CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU
3.4. Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu
3.4.2.3. Giải pháp về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho DLST vườn cây ăn
trái Lái Thiêu
* Mục tiêu giải pháp:
Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, chuẩn bị một lực lượng lao động có trình độ tri thức cao ngang tầm với nhiệm vụ và phù hợp với nền kinh tế tri thức, làm nòng cốt cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu trong các giai đoạn sắp tới.
* Nội dung thực hiện:
Để quản trị tốt nguồn nhân lực cho DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu thực hiện những giải pháp sau:
- Đảm bảo trả lương cao để thu hút những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và trả lương theo việc làm chứ không chỉ theo trình độ học vấn.
- Tăng cường công tác đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho tương lai, vì ngành du lịch luôn đòi hỏi chất lượng phục vụ không ngừng nâng cao.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đáp ứng yêu cầu về kinh phí đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp phối hợp với các trường tổ chức đào tạo tại chức các nghiệp vụ du lịch.
- Đào tạo nghề theo hướng phù hợp với trình độ tay nghề hoạt động du lịch. Đào tạo nhân viên nghiệp vụ theo 3 cấp: bán lành nghề, lành nghề và lành nghề trình độ cao. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến tỷ lệ giữa 3 cấp đào tạo đại học / trung học (nhân viên kỹ thuật)/ sơ cấp (dạy nghề) là 1:4:10. Đặc biệt, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên người địa phương là nhân tố tích cực bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái du lịch.
- Dành một tỷ lệ thỏa đáng nguồn thu từ du lịch của địa phương cho các chương trình giáo dục nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội đối với tài nguyên môi trường.
3.4.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm DLST và thị trường 3.4.3.1. Định hướng thị trường và định hướng sản phẩm DLST