CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU
2.3. Phân tích thực trạng du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu
2.3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu được biết đến là một địa danh nổi tiếng hàng trăm năm nay với nhiều loại cây trái miền nhiệt đới thơm ngon như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, mít tố nữ, chômchôm, dâu… Từ phường Lái Thiêu đi vềhướng thị xã Thủ Dầu Một, dọc theo con đường nhựa là các vườn cây trải dài hàng cây số qua các phường Lái Thiêu, AnThạnh, Vĩnh Phú và các Phường Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn… trong đó tập trungnhiều nhất ở phường Bình Nhâm với gần 400ha. Đây là tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù (miệt vườn) rất có giá trị của Bình Dương. Bên cạnh vườn cây ăn trái với nhiều loại trái cây đặc sản là hệ thống sông Sài Gòn chảy ven bờ cũng có thể xem là một tài nguyên du lịch đặc sắc, không nhữnggóp phần làm cho khí hậu thêm tronglành, mát mẻ mà còn làm cho loại hình du lịch thêm phong phú.
Bảng 2.1: Diện tích trồng cây ăn trái của các phường giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: ha Năm Phường 2010 2011 2012 2013 2014 An Sơn 264 301 306 380 350 An Thạnh 155 157 203,5 239,5 318,7 Hưng Định 154,5 157,5 155,5 171 160 Bình Nhâm 387,5 388,5 388,5 392 360,5 Lái Thiêu 68,9 70,4 70,4 72,2 54,5 Vĩnh Phú 125 161 165 160,5 100 Tổng Cộng 1.154,9 1.235,4 1.288,9 1.415,2 1.343,7
(Nguồn: Phòng nông nghiệp thị xã Thuận An) Các vườn cây ở đây là vườn tạp và vườn xen canh hỗn hợp gây khó khăn cho việc chăm sóc. Tuổi trung bình của vườn khá cao (trên 30 năm) trong khi việc đầu tư giống ít được quan tâm, mật độ cây dày… nên năng suất vườn thấp.
Sản phẩm trái cây chủ yếu là măng cụt, bòn bon, sầu riêng, mít tố nữ... được các gia đình tự thu hoạch hoặc do các thương lái thu mua, vận chuyển về Tp. Hồ Chí Minh, thị xã Thủ Dầu Một và các khu vực lân cận tiêu thụ.
Hệ thống vườn cây ăn trái Lái Thiêu là hệ thống du lịch tự phát, không có sự quản lý chuyên biệt của bất cứ cơ quan, tổ chức nào.