Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.1.1. Mc tiêu

Mục tiêu tổng quát của định hướng phát triển DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến năm 2020 là đưa hoạt động du lịch của tỉnh Bình Dương trở thành một ngành kinh tế chính trong cơ cấu ngành du lịch chung của vùng.

Những mục tiêu cụ thể bao gồm:

+ Khôi phục lại thương hiệu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

+ khai thác có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong đó chú trọng đến việc cải tạo lại vườn cây ăn trái, bảo tồn được tại chỗ các loài cây ăn trái thuần chủng và đặc hữu của Bình Dương tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu như măng cụt, bòn bon, sầu riêng, mít tố nữ. Xây dựng các sản phẩm DLST phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.

+ Đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hiện đại - đô thị bền vững để xây dựng Bình Dương nói chung và vườn cây ăn trái nói riêng thành nơi có môi trường sống tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý góp phần bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2. Định hướng phát trin du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.1.2.1. Định hướng phát trin trung tâm khu du lch Cu Ngang đến năm 2020 2020

Trên cơ sở quy hoạch của ngành du lịch. Phối hợp với các Sở, ngành, tổ chức lập đề án phát triển trung tâm du lịch khu vực Cầu Ngang làm điểm du lịch sinh thái

kiểu mẫu, từ đó nhân rộng các khu vực khác. Xây dựng đề án riêng cho khu vực này trong thời gian sớm nhất.

Trên địa bàn Thị xã có làng du lịch Phương Nam, Thanh Cảnh, khu du lịch Dìn Ký Vĩnh Phú và Dìn Ký du lịch xanh Bình Nhâm. Để thúc đẩy phát triển tổ hợp du lịch sinh thái ở thị xã Thuận An, cần tiến hành quy hoạch chi tiết mở rộng, hình thành các khu du lịch dọc theo sông Sài Gòn với từng khu cũng được quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường. Các loại hình du lịch sinh thái ở khu vực ven sông Sài Gòn:

- Du lịch biệt thự vườn: ở phường Vĩnh Phú, Lái Thiêu:

- Du lịch tham quan miệt vườn: phường Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, An Sơn.

- Phát triển du lịch theo dạng biệt thự vườn, quy mô vườn cây cần đủ lớn để tạo cảnh quan, phải có sự tích tụ đất đai, có chính sách hợp lý.

- Hệ thống vườn cây từ xã Bình Nhâm đến xã An Sơn theo 2 hướng đường bộ và đường sông Sài Gòn hay trong các hệ thống kênh rạch trong vườn cây. Trục đường đê bao Bình Nhâm – An Sơn là tuyến đường chủ yếu để vào các vườn cây.

- Tham quan các di tích lịch sử cách mạng - văn hoá tìm hiểu lối sống Nam bộ, thưởng thức nhạc tài tử, các món ăn truyền thống dân dã...

- Đàn ca tài tử đưa vào phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch ở khu Resort Phương Nam mang nét văn hoá đặc trưng của Lái Thiêu, các đình chùa Phú Long, Đình Bà Lụa, chùa Bà…

3.1.2.2. Định hướng th trường ngun khách

a. Đối vi th trường khách quc tế:

Mục tiêu của du lịch Bình Dương trong năm 2015 là đón 43.000 lượt khách du lịch , trong đó du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu kỳ vọng sẽ có 10.000 lượt khách đến, ngoài khách từ Trung Quốc, Nhật Bản; Bình Dương chú trọng đến đối tượng khách từ các nước châu Âu và Mỹ. Khách du lịch từ các thị trường này thích du lịch sinh thái và có mức chi tiêu cao so với các thị

trường khách khác. Đó là một trong những lý do mà thị trường nguồn khách du lịch sinh thái ưu tiên của tỉnh Bình Dương và của du lịch vườn cây ăn trái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)