Quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

3.4. Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.4.2.2. Quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

* Mục tiêu:

Nhằm đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để phát triển DLST, tạo lập năng lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các mục tiêu phát triển về DLST của tỉnh, cụ thể hóa bằng việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động DLST, đảm bảo chất lượng, tiện nghi, cao cấp, hiện đại, đồng bộ đáp ứng được nhu cầu của du khách.

* Nội dung thực hiện:

a. Đường giao thông

Phát triển giao thông làm tiền đề cho sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Sau khi tuyến đê bao ven sông Sài Gòn hình thành, đường giao thông thủy từ các rạch ra sông Sài Gòn bị cắt đứt, hệ thống đường bộ nội bộ trong khu du lịch chưa phát triển. Vì vậy, cần nâng cấp một số tuyến đường trục giao thông nông thôn trong khu vực phục vụ nhu cầu giao thông sinh hoạt vận chuyển nông sản và phát triển du lịch sinh thái trong khu vực. Làm mới một số tuyến đường nối liền hệ thống đường liên xã, phường và liên ấp, khu phố ra tuyến đê bao ven sông Sài Gòn thay thế hệ thống giao thông thủy trước kia.

+ Tăng cường quản lý nhà nước, tạo thuận lợi về giải phóng mặt bằng để hoàn thành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nhánh còn lại từ đường ĐT - 745 ra đê bao sông Sài Gòn.

+ Triển khai thực hiện các tuyến đường: Đường dọc theo tuyến đê bao từ rạch Bà Lụa (ấp An Quới) đến đường VP14 (khu phố Đông và KP Trung, phường Vĩnh Phú).

+ Nâng cấp, mở rộng và nhựa hoá các tuyến đường chính trong các phường và nhựa hoá trên 85% vào năm 2020. Hoàn chỉnh đồng bộ các tuyến trục chính ở 2 phường Lái Thiêu và An Thạnh. Nghiên cứu mở rộng và xây dựng mới một số tuyến đường thị xã.

+ Từng bước nhựa hoá các tuyến đường thị xã quản lý, đến năm 2020 nhựa hoá và bê tông hoá trên 90% các đường trục chính của các phường.

+ Tiếp tục xây dựng bờ kè các đoạn như : đường Châu Văn Tiếp (từ cầu Lái Thiêu – đến cầu Tân Phú), đường Gia Long (cầu Lái Thiêu đến cầu Tân Phú), đường ĐT 745 (chợ Búng – phường An Thạnh).

Nâng cấp và mở rộng tuyến đường trục giáp đường ĐT 745, Đại lộ Bình Dương đến giáp đường đê bao sông Sài Gòn.

Các tuyến đường do xã quản lý: Ưu tiên thi công các tuyến trọng tâm phục vụ du lịch sinh thái, thuận lợi đi lại, cụ thể: Đường AT22, AT29, AT45, đường rạch Ba Tâm (An Thạnh); AS01, AS04, AS42, AS55 (An Sơn); đường HĐ 06, HĐ 09, HĐ 15, HĐ 17 (Hưng Định) ; đường BN 90, BN 16, BN 27 (Bình Nhâm); mở rộng hẻm tổ 1, 2, 3, 12, 25 (Lái Thiêu) ; VP37, VP27, VP29, VP15, VP14 (Vĩnh Phú)

Kế hoạch 2015 -2020 thực hiện 66 con đường, chiều dài 34.493 m với kinh phí thực hiện 349,191 triệu đồng.

b. Cu

- Cầu được xây dựng để thay thế một số cầu hư hỏng hoặc làm mới cho phù hợp trên các tuyến đường trong khu dự án và qua một số rạch. Dự kiến từ 2015 – 2020 thực hiện sữa chữa, làm mới 37 cây cầu, tổng chiều dài 494 m với kinh phí

thực hiện 65,521 tỷ đồng. Các cầu xây dựng là loại cầu giao thông có tải trọng 3,5tấn, chiều dài trung bình từ 8 – 15 m.

- Xây dựng mới cầu Bà Lụa (phường An Sơn).

- Xây dựng mới và sữa chữa một số cầu giao thông nông thôn trong hệ thống nội đồng nhằm tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ.

- Việc chống ngập trong mùa lũ và giữ nước trong mùa khô cho khu vực dự án đã được hệ thống đê bao và các cống dưới đê của công trình đầu mối đảm trách nên các công trong khu vực nội đồng không nhằm mục đích lấy nước hay giữ nước mà chủ yếu là cống qua đường.

Bng 3.3: Kế hach thc hin giao thông – cu đường đến năm 2020

Đơn v tính : Triu đồng TT Địa điểm Đường Cầu Tổng cộng số lượng Chiều dài (m) Kinh phí số lượng Chiều dài (m) Kinh phí 1 2 3 4 5 6 7 8=6*7 9 = 5+8 1 An Sơn 25 14,302 171,623 14 156 5,148 176,771 2 An Thạnh 8 4,010 48,120 3 65 6,000 54,120 3 Hưng Định 13 5,593 44,744 1 16 5,800 50,544 4 Bình Nhâm 4 3,100 24,800 24,800 5 Lái Thiêu 6 2,700 21,600 12 112 11,648 33,248 6 Vĩnh Phú 10 4,788 38,304 7 144.7 36,925 75,229 TỔNG CỘNG 66 34,493 349,191 37 494 65,521 414,712

(Nguồn : Phòng tài nguyên thị xã Thuận An.)

c. Thy li

- Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi hiện có nhằm đảm bảo tưới, tiêu thóat nước cho khu vực vườn cây. Tổ chức nạo vét, khai

thông, duy tu một số công trình thủy lợi vừa chỉnh trang các kênh rạch trong vùng vừa đảm bảo thoát nước cho cả khu vực, tạo cảnh quan du lịch sinh thái.

- Đẩy nhanh thực hiện công trình thủy lợi Bưng Biệp - Suối Cát (Công trình thủy lợi rạch Chòm Sao giai đoạn II).

- Công trình rạch Chòm Sao luôn gây ngập úng khu vực xung quanh do phát triển các khu công nghiệp tập trung, tình hình đô thị hoá nhanh, một phần lưu vực suối Cát, lưu vực suối Đờn nên Rạch Chòm Sao phải đảm nhiệm thoát nước gấp 4 lần năng lực thiết kế công trình. Trước tình hình trên, UBND tỉnh ban hành quyết định số 331/QĐ.CT phê duyệt quy hoạch tiêu thoát thoát nước cho toàn lưu vực rạch Chòm Sao và phụ cận.

- Theo quy hoạch toàn bộ khu vực tiêu thoát nước rạch Chòm Sao, giai đoạn II và vùng phụ cận có diện tích 1.804 ha thuộc các phường Thuận Giao, An Phú, Hưng Định, Bình Nhâm và An Thạnh thoát nước theo hai tuyến chính: Chòm Sao và Suối Đờn.

- Tuyến Chòm Sao chảy ra rạch Búng – sông Sài Gòn, tuyến Suối Đờn chảy vào rạch cầu Đò ra rạch Bình Nhâm – sông Sài Gòn theo 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: thi công rạch Chòm Sao từ công Việt Hương về hạ lưu rạch Búng và rạch Cua Đinh dài 2500 m

+ Giai đoạn 2: thi công đọan kênh phía Đông Đại lộ Bình Dương, bắt đầu từ cống thu nước qua đường 22/12 đi theo đường tập trung nước của khu vực qua đường Đại lộ Bình Dương tại cơ sở gốm Hoàng Việt vào suối Đờn ra rạch cầu Đò chảy ra rạch Bình Nhâm.

Tập trung đầu tư các công trình trọng điểm tại các vùng để đảm bảo phục vụ chống ngập úng trong mùa mưa, triều cường, chống lũ và hạn chế ngập úng trong vườn cây và hạn chế ô nhiễm do nước trong chăn nuôi và sinh hoạt.

- Kè đường ĐT 745 (chợ Búng, phường An Thạnh)

- Kiên cố các công trình thủy lợi để chỉnh trang đô thị trung tâm như phường Lái Thiêu, phường An Thạnh, rạch dọc theo đường ĐT 745 thoát nước nhanh vườn

cây, trong khu dân cư. Kế hoạch trong giai đoạn 2015- 2020 thực hiện 150 kênh rạch, chiều dài 85.749 m với tổng kinh phí thực hiện 680,242 tỷ đồng.

Bng 3.4: Kế hach thc hin thy li đến năm 2020. ĐVT: Triu đồng TT Địa đim Rch (s lượng) Chiu dài (m) Kinh phí 1 An Sơn 50 21,200 339,196 2 An Thạnh 24 15,587 40,128 3 Hưng Định 16 13,804 51,128 4 Bình Nhâm 31 19,998 46,428 5 Lái Thiêu 13 5,922 47,376 6 Vĩnh Phú 16 9,238 155,986 TỔNG CỘNG 150 85,749 680,242

(Nguồn : Phòng tài nguyên thị xã Thuận An).

d. Đin

Đầu tư và cải tạo đường dây trung thế, hạ thế, đầu tư trạm biến áp theo hướng đồng bộ, chất lượng đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cải tạo hệ thống lưới điện, hệ thống chiếu sáng đường xã An Sơn Bình Nhâm, Hưng Định, các tuyến đường trục ra sông Sài Gòn, các tuyến đường đi vào các vườn cây, các tuyến đường nhánh ra đê bao dọc sông Sài Gòn để phục vụ cho du lịch sinh thái.

Để đáp ứng việc cung cấp điện trong tương lai sẽ nâng công suất các trạm hạ thế hiện có và xây dựng các trạm mới. Dự kiến tổng cộng xây trạm mới là 72.000KVA, tổng cộng suất được nâng lên cho các trạm hiện có là 47.500KVA.

Triển khai đầu tư dọc đê bao và sông Sài Gòn, tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống chiếu sáng để phục vụ cho du lịch sinh thái. Công trình đầu tư xây dựng tuyến lưới trục đơn dọc bờ bao sông Sài Gòn và nâng cấp nhánh rẽ Cầu Ngang 2 để nối lưới tuyến 477 Lái Thiêu và tuyến xây dựng mới dọc bờ bao sông Sài Gòn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)