6. Tổng quan đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch vườn cây ăn trái
1.3.1. Điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu và mùa vụ
Trước hết đa số khách DLST là những người có tuổi, trình độ văn hóa, thu nhập cao, thường họ đi du lịch vào những kỳ nghỉ cùng với gia đình, bạn bè. Nếu thời tiết, khí hậu và mùa vụ không phù hợp thì ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm DLST. Ngoài ra, do đặc trưng của tiêu dùng sản phẩm DLST cho nên cũng mang tính thời vụ cao. Sự giao động về thời gian trong tiêu dùng sản phẩm DLST gây khó khăn cho tổ chức và hoạt động kinh doanh. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc.
Ngoài ra, tiêu dùng sản phẩm DLST chịu ảnh hưởng đến các qui định, các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật. Chính yếu tố này đảm bảo cho DLST phát triển đồng thời cũng làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng, không thể đáp ứng, phục vụ đầy đủ yêu cầu tiêu dùng của du khách.
1.3.2. Tài nguyên du lịch
- DLST là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. DLST còn có mối liên hệ mật thiết với địa điểm mà khách du lịch có ý định tới thăm quan là cảnh quan quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, sự đa dạng, đặc sắc của văn hoá truyền thống bản địa, ngành nghề truyền thống. Tài nguyên của DLST gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn hai yếu tố này gắn kết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của DLST.
- Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hoạt động, phạm vi cũng như cơ cấu và chuyên môn của khu, điểm DLST. Với mỗi loại tài nguyên có thể tổ chức loại hình du lịch với những đặc trưng riêng, loại hình riêng để phục vụ các nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách.
- Quy mô hoạt động du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST và nó cũng tham gia vào việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, quyết định tính nhịp điệu của dòng khách, thị trường khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển DLST. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. DLST là loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên và môi trường nên nguồn tài nguyên lại càng quan trọng hơn và cũng có nguy cơ thường xuyên bị đe dọa xâm hại và tàn phá. Muốn phát triển DLST một cách bền vững thì một hoạt động mang tính nguyên tắc là việc khai thác phải đi đôi với việc bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên.
Một quốc gia, một khu vực được du khách quan tâm chỉ khi ở đó có nguồn tài nguyên về du lịch phong phú, hệ động, thực vật đa dạng được bảo tồn và phát
triển, môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường văn hóa xã hội độc đáo. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cho du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì chính tài nguyên là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và sản phẩm DLST. Việc phát triển nhà nghỉ sinh thái người dân khai thác gỗ trong rừng làm cho nguồn tài nguyên rừng cạn kiệt, xảy ra tình trạng phá rừng. Dịch vụ ăn uống hàng tiêu dùng hàng lưu niệm người khai thác săn bắn động vật, hải sản quý hiếm từ đó ảnh hưởng đến việc bảo tồn. Du khách dùng lửa để đun nấu, nướng các loài động vật, thủy sản trong khi đi tham quan làm xảy ra nguy cơ cháy rừng, nguy hại đến tài nguyên rừng...
1.3.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội