Thực trạng đầu tư du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

2.3. Phân tích thực trạng du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

2.3.7. Thực trạng đầu tư du lịch

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IX và Chương trình hành động số 07/CTr/HU ngày 20/11/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã về cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn cây ăn trái đặc sản để phát triển du lịch các phường ven sông Sài Gòn; Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thể quan tâm chỉ đạo và được hưởng ứng tích cực trong nhân dân nên nâng cao sự thống nhất tư tưởng, nhận thức về sự cần thiết hiện tốt các mục tiêu đề ra; góp phần tác động tích cực đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp - nông thôn của thị xã; đời sống kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn ngày càng được nâng lên.

Tổ chức thực hiện các đề án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu. Triển khai thực hiện các mô hình điểm vườn ăn trái chủ yếu trên các xã, vườn ven sông Sài Gòn với quy mô 58,8 ha với 266 hộ tham gia. Hướng dẫn kỹ thuật 23 lớp với 794 lượt người tham gia. Nhìn chung các mô hình thực hiện đều được đánh giá cao.

Thực hiện chính sách hỗ trợ khôi phục vườn cây ăn trái đặc sản từ năm 2008 – 2010 (tỷ lệ hộ đăng ký tăng 126% so với năm 2008), tổng số 826 hộ tham gia với tổng diện tích 291,86ha, tổng kinh phí 1.895.613.825 đồng, đạt 255% (so kế hoạch).

Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước được chú ý đầu tư. Hàng năm, cân đối, bố trí từ 65- 70% tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho vùng ven sông Sài Gòn.

Tổ chức thi công 35 con đường chính thuộc 6 phường ven sông Sài Gòn, trong đó phường Vĩnh Phú (8 đường), phường Lái Thiêu (8 đường), phường Bình Nhâm (3 đường), phường An Thạnh (2 đường). Bao gồm các con đường trục ra sông Sài Gòn như đường BN 82, BN 02. BN 07, BN 19, đường An Sơn đi bờ sông Hương lộ 9, đường Cầu Tàu (phường Hưng Định). Nâng cấp, mở rộng và cơ bản

nhựa hoá các tuyến đường chính trong các phường. Xây dựng cầu, cống trên các đường thị xã và liên phường. Thực hiện đồng bộ các tuyến trục chính ở phường Lái Thiêu và An Thạnh. Mở rộng và xây dựng mới một số tuyến đường của thị xã. Cải tạo, nâng cấp đường trục Châu Văn Tiếp, Ngô Quyền từ cầu Lái Thiêu – bờ sông Sài Gòn.

Thực hiện nạo vét, khai thông 128 công trình thủy lợi (đạt 170,67% so với kế hoạch), dài 68.227 m (đạt 179% so với kế hoạch) với tổng kinh phí 34,686 tỷ đồng (đạt 294,4% so với kế hoạch) và tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, cụ thể: phường An Sơn 16 rạch, phường An Thạnh 22 rạch, phường Hưng Định 06 rạch, phường Bình Nhâm 33 rạch, phường Lái Thiêu 27 rạch và phường Vĩnh Phú: 24 rạch.

Đầu tư và cải tạo đường dây lưới điện trung thế, hạ thế, đầu tư trạm biến áp theo hướng đồng bộ, chất lượng đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Xoá điện kế cụm giai đoạn II trên các địa bàn: phường Hưng Định, phường An Thạnh và Lái Thiêu; xoá điện kế tổng ở các phường ven sông Sài Gòn. Hiện nay,100% người dân sử dụng điện lưới quốc gia. Đầu tư các hệ thống chiếu sáng trên tuyến đường BN02 và 07, VP29 và 42, đường từ Thạnh Phú đi Thạnh Quý với tổng vốn đầu tư 8,640 tỷ đồng.

Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện trên các phường An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú như xây dựng các đường trung thế 3P – 1N dài 5.635 m, đạt 44,72% kế hoạch, đường dây hạ thế 3p-1N, 2P-1N dài 40.671 m, đạt 132% kế hoạch và xây dựng mới 12 trạm III – 160 KVA, 50 KVA với tổng vốn 20,257 tỷ đồng đạt 261% kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)