Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch vườn cây ăn trái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 26)

6. Tổng quan đề tài

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch vườn cây ăn trái

1.3.1. Điu kin địa hình, thi tiết, khí hu và mùa v

Trước hết đa số khách DLST là những người có tuổi, trình độ văn hóa, thu nhập cao, thường họ đi du lịch vào những kỳ nghỉ cùng với gia đình, bạn bè. Nếu thời tiết, khí hậu và mùa vụ không phù hợp thì ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm DLST. Ngoài ra, do đặc trưng của tiêu dùng sản phẩm DLST cho nên cũng mang tính thời vụ cao. Sự giao động về thời gian trong tiêu dùng sản phẩm DLST gây khó khăn cho tổ chức và hoạt động kinh doanh. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc.

Ngoài ra, tiêu dùng sản phẩm DLST chịu ảnh hưởng đến các qui định, các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật. Chính yếu tố này đảm bảo cho DLST phát triển đồng thời cũng làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng, không thể đáp ứng, phục vụ đầy đủ yêu cầu tiêu dùng của du khách.

1.3.2. Tài nguyên du lch

- DLST là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. DLST còn có mối liên hệ mật thiết với địa điểm mà khách du lịch có ý định tới thăm quan là cảnh quan quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, sự đa dạng, đặc sắc của văn hoá truyền thống bản địa, ngành nghề truyền thống. Tài nguyên của DLST gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn hai yếu tố này gắn kết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của DLST.

- Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hoạt động, phạm vi cũng như cơ cấu và chuyên môn của khu, điểm DLST. Với mỗi loại tài nguyên có thể tổ chức loại hình du lịch với những đặc trưng riêng, loại hình riêng để phục vụ các nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách.

- Quy mô hoạt động du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST và nó cũng tham gia vào việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, quyết định tính nhịp điệu của dòng khách, thị trường khách du lịch.

- Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển DLST. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. DLST là loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên và môi trường nên nguồn tài nguyên lại càng quan trọng hơn và cũng có nguy cơ thường xuyên bị đe dọa xâm hại và tàn phá. Muốn phát triển DLST một cách bền vững thì một hoạt động mang tính nguyên tắc là việc khai thác phải đi đôi với việc bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên.

Một quốc gia, một khu vực được du khách quan tâm chỉ khi ở đó có nguồn tài nguyên về du lịch phong phú, hệ động, thực vật đa dạng được bảo tồn và phát

triển, môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường văn hóa xã hội độc đáo. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cho du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì chính tài nguyên là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và sản phẩm DLST. Việc phát triển nhà nghỉ sinh thái người dân khai thác gỗ trong rừng làm cho nguồn tài nguyên rừng cạn kiệt, xảy ra tình trạng phá rừng. Dịch vụ ăn uống hàng tiêu dùng hàng lưu niệm người khai thác săn bắn động vật, hải sản quý hiếm từ đó ảnh hưởng đến việc bảo tồn. Du khách dùng lửa để đun nấu, nướng các loài động vật, thủy sản trong khi đi tham quan làm xảy ra nguy cơ cháy rừng, nguy hại đến tài nguyên rừng...

1.3.3. Các nhân t kinh tế – xã hi

1.3..3.1. V mt kinh tế

Du lịch (trong đó có DLST) đã trở thành một trong những ngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Rất nhiều quốc gia ngày nay coi phát triển du lịch là một ngành kinh tế quan trọng mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân sách quốc gia vì thế chính quyền luôn quan tâm đầu tư có chiến lược phát triển một cách khoa học vì thế nó ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, đồng thời nó góp phần nâng cao đời sống dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho nên hoạt động của DLST có mối quan hệ tương tác đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Bản thân du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho các địa phương đón khách.

1.3.3.2. V mt xã hi

Việc phát triển du lịch trong đó có DLST tăng cường giao lưu, trao đổi giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Như vậy để du lịch thực sự góp phần vào việc bảo vệ thiên nhiên đòi hỏi phải có sự suy nghĩ và hành động đúng không những của những người làm du lịch mà còn là toàn xã hội. Nếu nhận thức của xã hội về DLST tốt thấy rõ được tác dụng của nó thì mọi

người sẽ đồng tâm thúc đẩy nó phát triển, ngược lại nếu chưa nhìn nhận được hết giá trị của nó thì người ta sẽ không ủng hộ thậm chí có thể gây khó khăn trong quá trình phát triển DLST. Người dân, chính quyền địa phương và du khách cần phải nhìn thấy những lợi ích của DLST có thể mang lại thông qua những hoạt động và những cơ hội mà loại hình du lịch này tạo nên mà mục tiêu cơ bản của DLST là phát triển bền vững. Nghĩa là: "Đảm bảo đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" . Để tạo điều kiện và kích thích loại hình du lịch này phát huy tác dụng của nó. Ngoài những vấn đề lớn không thể không làm như quy hoạch, quản lý sự phát triển DLST ở mức độ thích hợp, thì vấn đề giáo dục cộng đồng đóng vai trò không kém phần quan trọng, góp phần hỗ trợ các mối quan hệ tích cực hai chiều của DLST và bảo tồn tự nhiên cũng như DLST và cộng đồng địa phương. Cần phải làm cho tất cả các thành phần trong xã hội nhất là cư dân địa phương hiểu được những tác động tích cực của DLST đến địa phương đó là:

- Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng nhất là những ai tham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, điện năng,… - Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng.

- Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.

- Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua quan hệ này.

- Du lịch sinh thái còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương. Sẽ rất có tác dụng nếu như các đối tượng sau đây được tuyên truyền hiểu biết và nhận thức sâu sắc về DLST: Những nhà lập kế hoạch và đầu tư; các tổ chức quản lý ở các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển…; Các cán bộ điều hành của các công ty du lịch; Các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng; Cư dân địa phương; Khách du lịch.

1.3.4. Kết cu h tng và cơ s vt cht k thut

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DLST là toàn bộ phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Với DLST nó bao gồm các hoạt động nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, giải trí, thông tin liên lạc, các hoạt động giảng giải, hướng dẫn, nghiên cứu thiên nhiên và văn hoá... của khách du lịch. Vì vậy, phạm vi hoạt động kinh doanh rất rộng, bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, cho đến hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc... Mặc dù DLST là hình thức du lịch dựa nhiều vào thiên nhiên, tạo lập sản phẩm DLST phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tác hại đến môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái. Tuy nhiên, đây là một hoạt động phục vụ “con người” trong khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và thu hút khách du lịch đó là: đường giao thông, phương tiện đi lại, cơ sở lưu trú, dịch vụ y tế, các dịch vụ bổ sung như hệ thống thông tin liên lạc, các hoạt động vui chơi giải trí, hàng lưu niệm... đặc biệt vấn đề thông tin liên lạc là một khâu quan trọng đối với phát triển du lịch nói chung và phát triển DLST nói riêng. Mặc dù, muốn tách khỏi sự ồn ào của đời sống đô thị công nghiệp tuy nhiên du khách vẫn cần có thông tin liên lạc để liên lạc với người thân, bạn bè và giải quyết công việc làm ăn. Những nơi có điều kiện cho phát triển DLST thường nằm ở vùng sâu, vùng xa việc đi lại thường gặp nhiều khó khăn, vì vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để du khách có thể đến được những điểm tham quan là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng không hợp lý và khoa học thì sẽ dễ dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường. Việc lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp, thân thiện với môi trường là vô cùng quan trọng. Hệ thống giao thông phải được thiết kế để chống xói mòn và đảm bảo nơi cư trú cho động thực vật. Triệt để sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị xử lý chất thải, nước thải phải được sử dụng phù hợp, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nơi vui chơi giải trí là những hạng mục cơ sở hạ tầng cần được đặc biệt coi trọng về mặt thiết kế cũng như việc sử dụng vật liệu xây dựng

và địa điểm xây dựng... Đó là yêu cầu quan trọng không chỉ đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững mà còn có cả ý nghĩa kinh tế xã hội. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan cùng với việc đảm bảo cho phát triển bền vững là yêu cầu quan trọng của DLST.

1.3.4.1. Khách du lch và doanh thu du lch

- Khách du lịch là chỉ tiêu chỉ số lượng du khách đến tham quan và lưu trú tại nơi họ đến du lịch (Bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch của nước ngoài).

- Doanh thu du lịch là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầu khách du lịch trong một thời gian nhất định (Bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch của nước ngoài).

- Đây là hai chỉ tiêu quan trọng nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch tại nơi cần khảo sát.

1.3.4.2. S lượng dân cư và cht lượng lao động

Việc tiêu dùng sản phẩm DLST thông qua khách du lịch. Vì vậy,ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và quan trọng hơn là ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động thực vật. Hệ sinh thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư quá đông, trình độ dân trí thấp.

Đối với DLST,sự tham gia của cư dân địa phương đóng một vai trò quan trọng. Trên thực tế, mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quan hệ gắn bó được thiết lập lâu đời. Ở nhiều nơi, người dân địa phương sử dụng tài nguyên thiên nhiên như phương tiện sống hay một kế sinh nhai của mình và họ biết cách để bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh đi tình trạng tàn phá tài nguyên.

Lao động là yếu tố quan trọng trong tiêu dùng sản phẩm và phát triển DLST. Lao động làm việc trong các đơn vị này ngoài những kiến thức về chuyên môn

nghiệp vụ, họ còn phải là các chuyên gia về môi trường, sự hiểu biết sâu rộng về hệ động, thực vật tại khu vực mà họ làm việc, giảng giải thuyết minh cho khách tham quan.

Rõ ràng vai trò của dân cư và ngồn nhân lực là rất quan trọng, phải có những chiến lược để quy hoạch dân cư và phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học có như vậy mới đảm bảo cho DLST đi đúng hướng và phát triển bền vững.

1.3.5. Các cơ chế lut pháp và chính sách đầu tư du lch

Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST đặc biệt là ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên thiên…phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý, từ các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và phát triển tài nguyên, Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch…Thực tế, mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia vùng lãnh thổ có tiềm năng rất lớn về DLST nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách và đầu tư chưa thật sự sâu sắc do đó không có cơ chế, chính sách thích hợp để quy hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch do đó đã làm lãng phí nguồn tài nguyên thậm chí có thể bị lãng quên hoặc bị tàn phá do không có cơ quan đơn vị hay người quản lý các nguồn tài nguyên đó. Để DLST phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là một vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển. DLST chỉ phát triển khi nó có được một cơ chế chính sách hợp lý và pháp luật đồng bộ. Đó là nghiên cứu quy hoạch, đầu tư và khuyến khích đầu tư, cơ chế xúc tiến quảng bá, cơ chế phối hợp và phân chia một cách hài hòa lợi ích giữa người dân địa phương với các cơ quan quản lý, các công ty lữ hành. Cơ chế mà qua đó hoạt động DLST tạo điều kiện cho người dân địa phương bảo vệ môi trường, gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cơ chế thuận lợi làm cho DLST phát triển tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương và nâng cao đời sống của họ, có như vậy mới ngăn chặn được tận gốc nạn chặt phá rừng và săn bắn của cư dân địa phương. Một cơ chế, chính sách đúng sẽ

vừa khuyến khích bảo tồn phát triển tài nguyên môi trường vừa phát triển DLST một cách bền vững đảm bảo đời sống của cư dân địa phương.

Để đạt được các mục tiêu phát triển, các cơ chế chính sách và luật pháp cần được hướng tới là:

- Khuyến khích phát triển các nguồn lực du lịch về phương diện sức hấp dẫn thiên nhiên cũng như các điểm lịch sử, khảo cổ và văn hóa, chú trọng đến chất lượng cùng với hệ thống thông tin có hiệu quả và có nhận thức về khả năng thu xếp nơi nghỉ cho du khách.

- Có sự điều phối để tạo ra sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan, nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm đối với hệ sinh thái và việc tổ chức các tour sẽ không gây thiệt hại hay huỷ hoại môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)