Mô hình du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 39)

1.3..3.1 Về mặt kinh tế

1.4. Một số loại hình du lịch sinh thái nói chung và mô hình du lịch sinh thá

1.4.5. Mô hình du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

1.4.5.1. Tham quan vườn cây ăn trái

Mục đích: Mang đến cho du khách cảm giác thư giãn với bầu không khí trong lành, thoáng mát; du khách được tìm hiểu lịch sử vườn cây, phương thức canh tác tại miệt vườn Lái Thiêu đồng thời thưởng thức trái cây mang hương vị đặc trưng nơi đây do chính tay mình hái.

Hoạt động của mô hình: Ban điều hành phân công cụ thể đưa nhóm khách đến từng vườn. Các chủ vườn sẽ giới thiệu lịch sử hình thành miệt vườn Lái Thiêu, sự tích các loại trái cây cũng như hướng dẫn du khách cách hái trái thưởng thức mà không làm tổn hại đến sức sống của cây. Trong chương trình tham quan, du khách có thể yêu cầu chủ vườn cây chế biến các món ăn lấy nguyên liệu từ chính những sản phẩm do người dân trồng trọt, chăn nuôi có được.

Địa điểm xây dựng mô hình: Vườn Thu Nga, Ba Tâm... và một số khu vườn thuộc 4 xã, phường: Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn, An Thạnh.

1.4.5.2. Tham quan làng ngh gm

Mục đích: Giới thiệu sản phẩm gốm Lái Thiêu đến với du khách.

Hoạt động của mô hình: du khách được tìm hiểu lịch sử làng gốm, quan sát và tham gia trực tiếp các công đoạn sản xuất gốm.

1.4.5.3. Du ngon trên sông, kênh rch

Mục đích: Khai thác lợi thế sông nước của khu vực, tạo không gian yên tĩnh, êm đềm cho du khách sau những ồn ào náo nhiệt chốn phố phường.

Hoạt động của mô hình: Du khách được du ngoạn bằng thuyền ngắm cảnh. Có thể dừng lại một điểm nào đó để câu cá, sau đó mang lên các nhà chòi, khu vực cắm trại 2 bên bờ để chế biến (nướng cá chẳng hạn). Sau cuộc du thuyền, câu cá đã khá mệt thì được ngã mình dưới vườn cây hóng mát, thưởng thức cá nướng và ăn trái cây tại vườn. Kết thúc hành trình, du khách có thể ghé các khu vực thuyền buôn bán trái cây dọc trên bờ sông Sài Gòn để mua trái cây về làm quà cho người thân.

Địa điểm xây dựng mô hình: Dọc sông Lái Thiêu, đoạn sông Sài Gòn chảy qua Thị xã Thuận An.

1.4.5.4. Du lch nghe đờn ca tài t Nam b

Mục đích: Bảo tồn, phát huy và giới thiệu đến du khách giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian đờn ca tài tử của địa phương.

Hoạt động của mô hình: Du khách trở về khu vực lưu trú sau 1 ngày tham quan, nghe các nghệ nhân đờn ca tài tử biểu diễn và cùng tham gia diễn xuất, tìm hiểu nhiều thông tin liên quan đến đờn ca tài tử.

TÓM TT CHƯƠNG 1

Với mục tiên làm rõ hệ thống cơ sở lý luận ở chương 1 làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu, chương này đã thể hiện được một số nội dung sau đây:

Làm rõ một số khái niệm của các tổ chức chuyên ngành trong nước và quốc tế về DLST, phân tích những đặc điểm của DLST.

Trên cơ sở tiếp cận những khái niệm về sản phẩm du lịch nói chung và bản chất của DSLT nói riêng, chương này còn khái quát hoá được các khái niệm tổng quát về DLST và đặc điểm của DLST.

Ngoài ra chương này cũng giúp chúng ta tìm hiểu được Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo lập và tiêu dùng sản phẩm du lịch để có căn cứ bước vào chương 2 để tiến hành phân tích kỹ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

Bên cạnh đó chương 1 đã đi vào tìm hiểu kinh nghiệm phát triển một số mô hình DLST trong nước từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển mô hình DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

CHƯƠNG 2. THC TRNG DU LCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU THIÊU

2.1. Khái quát vườn cây ăn trái Lái Thiêu và các ch tiêu kinh tế-xã hi ca tnh Bình Dương tnh Bình Dương

2.1.1. DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu là mt b phn ca du lch Bình Dương

Cũng như bao vùng trái cây nổi tiếng đất Việt, vườn Lái Thiêu được hình thành bởi những phù sa màu mỡ của con sông Sài Gòn thong dong uốn lượn đôi bờ. Con sông nằm đó, lặng lẽ và hiền hòa bao đời, đã bồi đắp, chắt lọc cho đất không biết bao nhiêu phù sa, để rồi từ trong thứ bùn đen đặc trưng ấy, những mầm xanh non mơn mởn của cây trái vươn lên góp ngọt cho đời. Theo nhiều tư liệu lịch sử để lại, vườn cây ăn trái Lái Thiêu đã nức tiếng từ thời Gia Long (1802- 1820) bởi nhiều loại trái cây ở đây được chọn vượt xa vạn lý để tiến vua. Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" được soạn trong thời gian từ 1864-1875, trái măng cụt Lái Thiêu đã được nhắc đến dưới cái tên "trái thổ lý" trong mục thổ sản của Biên Hòa (lúc đó Bình Dương là huyện Bình An của Biên Hòa). Hơn thế, trước đó khoảng ba, bốn chục năm, vua Minh Mạng (1820-1840) đã từng biết đến trái măng cụt và gọi là trái "giáng châu tử".

Trước đây, Lái Thiêu là công viên, miệt vườn của đô thị Sài Gòn - Gia Định và đã đi vào ca dao: "Ghe anh nhỏ mũi trán lườn/ Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em....". Màu xanh miệt vườn yên ả đó có thời đã đi vào thơ ca: "Anh về đất rộng Bình Dương / Trái cây... và lá con đường cỏ xanh...". ("Anh về Bình Dương" - Bùi Giáng - 1959).

Câu thơ bình dị êm nhẹ và khoáng đãng kia của nhà thơ lãng du Bùi Giáng trong một lần ghé đến Bình Dương, đã mở ra một khoảng không thăm thẳm, miên man màu xanh miệt vườn... Vườn cây với nụ xanh, trái chín, kênh rạch giao nối sông ngòi, những sinh hoạt lâu đời thường nhật của nhà vườn ươm trồng chăm bón, rồi thu hái, người mua kẻ bán, khách thăm vườn, người thưởng thức trái ngon vị

ngọt... đã tạo nên một không gian riêng, không gian "văn hóa miệt vườn", nhất là vào những ngày mùa trái chín, ngây ngất mùi sầu riêng, nồng nàn mùa măng chín.

Cũng chính từ phong cảnh hữu tình, cây trái ngọt ngon ấy mà Lái Thiêu bao đời trở thành một định danh du lịch nổi tiếng. Hàng năm, vào mùa trái chín, hàng ngàn du khách nô nức rủ nhau tụ hội về đây. Khách thập phương đến đây được các chủ vườn tiếp đón nồng hậu, được vui đùa, thưởng thức trái thơm, quả ngọt ngay dưới những tán cây măng cụt xanh mát sừng sững trăm năm. Đó là một phần không thể tách rời được khi nhắc đến du lịch Bình Dương là người ta nghĩ đến vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

2.1.2. Mt s ch tiêu kinh tế xã hi ch yếu ca tnh 2.1.2.1. Lĩnh vc kinh tế

Theo nguồn từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương ngày 01/02/2015 về thông tin chỉ tiêu Kinh tế-Xã hội thì trong năm 2014 kinh tế – xã hội Bình Dương có nhiều khởi sắc.

Công nghip

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển; Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 8,9% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 187.531 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ (quý 1 tăng 12,3%, 6 tháng tăng 12,5%, 9 tháng tăng 13,6%); trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 14% (chiếm 30,6%) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3% (chiếm 69,4%). Chia theo ngành kinh tế: công nghiệp khai thác tăng 8,6%, công nghiệp chế biến tăng 15,7%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 8,1%. Có 20/29 nhóm mặt hàng sản xuất công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ, trong đó có 12 nhóm tăng trên 10%, tập trung các mặt hàng có thị trường xuất khẩu ổn định và tiêu thụ tốt góp phần vào mức tăng trưởng chung của ngành như: sản phẩm giày dép, sản xuất thiết bị điện tử, sản phẩm gỗ, sản phẩm cao su, plastic, thức ăn chăn nuôi, hàng may mặc,...

Về hoạt động khu – cụm công nghiệp, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 9.425 ha, có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện

tích gần 8.870 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích gần 600ha; tỷ lệ lấp kín diện tích cho thuê của các khu công nghiệp đạt trên 65%, của các cụm công nghiệp là 41%. Trong năm, các khu công nghiệp đã cho thuê lại đất, nhà xưởng với tổng diện tích 155 ha, đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đạt 581 tỷ đồng, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1 tỷ 366 triệu đô la Mỹ (chiếm tỷ lệ 89,3% tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh), doanh thu của các doanh nghiệp trong khu đạt 12,6 tỷ Đô la Mỹ (tăng 11,5% so với năm 2013).

Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp bị thiệt hại nhằm ổn định, khôi phục và phát triển sản xuất; cụ thể đã thực hiện gia hạn, khấu trừ, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nội địa và xuất nhập khẩu với tổng số tiền khoảng 1.300 tỷ đồng và triển khai gói hỗ trợ tín dụng 1.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp bị thiệt hại. Kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển; theo báo cáo của ngành thuế, doanh thu trong 9 tháng cụ thể như sau: doanh thu của doanh nghiệp nhà nước trung ương tăng 15,5%, trong đó doanh thu xuất khẩu giảm 5,5%; doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng 30,9%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 12,6%; doanh nghiệp dân doanh tăng 27,6%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 22,8%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 3,8%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 1,9%. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có 366 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh phải giải thể và tạm ngưng hoạt động, gồm: 342 doanh nghiệp trong nước với số vốn điều lệ là 881 tỷ đồng và 24 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư là 102 triệu đô la Mỹ; đa số những doanh nghiệp này năng lực và quy mô hạn chế, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

Về hoạt động cung ứng điện: sản lượng điện thương phẩm cung ứng đảm bảo đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, ước tiêu thụ đạt 7 tỷ 998 triệu KWh, tăng 11,3% so với cùng kỳ; trong đó, cung ứng cho công nghiệp chiếm tỷ trọng 81%. Lắp đặt mới 24.500 điện kế, nâng tổng số điện kế đang vận hành 353.966 điện kế; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,93% (năm 2013 là 99,91%); tiết kiệm điện thực hiện đạt 235

triệu KWh, vượt 57% kế hoạch năm. Tỉnh đã tích cực giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác đền bù giải tỏa, tạo điều kiện để ngành điện đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là đường điện 500kV và 220kV đi ngang qua địa bàn tỉnh.

Thương mi, xut nhp khu a. Thương mi

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 103.493 tỷ đồng, tăng 24,9% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 25,3% (chiếm 97,1%), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,6% (chiếm 2,9%). Chia theo ngành hoạt động: thương nghiệp tăng 23,4%, lưu trú và ăn uống tăng 32,6%, du lịch lữ hành tăng 19%. Trong năm, đã triển khai đầu tư xây dựng lại 01 chợ, đưa vào hoạt động 01 trung tâm thương mại Aeon Mall; đến nay, toàn tỉnh hiện có 94 chợ, 06 siêu thị, 08 trung tâm thương mại đang hoạt động.

Hoạt động thương mại nội địa tương đối ổn định; nguồn hàng hóa trên thị trường phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Triển khai kế hoạch bình ổn các mặt hàng thiết yếu đạt doanh thu 804 tỷ đồng, vượt 31,3% kế hoạch, tăng 37,3% so với cùng kỳ; thực hiện bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập vở và dụng cụ học sinh năm học 2014-2015 đạt doanh thu 46,2 tỷ đồng, vượt 21,2% kế hoạch. Đã tổ chức 286 đợt bán hàng lưu động tại 89 điểm ở các xã nông thôn, các khu, cụm công nghiệp và tổ chức 15 Phiên chợ phục vụ tại các địa bàn nông thôn; bên cạnh đó, đã bố trí thêm 1.280 điểm bán hàng hóa phục vụ nhân dân trong các ngày lễ tết.

Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường; công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được đẩy mạnh; lực lượng quản lý thị trường và các đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 4.013 vụ, phát hiện và xử lý 945 vụ vi phạm (chiếm 23,5%).

Về chỉ số giá cả: Việc thực hiện các chương trình bình ổn, kiểm soát thị trường đã góp phần kiềm chế lạm phát, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột

biến; ước chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,48%; trong đó, giá hàng hóa tăng 1,9%. Giá vàng giảm 7,42%, giá đô la Mỹ tăng 0,76%.

b. Xut - nhp khu

Xuất khẩu phát triển thuận lợi do giá nguyên liệu nhập khẩu và nguồn lao động tương đối ổn định; các thị trường xuất khẩu chính đang dần hồi phục và những tác động tích cực của việc đàm phán Hiệp định TPP đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá; nhiều nhà nhập khẩu có xu hướng chuyển đơn hàng sang Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý I/2015.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17 tỷ 741 triệu đô la Mỹ, tăng 17,5%; khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh, tăng 17,4% so với cùng kỳ, chiếm 82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Có 17/19 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ, trong đó có 12 nhóm hàng có kim ngạch tăng trên 10%; tập trung một số mặt hàng chính là giày dép, hàng dệt may, sản phẩm bằng gỗ, sản phẩm điện tử, sắt thép..

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 13 tỷ 732 triệu đô la Mỹ, tăng 17,7%, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,2%, chiếm 78%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu sản xuất và máy móc thiết bị, phụ tùng. Tỉnh tiếp tục xuất siêu trên 4 tỷ USD, trong đó khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất siêu chiếm 97%.

Nông nghip

Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện khó khăn của thời tiết, dịch bệnh, giá cả, thị trường tiêu thụ,... song tỉnh đã tập trung các giải pháp ổn định và phát triển sản xuất; do đó kết quả giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.133 tỷ đồng, tăng 3,7%; trong đó, nông nghiệp tăng 4,1%, lâm nghiệp tăng 6,5%, thủy sản giảm 32%.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 22.702 ha, giảm 2%, trong đó diện tích lúa giảm 3%; diện tích cây lâu năm đạt 140.570 ha, tăng 0,1%, trong đó diện

tích cao su đạt 133.380 ha, tăng 0,2%. Tổng diện tích cây hàng năm chính nhiễm các loại sâu bệnh khoảng 8.530 ha, giảm so với cùng kỳ; nhờ chủ động trong công tác phòng chống, giám sát mùa màng nên tình hình nhiễm bệnh giảm đáng kể so với năm 2013 và mức độ gây hại nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, năng suất của cây trồng.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển; tổng đàn trâu - bò của tỉnh tại thời điểm 01/10/2014 khoảng 28 ngàn con (giảm 0,8% so với cùng kỳ), đàn heo khoảng 476 ngàn con (tăng 1,9%), đàn gia cầm trên 6 triệu con (tăng 11,4%). Công tác phòng chống bệnh trên đàn gia súc - gia cầm được giám sát xử lý kịp thời nên không phát sinh dịch bệnh; trong năm, xảy ra bệnh cúm gia cầm, heo tai xanh và lở mồm - long móng trên trâu bò với 625 con mắc; đã thực hiện tiêu hủy, khử trùng, khống chế tình hình, không để lây lan sang diện rộng.

Các chính sách khuyến khích phát triển trong nông nghiệp tiếp tục thực hiện hiệu quả; ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong trồng trọt với diện tích là 860 ha (tăng 02 lần so với cùng kỳ), trong chăn nuôi với gần 4,4 triệu con gà (tăng 28,6%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)