Cơ sở dự báo và các chỉ tiêu dự báo nhu cầu du lịch vườn cây ăn trái Lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

3.2. Cơ sở dự báo và các chỉ tiêu dự báo nhu cầu du lịch vườn cây ăn trái Lá

gồm:

- Thị trường Châu Âu: Pháp, Đức. - Thị trường Bắc Mỹ: Mỹ.

- Thị trường Đông Bắc Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

b. Đối vi th trường khách ni địa: Khách du lịch nội địa nói chung đến vườn

cây ăn trái Lái Thiêu chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ và Nam bộ. Các năm gần đây gia tăng lượng khách nghỉ dưỡng đến từ một số tỉnh phía Bắc và miền Trung.

3.2. Cơ s d báo và các ch tiêu d báo nhu cu du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu Thiêu

3.2.1. Cơ s d báo

Căn cứ Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 08/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 2 về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Dự báo tình hình thị trường khách du lịch quốc tế đến Bình Dương và nhu cầu dòng khách nội địa khi nền kinh tế nước ta ổn định, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Căn cứ vào vị trí của du lịch tỉnh Bình Dương trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch việt nam đến năm 2030, trong đó xác định tỉnh Bình Dương nằm trong vùng du lịch trọng điểm của Phía Nam và trở thành Thành Phố trực thuộc trung ương vào năm 2020. Dựa vào tiềm năng tài nguyên DLST và nhân văn, vị trí địa lý kinh tế, định hướng phát triển của các trung tâm du lịch lớn trong vùng như thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực phụ cận và xu hướng phát triển du lịch của các nước trong khu vực ASEAN.

Căn cứ vào xu thế và nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế đối với tiềm năng DLST ở tỉnh Bình Dương, các dự án đầu tư về du lịch trong thời gian qua đã được cấp phép và các dự án đã thống nhất cho chủ trương đầu tư, các dự án đang kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương và địa bàn Lái Thiêu nói riêng.

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2015 – 2030 trong đó du lịch và dịch vụ được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Căn cứ vào hiện trạng mức độ tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến khu DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu trong thời gian qua, hiện trạng và xu thế phát triển đô thị, kết câu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

3.2.2. Các ch tiêu d báo

3.2.2.1. D báo th trường

Xác định thị trường là vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Trước mắt và lâu dài đều phải coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nâng lên nhiều. Tuy nhiên, loại hình DLST nhất là DLST vườn cây ăn trái vẫn còn chưa theo kịp. Do đó, trước mắt những năm đầu du lịch trong nước vẫn đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch quốc tế. Thị trường du lịch trong nước: chú trọng đến thị trường khách du lịch thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phụ cận vùng Đông Nam Bộ, vươn ra thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ,... Thị trường quốc tế: hướng ra thị trường các nước đang đầu tư vào Bình Dương như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực ASEAN, việt kiều định cư ở một số nước như Mỹ, Úc, canada, Pháp, Đức…

3.2.2.2. D báo s phát trin khách du lch

a. Khách du lch quc tế

Khách du lịch quốc tế đến Lái Thiêu chủ yếu là theo đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất ở phía Nam. Trong những năm tới, với sự gia tăng khách đến thành phố Hồ Chí Minh và Lái Thiêu chỉ cần thu hút thêm một vài phần trăm số khách của thành phố Hồ Chí Minh thì cũng sẽ đón được một số lượng khách đáng kể. Lái Thiêu là một phường của Thị Xã Thuận An- Bình Dương, một vùng đang có sức hấp dẫn khách du lịch sinh thái, du lịch sông nước, miệt vườn… Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đặc biệt là quy hoạch phát triển du lịch của vùng Đông Nam Bộ, du lịch Bình Dương xác định trong những năm tới khách du lịch quốc tế đến du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu sẽ gia tăng và đạt mức tăng trưởng trung bình 5%/năm giai đoạn 2015 – 2020 (dự kiến lượng khách tăng 5.125 người). (Nguồn: Sở văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương).

b. Khách du lch ni địa

Khách du lịch nội địa đến Lái Thiêu cũng chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí minh và các tỉnh phía Nam với mục đích tham quan thắng cảnh, nghỉ ngơi cuối tuần, tham quan các di tích lịch sử, công vụ…Ngoài ra còn một bộ phận người dân Bình Dương cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ” đã xác định vùng Đông Nam Bộ có tốc độ gia tăng khách du lịch nội địa trung bình là 6%/năm cho thời kỳ 2015 – 2020. Tuy nhiên, Lái Thiêu có điểm xuất phát còn thấp nên hiện nay tốc độ tăng trưởng có cao hơn mức trung bình của toàn vùng. Hơn nữa khi các điểm như khu vui chơi sinh thái Bình Nhâm, Làng du lịch sinh thái vườn An Sơn, khu du lịch Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu, khu bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử, … được đầu tư tôn tạo, xây mới lại đồng bộ hơn thì sẽ hấp dẫn khách du lịch nội địa hơn, do vậy tốc độ gia tăng hành năm sẽ cao hơn. Dự kiến thời kỳ 2015 – 2020 mức tăng trưởng trung bình sẽ đạt khoảng 8 – 9%/năm. (Nguồn: Sở văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương).

Ngoài ra khách du lịch tham quan đến Lái Thiêu cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của loại khách này đạt khoảng 7,5%. Dự kiến thời kỳ 2015 – 2020 mức tăng trưởng trung bình của loại khách này sẽ đạt khoảng 10,5 – 11,5%/năm. (Nguồn: Sở văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương).

3.2.2.3. D báo lao động trong ngành du lch

Để đáp ứng được xu thế phát triển du lịch của tỉnh chúng ta phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác du lịch. Phấn đấu từ nay đến năm 2025 đạt được:

- 100% cán bộ quản lý nhà nước được đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, đạt trình độ tin học và ngoại ngữ A trở lên.

- 90% cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch có trình độ đại học kinh tế, quản lý du lịch, có trình độ ngoại ngữ B trở lên.

- 95% cán bộ nghiệp vụ du lịch đã được thông qua đào tạo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng dài hạn về nghiệp vụ du lịch, có trình độ ngoại ngữ B trở lên, 50% thông thạo hai ngoại ngữ.

- 100% nhân viên hoạt động trực tiếp trong ngành tiếp xúc với khách du lịch có trình độ ngoại ngữ B trở lên và được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Bng 3.1: D báo nhu cu lao động trong ngành du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến năm 2025

Đơn v tính: Người

Năm 2015 2020 2025

Lao động trực tiếp trong du lịch 2.600 4.250 7.200

Lao động gián tiếp kèm theo 5.720 9.350 15.800

Tổng cộng 8.320 13.600 23.040

3.2.2.4. D báo doanh thu

Doanh thu du lịch được tính từ các khoản lưu trú, ăn uống, vận chuyển du khách, bán hàng lưu niệm và các hoạt động dịch vụ khác.

Theo thống kê, giai đoạn 2010-2014, trung bình mỗi khách du lịch quốc tế chỉ tiêu là 1.000.000VND/người/ngày, khách nội địa là 300.000VND/người/ngày. Dự báo mức chi tiêu của khách ở giai đoạn 2015-2020 như sau:

• Khách quốc tế: 2.500.000VND/người/ngày. • Khách nội địa: 800.000VND/người/ngày.

Bng 3.2: D báo doanh thu du lch thành vườn cây ăn trái Lái Thiêu giai

đon 2015-2020

Đơn v: tỷ đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu 67,35 74,50 85,20 101,25 118,05 132,50

Nguồn: Sở Văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương.

Để đạt được dự báo trên cần: Phát triển nhanh kinh doanh lữ hành, các tour tuyến được tổ chức thường xuyên và mở rộng, các khu du lịch được hình thành và từng bước được nâng cấp, các dự án cần được triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng phòng óc được nâng cao, trình độ quan lý và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch được nâng lên các loại hình du lịch vui chơi giải trí được đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)