Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số quốc gia

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là nước cùng trong khu vực, có những nét khá tương đồng với Việt Nam về cơ cấu dân số: là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhà nước Thái Lan tập trung chú ý phát triển kinh tế đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Chắnh phủ Thái Lan có Bộ Phát triển Xã hội và An sinh luôn quan tâm tới phát triển xã hội khu vực nông nghiệp. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; thúc đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác BHXH cho nông dân, giải quyết nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro cho nông dân. Đối với sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị.

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Thái Lan đã tập trung vào việc cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền

thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Chắnh phủ của ông Thaksin cũng đề ra kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 9 (2001-2006) với chủ trương xây dựng nền kinh tế Thái Lan thành một Ộnền kinh tế đầy đủỢ. Tiếp theo, Chắnh phủ Thái Lan xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quốc gia lần thứ 10 (giai đoạn 2006-2010) với chủ trương tiếp tục phát triển nền kinh tế tự chủ, phấn đấu mang lại phúc lợi cho toàn xã hội. Thái Lan khuyến khắch tư nhân tham gia các chương trình khuyến nông, tập trung kinh phắ nghiên cứu cho các cây lương thực quan trọng (lúa, ngô, sắn). Chắnh phủ tắch cực tìm kiếm thị trường, chú trọng phát triển hình thức hợp đồng ỘChắnh phủ với Chắnh phủỢ. Năm 1994, khi giá xuất khẩu gạo giảm, Thái Lan đã thiết lập lại chế độ trợ cấp xuất khẩu gạo (đã bị đình chỉ năm 1993), trợ cấp để xuất khẩu thành công 500 tấn gạo đầu tiên cho Irắc. Để mở rộng thị trường, Thái Lan đã đầu tư đổi mới giống lúa thơm được thị trường thế giới ưa chuộng, Thái Lan đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa nhờ thực hiện chắnh sách này như phát triển nhiều giống lúa thơm chất lượng cao, giá xuất khẩu cao gấp hai lần giống lúa thường.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Trong quá khứ, Malaysia gần như chỉ tập trung phát triển khu vực thành thị mà bỏ quên người nghèo ở nông thôn là khu vực chiếm tới 40% dân số cả nước. Chắnh sách này đã tạo nên hố sâu ngăn cách về thu nhập của Malaysia (được xếp vào hàng tồi tệ nhất tại Đông Nam Á).

Thủ tướng Malaysia đã công bố chương trình kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) mang tên ỘKế hoạch Malaysia lần thứ 9Ợ (9MP) trị giá 200 tỷ ringgit (khoảng 54 tỷ USD). Trọng tâm của 9MP là phát triển khu vực nông thôn và xóa đói, giảm nghèo nhằn đem lại sự cân bằng xã hội. Đồng thời xóa

bỏ hoàn toàn tình trạng dưới mức nghèo khổ. Chắnh phủ hỗ trợ cho khoảng 300.000 người (1,2% dân số) đang sống với thu nhập chưa đầy 400 ringgit (100 USD) mỗi tháng. Malaysia hy vọng hạ tỷ lệ nghèo xuống 2,8% vào năm 2010 và giảm dần khoảng cách thu nhập đang ngày một gia tăng, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và nông thôn [8].

Chắnh quyền của Thủ tướng Badawi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông qua thương mại nông nghiệp quy mô lớn với ngân sách 11,4 tỷ ringgit (khoảng 3 tỷ USD), tăng 70% so với kế hoạch 5 năm lần trước, đặt mục tiêu nông nghiệp tăng trưởng 5% mỗi năm và tạo 128.000 việc làm mới. Thủ tướng Badawi khẳng định tập trung phát triển nông nghiệp sẽ giúp tăng thu nhập người dân nông thôn, xóa đói giảm nghèo và giảm khoảng cách thu nhập [8].

Về mặt xã hội, Malaysia cũng trải qua những chuyển biến tắch cực, lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp đã tăng lên nhanh và tương ứng với việc giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa cũng diễn ra với tốc độ nhanh làm biến đổi cơ cấu xã hội Malaysia. Tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh chóng nhất là những cộng đồng người Melayu. Mặt khác, sau hơn 20 năm phát triển, tỷ lệ đói nghèo đã được giảm đáng kể từ 49,3% năm 1970 xuống còn 9,6% năm 1996. Trong khi đó phân phối thu nhập đã được cải thiện đáng kể với việc thu hẹp khoảng cách giữa ba cộng đồng gốc người Melayu, Hoa, Ấn về thu nhập, việc làm và của cải.

Ở Malaysia, các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn như khuyến nông, giảm nghèo và cung cấp các dịch vụ xã hội,.. từ sau khi độc lập đã được Chắnh phủ dành nhiều sự quan tâm. Chắnh phủ Malaysia không sẵn sàng chấp nhận sự trợ giúp của các thể chế tài chắnh quốc tế như IMF và WB cũng như

các nhà tài trợ phương Tây vì không muốn chịu những sức ép từ bên ngoài đối với quá trình ra quyết định. Song, các lĩnh vực từ thiện, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, phúc lợi xã hội, đã đạt được hiệu quả nhất định. Hiện nay các quỹ tổ chức từ thiện, phúc lợi cả trong nước, nước ngoài và quốc tế hoạt động rộng khắp trên cả nước.

Theo các quan chức và chuyên gia kinh tế Malaysia, trong kế hoạch 5 năm Malaysia sẽ đặt ra tăng trưởng 6%/năm đến năm 2010, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tiếp tục giảm nghèo. Nhờ kế hoạch dài hạn, Malaysia đã phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo thành một nước công nghiệp; kinh tế Malaysia có liên hệ chặt chẽ với kinh tế thế giới và người dân có mức sống cao. Thu nhập bình quân đầu người của Malaysia đã tăng đến 4.000 USD/năm, gấp 4 lần so với năm đầu của kế hoạch 5 năm.

1.2.2.Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững tại một số địa phương ở nước ta

1.2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 11,38% dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dựa án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS, miền núi và hải đảo của tỉnh.

Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, công tác xoá đói, giảm nghèo của Quảng Ninh đã gặt hái được những thành tắch đáng mừng. Hiện Quảng Ninh nằm trong ỘtopỢ 10 tỉnh, thành có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn quốc. Kết quả này có được chắnh là nhờ sự linh động, sáng tạo của Quảng Ninh trong việc ban hành các cơ chế, chắnh sách và những hoạt động thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo thoát nghèo.

Hàng năm, để nắm vững thông tin các hộ nghèo, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc điều tra, rà soát bảo đảm chắnh xác, công khai, công bằng với sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân. Từ đó, các chắnh sách, dự án, hoạt động giảm nghèo đã được triển khai kịp thời, đúng, trúng đối tượng. Trong số đó, phải kể đến các giải pháp hỗ trợ người nghèo, lao động nông thôn đã được tỉnh đẩy mạnh. Như: Dạy nghề, tạo việc làm; chắnh sách ưu đãi tắn dụng; phát triển các mô hình...

Để những chắnh sách này đến được với bà con trong tỉnh, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực cho người dân đã rất được quan tâm. Trong việc hỗ trợ tắn dụng ưu đãi hộ nghèo, cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, năm 2015, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đạt 586,3 tỷ đồng với trên 34.000 hộ nghèo vay. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh cũng được chuyển giao, tạo Ộcần câuỢ cho các hộ vươn lên thoát nghèo. Riêng trong 2 năm 2014 và 2015, bằng nguồn của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh đã bố trắ ngân sách triển khai thực hiện 33 mô hình giảm nghèo ở các địa phương với tổng kinh phắ trên 6,1 tỷ đồng [20]. Trong đó, một số mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống, thoát nghèo cho người dân tại các địa phương như: mô hình trồng mắa tắm, cho thu lãi 90-100 triệu đồng/ha, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà, Đầm Hà. Hay mô hình trồng nấm linh chi tại Ba Chẽ, Tiên Yên; trồng dong giềng nguyên liệu ở Bình Liêu; nuôi lợn rừng, bò sữa, cá nước ngọtẦ Từ sự hỗ trợ trên, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt, nhất là bà con vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo. Bà con đã tắch cực tham gia chuyển đổi phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước ổn định sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu chắnh đáng.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ hộ nghèo, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các chắnh sách đối với người nghèo như: hỗ trợ bảo hiểm y tế, tiền điện, tiền học cho học sinh nghèo; trợ giúp pháp lý; xây mới, sửa, chữa nhà cửaẦ Năm 2015 toàn tỉnh đã thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 232.480 người. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, cấp thẻ BHYT cho 147.170 người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã thuộc vùng khó khăn. Trong hai năm 2014-2015, tỉnh cũng đã hỗ trợ tiền điện cho 38.125 hộ nghèo với kinh phắ trên 12,6 tỷ đồng[20]. Bằng nguồn vốn Trung ương đầu tư và lồng ghép với các nguồn vốn khác, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là: Bản Sen, Vạn Yên, Thắng Lợi và Đài Xuyên (Vân Đồn).

Bên cạnh vốn ngân sách Nhà nước, việc xã hội hoá huy động nguồn lực thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo trong tỉnh cũng được chú trọng, như: vận động ủng hộ ỘQuỹ vì người nghèoỢ. Các hội, đoàn thể cũng có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực để giúp đỡ đoàn viên, hội viên thoát nghèo như: Phát triển các mô hình kinh tế; mô hình giúp đỡ nhau làm kinh tế của Hội Phụ nữ, phong trào nông dân sản xuất giỏi của Hội Nông dânẦ Qua đó, chất lượng công tác giảm nghèo ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm một cách bền vững. 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh có thêm 1.350 hộ thoát nghèo, đạt 45% kế hoạch đề ra năm 2016.

Có thể thấy, bằng những bước đi phù hợp, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tắch cực, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Đây sẽ là tiền đề tốt để tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, từng bước phát triển giàu đẹp, văn minh.

1.2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Hà Giang

Trong 62 huyện nghèo nhất nước thì Hà Giang có tới 6/11 huyện thị nằm trong danh sách này. Những năm qua nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với công tác chỉ đạo sát sao, xã hội hoá các nguồn lực, phát huy tinh thần tương thân, tương ái của đồng bào dân tộc trong tỉnh mà công tác xoá nhà tạm, xoá đói giảm nghèo của Hà Giang đã đạt được kết quả rất tắch cực.

Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm nhanh từ 51,05% năm 2005 xuống còn 27,64% năm 2008, cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo là quan trọng và việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tránh trông chờ ỷ lại là điểm mấu chốt.

Những năm qua, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã rất tắch cực trong công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng phát động nhiều cuộc vận động thu hút các ngành và đông đảo cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân trong tỉnh giúp dân giảm nghèo. Tiêu biểu như cuộc vận động ủng hộ giống gia súc nuôi luân chuyển và phản nằm, màn cho các hộ nghèo, thu hút 633 cơ quan, trên 5 nghìn cán bộ, đảng viên tự nguyện trắch một phần tiền lương và thu nhập để tham gia ủng hộ. Qua đó, hỗ trợ được 184 con trâu, 302 con bò, 4.374 con dê và trên 5 nghìn tấm phản nằm, với tổng số tiền lên tới 4,24 tỷ đồng, bảo đảm ắt nhất mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 1 con trâu (bò), hoặc từ 2 - 3 con dê sinh sản. Để làm được điều đó, tỉnh vận động các đồng chắ ủy viên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể nêu cao tinh thần gương mẫu, mỗi đồng chắ ủng hộ ắt nhất 1 hộ nghèo trở lên, mỗi hộ 2 con dê, 1 tấm phản nằm,

1 chiếc màn; cán bộ công nhân viên mỗi người trắch một phần thu nhập để trợ giúp giống trâu, bò, dê, lợn cho các hộ nghèo theo đơn vị đã được phân công phụ trách. Ngoài ra, các hộ có điều kiện sẽ giúp giống gia súc cho các hộ nghèo nuôi. Các huyện ắt hộ nghèo sẽ giúp các huyện, xã có nhiều hộ nghèo hơn. Việc thống kê các hộ cần hỗ trợ phải được nêu tên, địa chỉ cụ thể rõ ràng.

Gắn với cuộc vận động này, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc xoá nhà tạm để đảm bảo cho người dân có nơi an cư lạc nghiệp, qua đề án hỗ trợ thêm 5.836 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167. Quá trình thực hiện cũng mang tắnh xã hội hoá cao, ngoài nguồn vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp Trung ương cũng đã hỗ trợ rất nhiều, cùng với nguồn tài chắnh của gia đình, dòng họ, thôn xóm giúp đỡ. Việc huy động các nguồn tiền đóng góp ủng hộ đồng bào xây dựng nhà cũng được tỉnh cho từng sở, ban, ngành, doanh nghiệp phụ trách từng xã đặc biệt khó khăn một cách cụ thể. Vắ dụ như huyện Mèo Vạc chỉ trong một thời gian ngắn đã huy động được 3 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo xoá nhà tạm.

Đến nay, tỉnh Hà Giang đã xoá được khoảng 14.000 căn nhà tạm. Riêng năm 2009, xoá được 6.287 căn nhà tạm thì có 2.212 nhà xây, 1.312 nhà trình tường, 1.372 nhà sàn và 1.048 nhà gỗ. Trong tổng số gần 140 tỷ dùng xoá nhà tạm thì nguồn tiền xã hội hoá chiếm tới 2/5. Nhiều ngôi nhà vững chắc đã được dựng lên đảm bảo theo những tiêu chắ đã đặt ra tạo điều kiện cho bà con có chỗ ở tốt hơn [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)