Giải pháp về gìn giữ, tôn tạo, phát triển tài nguyên và môi trường DLST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

3.4. Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.4.1. Giải pháp về gìn giữ, tôn tạo, phát triển tài nguyên và môi trường DLST

- Đồng thời dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân đã được phân tích rõ của DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu để xác định những giải pháp cần triển khai trong thời gian sắp tới.

3.4. Các gii pháp cơ bn phát trin du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.4.1. Gii pháp v gìn gi, tôn to, phát trin tài nguyên và môi trường DLST DLST

* Mục tiêu:

Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái hiện hữu, quá trình khai thác gắn với việc bảo tồn tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn. Đặc biệt hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động khai thác dịch vụ gây xâm hại đến môi trường sinh thái, các đa dạng sinh học vốn có, là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá của tỉnh.

* Nội dung thực hiện:

- Đảm bảo sự phát triển về nhịp độ, quy mô và loại hình không làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hóa - xã hội khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu. Điều này đòi hỏi cần có những phương án quy hoạch tốt có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm của vùng.

- Đảm bảo không phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên, thông qua tuân thủ nguyên tắc “sức chứa” được nghiên cứu và xác định cho từng khu du lịch.

- Khuyến khích đa dạng kinh tế – xã hội bằng việc lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương.

- Chia sẻ những lợi ích thu được góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa xã hội.

- Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp nhằm giám sát và ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức tài nguyên của du khách.

- Khuyến khích sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên và hạn chế chất thải.

* Các điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Tiến hành phân cấp quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời phải sớm thiết lập chính thức các Khu bảo tồn để đi vào quản lý, từ đó có chính sách đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển bền vững tài nguyên DLST ở mỗi đơn vị hiện có.

- Xây dựng chính sách ưu tiên hoặc không thu thuế trong một thời gian nhất định cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch áp dụng hình thức đầu tư bảo vệ môi trường hoặc ứng dụng các công nghệ “xanh - sạch”, khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên DLST, đảm bảo phát triển bền vững.

- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, yêu cầu các nhà đầu tư dịch vụ du lịch phải cam kết đạt tiêu chuẩn về môi trường, tổ chức thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo môi trường du lịch đạt chất lượng.

- Tập trung thực hiện chính sách giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng và cho cả du khách về DLST bền vững, làm thay đổi nhận thức của cộng động về vai trò quản lý bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển DLST như là một hoạt động có thu để tái đầu tư.

- Sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và tuyên truyền để kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mọi người, của các tổ chức trong việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên DLST bản địa. Dùng biện pháp thu phí trên mỗi sản phẩm hoặc từng mỗi cá

nhân tham gia trong hoạt động du lịch sinh thái. Có tác dụng tích cực, trước hết vừa mang tính giáo dục vừa gây quỹ cho việc bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái. Thông qua địa phương, các tổ chức doanh nghiệp du lịch nêu cao trách nhiệm bảo vệ môi trường bằng các biện pháp như tổ chức truyền thông chương trình giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức phát động phong trào làm sạch môi trường, vệ sinh bãi biển, tổ chức các đợt thu gom rác ở các bãi biển. Trong các dịp có sự kiện du lịch lớn nên tuyên truyền vận động gắn trách nhiệm của du khách và cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)