Hiện trạng khách du lịch và doanh thu du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 64)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

2.3. Phân tích thực trạng du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

2.3.5. Hiện trạng khách du lịch và doanh thu du lịch

2.3.5.1. Tình hình khách du lch

Bng 2.3: S lượng khánh du lch đến vườn cây ăn trái Lái Thiêu giai đon 2010-2014

ĐVT: Người

Năm Khách ni địa Khách quc tế

Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%)

2010 20.500 69.49 9.000 30.51

2011 24.200 67.79 11.500 32.21

2012 25.300 61.26 16.000 38.74

2013 32.600 61.17 18.200 35.83

2014 40.000 66.12 20.500 33.88

Ngun: S văn hóa-th thao-du lch tnh Bình Dương.

- Khách du lịch là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng phát triển cùng với chuyển biến của nền kinh tế nói chung, du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách du lịch trong những năm gần đây có xu hướng ngày một tăng lên. Năm 2010, tổng luợng khách du lịch nội địa đến tỉnh là 20.500 người, chiếm 69.49% tổng lượng khách du lịch. Năm 2014, tổng số khách du lịch nội địa đến Lái Thiêu đạt là 40.000 người tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Song song đó ta nhận thấy số lượng khách quốc tế cũng có sự tăng trưởng mạnh từ 9.000 người năm 2010 tăng lên 20.500 người vào năm 2014. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do đường xá giao thông ngày càng được mở rộng, phương tiện giao thông cũng ngày càng phong phú; cùng với sự quảng bá, tổ chức các sự kiện, lễ hội như: Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” tại phường Hưng Định, thị xã Thuận An,

tỉnh Bình Dương (từ ngày 8/6 đến 12/6/2013), hương sắc miệt vườn,… Các tour, tuyến cũng ngày càng được tăng cường.

2.3.5.2. Tính thi v trong DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Khách du lịch đến Lái Thiêu chủ yếu là khách du lịch nội địa , do các loại cây ăn trái ở đây thường bắt đầu cho quả từ tháng 3 âm lịch trở đi, hàng năm cứ vào mùa mưa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa trái cây chín rộ, du khách thường ghé vườn Lái Thiêu tham quan hay nghỉ ngơi để được tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và sẽ rất thú vị khi có dịp nhìn ngắm các loại trái cây lúc lỉu trên cành. Du khách đến đây cũng thường đi dạo dưới những vòm cây trỉu quả, mắc võng nghỉ ngơi trong vườn hoặc thưởng thức hương vị ngọt ngào từ các loại trái cây, khách cứ việc hái trái ăn thoải mái xong rồi mời chủ vườn ra đếm cuống tính tiền… Du khách thích cảnh sông nước cũng có thể ghé Cầu Ngang du thuyền dạo chơi ven vườn hoặc trên sông Sài Gòn, ngắm nhìn cảnh vườn cây xanh mượt soi bóng nước lặng lờ, tưởng đời mình như chiếc thuyền nan cứ nhẹ trôi, nhẹ trôi… Một phần du khách cũng đến đây với mục đích chính là tham gia tìm hiểu các làng nghề như: làm gốm, làm mứt, sơn mài,…

Cũng may mắn mùa trái cây nở rộ rơi vào dịp hè, đây là thời gian mà số lượng người đi du lịch tăng cao, thời tiết nóng bức nên mọi người thường chọn đến đây để nghỉ ngơi và thư giãn, thưởng thức các loại trái cây ngon ngọt làm nức lòng du khách.

Bng 2.4: Bn Doanh thu du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu giai đon 2010- 2014

Năm Tng s lượt khách Khách quc tế Khách ni địa Doanh thu

(lượt) (lượt) (lượt) (Triu đồng)

2010 13.500 1.500 12.000 5.502

2011 21.100 4.000 17.100 20.32

2012 24.700 5.200 19.500 30.789

2013 30.300 7.100 23.200 45.526

2014 33.900 8.900 25.000 56.329

(Nguồn: Sở văn hóa-thể thao-du lịch tỉnh Bình Dương.) Tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn Lái Thiêu tăng nhanh, tăng đều theo từng năm. Năm 2010, doanh thu du lịch của địa phương mới đạt mức 5.502 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã tăng lên đến 30.789 triệu đồng (tăng gần 6 lần so với năm 2010) và tiếp tục tăng hàng năm, đến năm 2014 là 56.329 triệu đồng (tăng gần 10 lần so với năm 2010). Tuy nhiên, có được điều này là nhờ trong thời gian qua nhờ giao thông thuận tiện, đã có một số hoạt động xúc tiến du lịch như lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” tại phường Hưng Định, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (từ ngày 8/6 đến 12/6/2013)…

2.3.6. Lao động trong ngành du lch

Lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đóng vai trò rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và góp phần hình thành sản phẩm du lịch. Tại các điểm du lịch sinh thái có 1.590 lao động trực tiếp phục vụ các lĩnh vực lưu trú, ăn uống, bán quà lưu niệm và 132 lao động phụ trách vận chuyển khách bằng đò máy, đò chèo.

Các hướng dẫn viên theo đoàn là người của các công ty du lịch. Về số lượng lao động so với thực trạng hiện tại là đủ để phục vụ nhu cầu dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, tại các điểm du lịch hầu hết là lao động phổ thông, là những người trong gia

đình, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu kém, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm nghiệm thực tiển, chưa đảm bảo phục vụ tốt du khách, nhất là khách quốc tế.

2.3.7. Thc trng đầu tư du lch

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IX và Chương trình hành động số 07/CTr/HU ngày 20/11/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã về cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn cây ăn trái đặc sản để phát triển du lịch các phường ven sông Sài Gòn; Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thể quan tâm chỉ đạo và được hưởng ứng tích cực trong nhân dân nên nâng cao sự thống nhất tư tưởng, nhận thức về sự cần thiết hiện tốt các mục tiêu đề ra; góp phần tác động tích cực đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp - nông thôn của thị xã; đời sống kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn ngày càng được nâng lên.

Tổ chức thực hiện các đề án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu. Triển khai thực hiện các mô hình điểm vườn ăn trái chủ yếu trên các xã, vườn ven sông Sài Gòn với quy mô 58,8 ha với 266 hộ tham gia. Hướng dẫn kỹ thuật 23 lớp với 794 lượt người tham gia. Nhìn chung các mô hình thực hiện đều được đánh giá cao.

Thực hiện chính sách hỗ trợ khôi phục vườn cây ăn trái đặc sản từ năm 2008 – 2010 (tỷ lệ hộ đăng ký tăng 126% so với năm 2008), tổng số 826 hộ tham gia với tổng diện tích 291,86ha, tổng kinh phí 1.895.613.825 đồng, đạt 255% (so kế hoạch).

Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước được chú ý đầu tư. Hàng năm, cân đối, bố trí từ 65- 70% tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho vùng ven sông Sài Gòn.

Tổ chức thi công 35 con đường chính thuộc 6 phường ven sông Sài Gòn, trong đó phường Vĩnh Phú (8 đường), phường Lái Thiêu (8 đường), phường Bình Nhâm (3 đường), phường An Thạnh (2 đường). Bao gồm các con đường trục ra sông Sài Gòn như đường BN 82, BN 02. BN 07, BN 19, đường An Sơn đi bờ sông Hương lộ 9, đường Cầu Tàu (phường Hưng Định). Nâng cấp, mở rộng và cơ bản

nhựa hoá các tuyến đường chính trong các phường. Xây dựng cầu, cống trên các đường thị xã và liên phường. Thực hiện đồng bộ các tuyến trục chính ở phường Lái Thiêu và An Thạnh. Mở rộng và xây dựng mới một số tuyến đường của thị xã. Cải tạo, nâng cấp đường trục Châu Văn Tiếp, Ngô Quyền từ cầu Lái Thiêu – bờ sông Sài Gòn.

Thực hiện nạo vét, khai thông 128 công trình thủy lợi (đạt 170,67% so với kế hoạch), dài 68.227 m (đạt 179% so với kế hoạch) với tổng kinh phí 34,686 tỷ đồng (đạt 294,4% so với kế hoạch) và tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, cụ thể: phường An Sơn 16 rạch, phường An Thạnh 22 rạch, phường Hưng Định 06 rạch, phường Bình Nhâm 33 rạch, phường Lái Thiêu 27 rạch và phường Vĩnh Phú: 24 rạch.

Đầu tư và cải tạo đường dây lưới điện trung thế, hạ thế, đầu tư trạm biến áp theo hướng đồng bộ, chất lượng đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Xoá điện kế cụm giai đoạn II trên các địa bàn: phường Hưng Định, phường An Thạnh và Lái Thiêu; xoá điện kế tổng ở các phường ven sông Sài Gòn. Hiện nay,100% người dân sử dụng điện lưới quốc gia. Đầu tư các hệ thống chiếu sáng trên tuyến đường BN02 và 07, VP29 và 42, đường từ Thạnh Phú đi Thạnh Quý với tổng vốn đầu tư 8,640 tỷ đồng.

Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện trên các phường An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú như xây dựng các đường trung thế 3P – 1N dài 5.635 m, đạt 44,72% kế hoạch, đường dây hạ thế 3p-1N, 2P-1N dài 40.671 m, đạt 132% kế hoạch và xây dựng mới 12 trạm III – 160 KVA, 50 KVA với tổng vốn 20,257 tỷ đồng đạt 261% kế hoạch.

2.3.8. Công tác xúc tiến, qung bá du lch

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường DLST trong thời gian qua được Sở du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch tích cực tiến hành. Thông tin giới thiệu về tiềm năng và các điểm du lịch tự nhiên trong khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu được tiến hành dưới

nhiều hình thức quảng bá khác nhau, đây là hoạt động tích cực nhằm phát triển du lịch. Hầu như du khách đến Bình Dương đều biết đến khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu. Như vậy, công tác quảng bá, xúc tiến DLST đã được quan tâm và đã đem lại kết quả nhất định, đây là sự cố gắng lớn của các đơn vị kinh doanh DLST ở Lái Thiêu.

Sở du lịch Bình Dương đã thành lập “Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch”. Với sự ra đời của trung tâm này DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu đã có một cơ quan chuyên trách về quảng bá và xúc tiến phát triển thị trường. Bước đầu những hình ảnh, sản phẩm của du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu đã đến với du khách trong và ngoài nước. Song song với hoạt động này là nghiên cứu, xây dựng phương án ổn định mô hình tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư phát triển du lịch đến năm 2025.

2.4. Đánh giá thc trng du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu 2.4.1. Đim mnh – ưu đim 2.4.1. Đim mnh – ưu đim

2.4.1.1. V tài nguyên du lch

- Có thể nhận định, Vườn cây ăn trái Lái Thiêu có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn. Với diện tích Khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu có diện tích 1.230 ha, trải rộng trên địa bàn 6 phường của thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương là An Thạnh, An Sơn, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu và Vĩnh Phú. Phía Tây tiếp giáp với sông Sài Gòn, phía Đông, phía Bắc giáp với các địa phương có nền kinh tế phát triển của tỉnh Bình Dương như TP Thủ Dầu Một, Thị xã Dĩ An; phía Nam giáp với TPHCM - một thị trường du lịch lớn, nhu cầu về du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái rất cao, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Có thể nói, vườn cây ăn trái Lái Thiêu được xếp vào danh mục các điểm DLST có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên thiên nhiên là điều kiện tốt để phát triển du lịch.

- Với trên 300 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa có hai dân tộc sinh sống chủ yếu; nền văn bản sắc đậm đà thể hiện qua lối sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực và đặc biệt là các di sản văn hóa như làng nghề gốm sứ Lái

Thiêu, khu chiến tích lịch sử An Sơn, vườn cây ăn trái Lái Thiêu... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn.

2.4.1.2. V ngun lc cho phát trin du lch

- Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối óc của con người nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch. Về tiềm năng Lái Thiêu có thể phát triển một hệ thống sản phẩm DLST vô cùng phong phú và hấp dẫn.

- Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch. Người Bình Dương có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.

2.4.1.3. V chính sách phát trin du lch

- Sự quan tâm của Tỉnh ủy với các định hướng phát triển du lịch như: Căn cứ Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 08/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 2 về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.

2.4.1.4. V kinh nghim phát trin du lch thi gian qua

- Với xuất phát điểm thấp, du lịch Bình Dương nói chung và du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu nói riêng trong 2 thập kỷ qua đã vượt qua mọi khó khăn về nguồn vốn, công nghệ để hội nhập và phát triển. Đây là những bài học tốt trở thành nguồn lực mềm tạo đà phát triển du lịch cho giai đoạn tới. Tiếp tục phát huy xu hướng thu hút lượng khách du lịch đến khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tăng trưởng

nhanh và liên tục tạo động lực quan trọng để du lịch Bình Dương tiếp tục tăng trưởng.

- Những kinh nghiệm được đúc rút trong quản lý, vượt qua khó khăn, thách thức trong điều kiện thiếu vốn, công nghệ, cạnh tranh gay gắt, bối cảnh hội nhập quốc tế có nhiều biến động khó lường và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trở thành bài học sống cho giai đoạn phát triển mới.

- Những thành tựu phát triển du lịch giai đoạn trước về đầu tư cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, hợp tác quốc tế và những ấn tượng, hình ảnh về du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tích lũy qua cố gắng nhiều năm xúc tiến quảng bá du lịch cũng như những cảm nhận của du khách trong thời gian đổi mới vừa qua khi đến du lịch tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu đã và đang tạo sức mạnh tăng trưởng cho giai đoạn tới.

- Đầu tư của giai đoạn trước đến nay đang được phát huy hiệu quả. Giai đoạn vừa qua kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành.

2.4.2. Đim yếu – hn chếảnh hưởng đến du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu 2.4.2.1. V qun lý khai thác tài nguyên du lch 2.4.2.1. V qun lý khai thác tài nguyên du lch

- Mặc dù vườn cây ăn trái Lái Thiêu sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó, thể hiện hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu.

- Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu

quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)