5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Các nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững
1.1.5.1.Các yếu tố khách quan
* Do điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý
Ở các vùng địa hình hiểm trở, vùng sâu vùng xa, dân cư đi lại khó khăn, thời tiết khắ hậu khắc nghiệt, không thuận lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện các chắnh sách xã hội. Những bất lợi về địa lý (xa xôi, hẻo lánh...), thiếu hụt các công trình cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, y tế, trường học...) cản trở người dân đặc biệt là hộ nghèo về mặt trao đổi thông tin, trao đổi sản phẩm, không có điều kiện để trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực sản xuất và nhận thức về tự bảo vệ cuộc sống của bản thân (như chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường), người dân ắt có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội từ đó không được hưởng thụ các phúc lợi xã hội do nhà nước và các tổ chức từ thiện. Do đó, điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý có ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững
* Cơ chế chắnh sách của nhà nước
Để thực hiện giảm nghèo thì Nhà nước đóng vai trò là nhân tố quan trọng và quyết định. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo từ việc xây dựng chủ trương, ban hành các chắnh sách, xây dựng cơ chế điều hành, tạo nguồn vốn và tổ chức thực hiện. Để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững,
các chắnh sách và nguồn lực phải được công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả; chuyển dần từ hình thức hỗ trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, hoặc có thu hồi, để người nghèo có ý thức bảo toàn vốn, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động thực hiện có hiệu quả các chắnh sách giảm nghèo của Nhà nước, chủ động ban hành các chắnh sách phù hợp với quy định của Nhà nước và với đặc thù của địa phương mình trong công tác giảm nghèo. Trên cơ sở tiềm năng của mỗi địa phương, cần nghiên cứu ban hành chắnh sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn các huyện nghèo, xã nghèo. Khuyến khắch hộ nghèo, xã nghèo vươn lên thoát nghèo, thông qua hình thức tăng thêm nguồn lực đối với những địa bàn thực hiện tốt; cắt giảm các huyện, xã thực hiện kém hiệu quả, thất thoát lãng phắ nguồn vốn đầu tư. Áp dụng cơ chế quản lý bảo toàn nguồn kinh phắ hỗ trợ thực hiện các mô hình giảm nghèo ở các địa phương để có điều kiện nhân rộng mô hình và tăng trách nhiệm sử dụng vốn [9].
1.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
* Sự phối hợp của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong tổ chức thực hiện giảm nghèo
Trách nhiệm giảm nghèo bền vững không chỉ riêng là trách nhiệm của nhà nước hay một tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Để giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội là nhân tố không thể thiếu, nó được thể hiện bằng sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ các hộ nghèo trên các mặt hoạt động như vốn, tạo
thị trường, tạo việc làm, đào tạo lao động hoặc liên doanh liên kết nhằm tạo cơ hội và thúc đẩy hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Một trong những vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với công cuộc giảm nghèo là giải quyết đầu ra cho người sản xuất. Theo xu hướng hỗ trợ giảm nghèo bền vững, các nội dung hỗ trợ trực tiếp (bằng tiền, hiện vật tiêu dùng) đã giảm dần và được thay thế bằng các hỗ trợ có tác động lâu dài hơn như nâng cao kiến thức, phát triển sản xuất, tiếp cận thị trường. Trong đó thì vấn đề phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường luôn gắn chặt với nhau. Nếu sản xuất mà không có đầu ra thì ý nghĩa hỗ trợ giảm nghèo của nó sẽ hầu như biến mất, thậm chắ còn tạo thêm gánh nặng cho người được hỗ trợ. Và ở khâu giải quyết đầu ra, tiếp cận thị trường, sự hợp tác của các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng [3].
* Nhân tố chất lượng nguồn nhân lực
Muốn thực hiện thành công công tác giảm nghèo bền vững thì nhất thiết cần phải có nguồn lực dành cho công tác này. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước thì công tác xã hội hóa hoạt động giảm nghèo, đặc biệt là xã hội hóa về nguồn lực, nhân lực và vật lực ngày càng đóng vai trò quan trọng. Cùng với sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của mọi người dân trong việc trợ giúp người nghèo thì sự đồng thuận, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc giảm nghèo của Việt Nam.
* Ý thức vươn lên của người nghèo
Hộ nghèo và người nghèo nói chung vừa là chủ thể và là khách thể của quá trình giảm nghèo, đòi hỏi bản thân hộ nghèo và cộng đồng người nghèo phải ý thức được ý nghĩa then chốt, tầm quan trọng cũng như nội dung của việc thoát nghèo. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng cần phải có sự chủ động, tắnh tắch cực của hộ nghèo được thể hiện thông qua ý thức vươn lên
tự thoát nghèo của họ. Nếu không có sự chủ động này thì mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài cho giảm nghèo sẽ không đạt hiệu quả, thậm chắ còn có tác dụng tiêu cực đó là tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, thụ động trong vươn lên thoát nghèo.