Đơn vị: Nghìn đồng
Nội dung Hộ nghèo Hộ tái nghèo Hộ thoát nghèo
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập hộ/năm 24.328,2 100 31.717,8 100 36.155,6 100
Thu từ trồng trọt 14.452,3 59,27 17.325,6 54,62 19.421,6 53,72 Thu từ chăn nuôi 5.105,7 20,94 8.245,8 26,00 9.135,7 25,27 Thu từ lâm nghiệp 3.064,8 12,57 4.124,5 13,00 5.469,4 15,13 Thu từ các nguồn khác 1.759,4 7,22 2.021,9 6,38 2.128,9 5,88
Nhìn vào bảng 3.14,bảng các nguồn thu của hộ ta thấy, hầu hết các khoản thu nhập của hộ đều xuất phát từ sản xuất nông nghiệp.
Thu nhập từ trồng trọt: thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ nghèo đạt 14.452,3 nghìn đồng, chiếm 59,27% tổng thu nhập của nhóm hộ, nhóm hộ tái nghèo có thu nhập bình quân từ trồng trọt đạt 17.325,6 nghìn đồng, chiếm 54,62% thu nhập của nhóm hộ và nhóm hộ thoát nghèo có thu nhập từ trồng trọt đạt 19.421,6 nghìn đồng, chiếm 53,72%. Điều này cho chúng ta thấy thu nhập của các nhóm hộ điều tra tại 3 huyện hầu hết vẫn từ trồng trọt là chắnh, trong khi diện tắch đất có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp của các huyện lại không nhiều, chắnh điều này đã hạn chế đến nguồn thu nhập của hộ cũng như phản ánh trình dộ kém phát triển trong sản xuất. Việc thu nhập phụ thuộc nhiều vào sản xuất trồng trọt cũng ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất hàng hoá và giảm nghèo của các hộ.
Thu nhập từ chăn nuôi: Chăn nuôi cũng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình, chỉ đứng sau trồng trọt. Thu nhập bình quân từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo đạt 5.105,7 nghìn đồng, chiếm 20,94 thu nhập của nhóm hộ, trong khi đó hộ tái nghèo đạt mức thu nhập từ chăn nuôi là 8.245,8 nghìn đồng, chiếm 26% và nhóm thoát nghèo đạt 9.135,7 nghìn đồng, chiếm 25,27% tổng thu. Mặc dù có xu hướng giảm xuống về tỷ lệ nhưng giá trị thu được từ chăn nuôi lại tăng lên qua các nhóm hộ. Tuy nhiên, hiện nay ở tỉnh Phú Thọ, việc phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân chủ yếu vẫn còn mang nặng tắnh tự cung tự cấp, chưa thực sự gắn với sản xuất hàng hoá. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phắ về lợi thế và tiềm năng phát triển chăn nuôi của tỉnh cũng như làm ảnh hưởng đến việc tạo ra thu nhập và giảm nghèo cho hộ gia đình.
Thu nhập từ lâm nghiệp: Tại 3 huyện Cẩm Khê, Tân Sơn, Yên Lập có lợi thế về diện tắch đất rừng, tuy nhiên trong số những hộ được tiến hành điều tra, cho thấy thu nhập từ rừng của các hộ gia đình chưa thực sự tương xứng
với tiềm năng của hộ. Thu nhập bình quân từ rừng của nhóm hộ nghèo chỉ đạt 3.064,8 nghìn đồng, chiếm 12,57%, của nhóm hộ tái nghèo đạt 4.124,5 nghìn đồng, chiếm 13%, thu nhập của nhóm hộ khá thoát nghèo 5.469,4 nghìn đồng, chiếm 15,13% tổng thu nhập của hộ. Điều này cho thấy các hộ thoát nghèo có tỷ lệ và giá trị thu được từ rừng cao hơn rõ rệt so với hộ nghèo.
Thu nhập khác: Thu nhập khác được hiểu là những thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, thu nhập khác bao gồm các khoản lương, thu nhập từ làm thuê và những khoản cho, tặng... Thu nhập khác của nhóm hộ nghèo bình quân đạt 1.759,4 nghìn đồng, chiếm 7,22% tổng thu của hộ, nhóm hộ tái nghèo đạt 2.021,9 nghìn đồng, chiếm 6,38% và nhóm thoát nghèo đạt 2.128,9 đồng, chiếm 5,88%. Các khoản thu khác của nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng thu nhập của hộ đã phản ánh hộ nghèo ắt có tư liệu để sản xuất trồng trọt và chăn nuôi hơn các hộ trung bình và khá nên phải đi làm thuê ngoài nhiều hơn. Việc thiếu các công việc ngoài nông nghiệp, cũng như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã hạn chế khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ. Chắnh điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói cho các hộ gia đình nông dân. Việc phát triển ngành nghề, tạo việc làm phi nông nghiệp được coi là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện xoá đói giảm nghèo cho người dân.
3.2.3.2. Nguyên nhân đói nghèo của nhóm hộ điều tra
Kết quả tổng hợp cho thấy, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói của các hộ gia đình trên địa bàn điều tra là: thiếu vốn sản xuất với 321 hộ lựa chọn, tần suất lựa chọn là 80,25%; thiếu phương tiện trong sản xuất với 259 lựa chọn, tần suất là 54,25%; thiếu đất canh tác với 203 lựa chọn, tần suất là 50,75%; không biết cách làm ăn, không có việc làm ngoài nông nghiệp với 213 lựa chọn, tần suất là 53,25%.