Quy hoạch các khu DLST kết hợp với quy hoạch phát triển các cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 86 - 87)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

3.4. Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.4.2.1. Quy hoạch các khu DLST kết hợp với quy hoạch phát triển các cơ sở

ca các ngành kinh tế khác

* Mục tiêu:

Tìm kiếm sự phối hợp thống nhất giữa quy hoạch các điểm, các khu DLST với việc quy hoạch theo vùng, lãnh thổ của các ngành kinh tế khác trong tỉnh như quy hoạch vùng nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… nhằm đạt được sự hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội chung cho địa phương và quan trọng nhất là bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các giá trị văn hóa bản địa.

* Nội dung thực hiện mục tiêu:

- Lập quy hoạch sử dụng đất lâu dài và đảm bảo được sức chứa của các điểm du lịch sinh thái.

- Khuyến khích những đối tượng tham gia hoạt động du lịch và các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác tuân theo các quy hoạch, với mục tiêu có sự thống nhất phối hợp giữa quy hoạch DLST với quy hoạch của các ngành kinh tế khác.

- Quy hoạch các điểm DLST hợp lý sẽ tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, các loại cây ăn trái).

- Phát triển du lịch sinh thái phải trên cơ sở bảo tồn, giữ gìn cảnh quan môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá địa phương, quy hoạch xây dựng lại các cụm du lịch,

bến bãi công cộng quy định nơi ra vào và neo đậu các ghe thuyền chở du khách tránh tình trạng sạt lỡ dọc theo các bờ rạch.

- Phát triển đồng nhất kiến trúc đô thị và nông thôn trong hệ thống chung, đồng thời gắn bó phù hợp với thiên nhiên và khung cảnh văn hoá kiến trúc đặc thù của từng vùng trong thị xã, tỉnh.

- Bảo vệ môi trường các thủy vực thuộc hệ thống lưu vực sông Sài Gòn.

- Xây dựng các khu du lịch gắn với các sinh cảnh dọc theo sông Sài Gòn nhằm thu hút du khách đến các khu du lịch sinh thái.

-Ngoài ra, cần đánh giá, phân loại các di sản, văn hoá lịch sử, kiến trúc và các vùng cảnh quan có giá trị trên địa bàn toàn thị xã để có chính sách bảo vệ và khai thác các cụm, điểm du lịch sinh thái cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)