng của địa phương còn chung chung nên việc định hướng tổ chức thực hiện các chắnh sách, dự án chưa kịp thời, các hoạt động giúp đỡ còn mang nặng tắnh xử lý tình thế, chưa có tắnh lâu dài, bền vững, chưa có sự phối kết hợp giữa đơn vị với chắnh quyền địa phương trong việc đưa ra định hướng, giải pháp giúp đỡ.

- Hoạt động vận động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân còn chưa được thực hiện triệt để do đó tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước còn tồn tại, tâm lý hộ nghèo không muốn thoát nghèo mà chỉ mong vào hộ nghèo để được bao cấp còn khá phổ biến ở người nghèo. Đồng thời bệnh thành tắch ở một số nơi cũng là trở ngại không nhỏ trong hoạt động XĐGN.

- Hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời gian qua chưa chú trọng tham khảo ý kiến người dân, đặc biệt là người nghèo nên chưa sát thực tế, chưa dành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo bền vững.

- Hoạt động đào tạo, dạy nghề của tỉnh còn rất hạn chế thể hiện rõ qua chất lượng nguồn lao động của huyện thấp, lao động qua đào tạo chiếm dưới 30% tổng nguồn cung lao động.

- Chưa có chắnh sách khuyến khắch và hỗ trợ người nghèo, hộ cận nghèo để giúp họ hăng hái thoát nghèo có tắnh bền vững, vươn lên làm giàu.

Chương 4

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 4.1. Mục tiêu, phương hướng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Mục tiêu về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Phú Thọ

4.1.1.1.Mục tiêu chung

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đây cũng là mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký kết.

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được cấp ủy, chắnh quyền quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng. Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chắnh phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ 13 dự án, chắnh sách lớn về giảm nghèo, trong đó có 6 chắnh sách giảm nghèo chung; 7 dự án, chắnh sách giảm nghèo đặc thù (thực hiện tại huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn) nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo; tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao nhận thức, năng lực giảm nghèo.

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 là: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chắnh quyền trong công tác giảm nghèo; ý thức của người dân tự vươn lên thoát nghèo. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, dân tộc và nhóm dân cư.

4.1.1.2.Mục tiêu dự kiến

Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2 - 2,5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân từ 3,5 - 4%/năm.

Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo đến năm 2020 với các chỉ tiêu phấn đấu như sau: Đảm bảo 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 84,15% hộ nghèo có người từ 15 đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở và đi học; 98% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; 80% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng (5.500 hộ); 95% hộ nghèo được đảm bảo về diện tắch nhà ở (4.200 hộ); 95% hộ nghèo được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 90% hộ nghèo có hố xắ/nhà tiêu hợp vệ sinh; 95% hộ nghèo được sử dụng dịch vụ viễn thông; 90% hộ nghèo có tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

4.1.2. Phương hướng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 năm 2020

Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, ngay từ năm đầu triển khai giảm nghèo đa chiều, các ngành và địa phương trong tỉnh đã từng bước tập trung, chủ động đổi mới cách tiếp cận, các giải pháp hỗ trợ nhằm tiến tới thực hiện giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở hoàn thành việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chắ nghèo đa chiều, phân tắch nguyên nhân nghèo để phân loại đối tượng và có hướng hỗ trợ phù hợp, theo thứ tự ưu tiên. Ngoài nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo gắn công tác giảm nghèo với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phú Thọ còn triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chắnh sách về giảm nghèo; nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương để tập trung phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả để luân chuyển cho các hộ nghèo, hộ cận

nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, khuyến khắch người dân phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm có giá trị, thương hiệu phục vụ nhu cầu thị trường. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết từ sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp để người nghèo tham gia. Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn tắn dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất; ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình gắn với xây dựng nông thôn mới. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận dịch vụ thông tin... Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững đảm bảo người nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chắnh sách. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá các hoạt động công tác giảm nghèo.

Với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra cụ thể cùng sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chắnh trị và sự đồng thuận của cộng đồng cùng vào cuộc, tin tưởng rằng Phú Thọ sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 98)