Giải pháp về phát triển sản phẩm DLST và thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 93)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU

3.4. Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.4.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm DLST và thị trường

* Mục tiêu của giải pháp:

Nhằm củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường sẵn có, song song với phát triển thị trường mới (trong nước và quốc tế) phù hợp với những điều kiện phát triển DLST của Lái Thiêu. Đồng thời cần có các biện pháp đa dạng hóa các sản phẩm DLST không chỉ dựa trên các tài nguyên du lịch sẵn có mà cần tạo ra các loại hình DLST khác chưa có sẵn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của các đối tượng du khách.

* Nội dung thực hiện mục tiêu:

- Có kế hoạch ưu tiên khai thác các thị truờng nội địa, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phụ cận khu vực Đông Nam Bộ và từng bước mở rộng thị trường nội địa xa hơn.

- Chú trọng kích cầu thị trường du lịch nội địa với các biện pháp khuyến mãi về giá cả (đi lại, giá vé vào cửa…), đặc biệc quan tâm đến các đối tượng khách là thanh niên (nhất là học sinh, sinh viên). Đối tượng khách này hiện nay có nhu cầu về du lịch dã ngoại, đồng thời họ cũng là đối tượng khách có khả năng quảng bá và giúp mở rộng thị trường.

- Tăng cường khai thác và mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế. Đây là những thị trường có nhu cầu ngày càng cao về du lịch sinh thái, đồng thời có khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú lâu và có nguồn khách lớn. Song, để mở rộng thị trường quốc tế cần phải có những kế hoạch tìm hiểu và phân tích thị trường một cách cụ thể. Qua khảo sát được công bố bởi tạp chí du lịch thế giới năm 2014, nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm du lịch của khách quốc tế như sau: có 49% du khách đến từ Châu Âu thích thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, trong khi đó du khách đến từ Nhật Bản lại đánh giá cao hơn, lên tới 75%. Đồng thời phải chú trọng việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa. Chú trọng xây dựng và tạo ra các

sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng của từng vùng trên địa bàn thị trấn Lái Thiêu.

3.4.3.2. Phát trin các loi hình và đa dng hóa các sn phm DLST

Để thu hút khách du lịch đến với Bình Dương nói chung và DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu nói riêng, các nhà kinh doanh du lịch cần phải phát triển nhiều loại hình du lịch. Với đặc điểm tài nguyên du lịch Bình Dương, những loại hình DLST cần phát triển:

- Du lịch sinh thái kết hợp tham quan thắng cảnh: Bình Dương có nhiều chùa, trong đó có chùa bà Thiên Hậu rất nổi tiếng, nhiều hồ thiên nhiên thơ mộng (hồ Dầu Tiếng, …)

- Du lịch nghĩ dưỡng, giải trí: Nhờ ưu đãi của thiên nhiên, nên khí hậu vườn cây ăn trái Lái Thiêu thích hợp với nhu cầu sinh học của con. Loại hình du lịch này có khả năng thu hút viên chức, doanh nhân quốc tế cũng như nội địa sau những ngày làm việc căng thẳng tại thành phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu …đến nghỉ dưỡng.

- Du lịch văn hóa:

+ Du lịch lễ hội: Bình Dương đã hình thành nền văn hóa đặc sắc. Cần chú trọng khai thác lễ hội của các dân tộc bản địa như: lễ hội chùa bà rằm tháng giêng, lễ cúng ông Bổn, lễ cúng bến nước,…Cứ mỗi dịp lễ hội, nam thanh niên đua tài đánh chiêng, múa lân, lắc kiệu … Nữ thanh niên thể hiện sự khéo léo uyển chuyển của đôi chân, đôi tay qua các điệu múa đặc trưng .

+ Du lịch tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của làng nghề gốm sứ của dân tộc Hoa tại địa phương thể hiện qua bàn tay tài hoa của từng nghệ nhân

+ Trồng cây lưu niệm: Các hãng lữ hành, cộng đồng địa phương sẽ tổ chức cho du khách tham gia trồng cây lưu niệm; điều này sẽ tạo ra cho du khách ấn tượng đối với điểm du lịch và nâng tính trách nhiệm của du khách đối với điểm DLST.

- Du lịch kinh doanh: Là loại hình kết hợp trong chuyến đi du lịch vì mục đích kinh doanh. Trong thời gian tới, chính quyền các cấp ở vườn cây ăn trái Lái

Thiêu cần đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội tại đây. Khi khách đến du lịch thì hoạt động kinh tế sẽ tăng theo, đây là nguồn du khách giúp tăng thu ngân sách địa phương một cách đáng kể.

3.4.3.3. Gii pháp phát trin sn phm DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện cần thiết để phát triển DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

- Thiết kế sản phẩm DLST đặc thù mang sắc thái riêng của vườn cây ăn trái Lái Thiêu, dựa trên nhu cầu của thị trường DLST trong nước và quốc tế.

- Đa dạng hóa sản phẩm DLST bằng nhiều sản phẩm du lịch chuyên đề như: du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu học tập, tham quan thắng cảnh; du lịch cho những người ham thích thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân tộc.

- Đa dạng hóa sản phẩm DLST bằng cách kết nối tour DLST với khu du lịch vui chơi giải trí vừa tăng sức hấp dẫn, vừa kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST trên cả ba góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi và khả năng phục vụ đón tiếp khách.

3.4.3.4. Đẩy mnh hot động tiếp th cho DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, du khách chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm du lịch tại nơi sản xuất sản phẩm. Vì thế công tác đẩy mạnh hoạt động tiếp thị du lịch có ý nghĩa rất lớn, cần tận dụng các phương pháp hiện đại để đưa thông tin về sản phẩm DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu tới từng du khách tiềm năng, từ đó tăng nhanh sự lưu thông sản phẩm DLST, nâng cao hiệu quả và lợi ích kinh tế du lịch Bình Dương. Du khách của thế kỷ XXI với cường độ làm việc căng thẳng, sẽ có xu hướng tìm kiếm loại hình du lịch hướng về thiên nhiên hay du lịch nghỉ dưỡng, có giá trị tốt, an toàn, sạch sẽ và tôn trọng môi trường. Do đó, đối với các du khách quốc tế, DLST có sức hấp dẫn cao. Chính vì thế, sản phẩm DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu cần có sức hấp dẫn cao thông qua việc đa dạng hoá sản

phẩm du lịch. Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch có thể chọn lựa trong 3 chiến lược tăng trưởng tập trung như sau:

+ Chiến lược xâm nhập thị trường: mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng lượng khách của thị trường hiện tại, tăng thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp du lịch Bình Dương phải:

- Tăng chất lượng sản phẩm: dịch vụ ăn, ngủ, đi lại, giải trí, thái độ phục vụ…

- Xây dựng giá cả hợp lý: chính sách một giá, giá theo mùa …

- Cải thiện môi trường văn hóa xã hội, không để tệ nạn cò mồi chèo kéo, ăn chặn du khách …

- Cải thiện thủ tục hành chính, tạo môi trường du lịch thông thoáng …

+ Chiến lược phát triển thị trường: mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng thêm lượng du khách từ các thị trường khách nước ngoài và thị trường truyền thống. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp Bình Dương tiếp thị sản phẩm ở những thị trường truyền thống như: Bắc Âu, Đông Bắc Á. Ngoài ra, cần mở rộng thị trường sang các khu vực Bắc Mỹ, Châu Úc, Đông Nam Á …

+ Chiến lược phát triển sản phẩm: mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng chi tiêu của du khách, tăng thời gian lưu trú và tăng lượng du khách đến vườn cây ăn trái Lái Thiêu lần thứ 2, thứ 3 …để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp du lịch Bình Dương cần đa dạng sản phẩm các loại hình du lịch như: thiết kế nhiều tour du lịch hấp dẫn, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho du khách du lịch lần thứ 2, thứ 3 … tổ chức các chương trình vui chơi giải trí, đồng thời sản phẩm du lịch không ngừng đổi mới, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao.

3.4.4. Gii pháp v huy động, thu hút vn đầu tư cho DLST

- Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi cho hoạt động DLST có cơ hội phát triển. Cụ thể, địa phương cần nhận thức rằng:

ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình văn hóa xã hội trong vùng tiềm năng du lịch chính là đầu tư cho phát triển và coi đây là nguyên tắc không thể thiếu được trong quá trình thẩm định dự án và quyết định đầu tư. Địa phương cần kiến tạo và hoàn thiện thêm một số cơ sở pháp lý, kinh tế ổn định và chính sách “thông thoáng”, để DLST thật sự trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn ở Bình Dương nói chung và vườn cây ăn trái Lái Thiêu nói riêng.

- Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, hình thành các công ty cổ phần đại chúng trong hoạt động du lịch, nhằm thu hút vốn đầu tư lớn của cộng đồng dân cư để khai thác tiềm năng du lịch giàu có, phong phú, đa dạng của Bình Dương. Cổ phần hóa có tính chất xã hội cao và sự quan tâm đặc biệt đến lợi ích cộng đồng là hai đặc trưng cơ bản mang tính nguyên tắc của sự phát triển bền vững.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước (cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân) tham gia đầu tư xây dựng phát triển du lịch theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Địa phương quy hoạch chi tiết từng dự án du lịch. Tổ chức đấu thầu kinh doanh du lịch cho tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia và xây dựng theo quy hoạch chung.

- Cần phải ưu tiên đầu tư phát triển các khu DLST có khả năng thu hút, lưu giữ khách và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.4.5. Gii pháp đẩy mnh vic ng dng và chuyn giao khoa hc, công ngh

* Mục tiêu :

Xây dựng và phối hợp triển khai các dự án nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, tập trung vào các chương trình ứng dụng công nghệ đa dạng sinh học như: Bảo tồn tại chổ các loài cây ăn trái thuần chủng và đặc hữu của Bình Dương tại vườn cây Lái Thiêu như Măng cụt, sầu riêng…

* Nội dung thực hiện :

- Đưa các loài cây ưu tiên bảo tồn vào trong cấu trúc của các hàng lang thực vật ven sông, hàng lang giao thông, mảng xanh đô thị.

- Chương trình phát triển giống cây trồng, chương trình công nghệ sau thu hoạch, nhất là bảo quản và chế biến trái cây. Lựa chọn nhập khẩu các giống mới, các công nghệ tiên tiến trong và ngoài tỉnh bạn để đưa nhanh vào sản xuất trên cơ sở khuyến khích và hỗ trợ mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản thay thế dần các giống cây ăn trái bị lão hóa.

- Tăng cường và quan hệ chặt chẽ hệ thống khuyến nông, các câu lạc bộ nhà nông, tăng cường sự gắn kết giữa các cơ quan nghiên cứu và hệ thống khuyến nông cũng như nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ.

3.4.6. Gii pháp phát trin nông nghip

Dựa theo kết quả đánh giá thích nghi đất đai đối với cây ăn quả hiện trồng, xác định các cây ăn quả cần đầu tư phát triển cho khu vực dự án gồm lọai cây ăn quả ưu tiên: măng cụt, dâu, bòn bon, sầu riêng, mít tố nữ. Đề ra các phương án hỗ trợ như sau:

-Đầu tư cải tạo nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái Lái Thiêu gắn với khai thác thương hiệu tập thể “Măng cụt Lái Thiêu” để nâng cao giá trị trái cây trên địa bàn. Ưu tiên phát triển những cây ăn quả đặc sản: Măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon, mít tố nữ.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả của vườn cây trên cơ sở khai thác diện tích vườn hiện có bằng các giải pháp đầu tư đồng bộ về kỹ thuật, giống, nguồn vốn đầu tư và chính sách phát triển hợp lý.

- Phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch, tạo cảnh quan môi trường sinh thái xanh và sạch.

- Hỗ trợ giống cây và phân bón đến năm 2020, thay thế dần giống cây già cõi do thời gian khai thác cây trên 50 năm đã giảm dần năng suất và chất lượng. Lập ngân sách hỗ trợ để thay thế dần cây ăn trái đặc sản các loại như: Măng cụt, dâu, bòn bon cho các phường ven sông Sài Gòn với diện tích 86 ha cho 450 hộ, trong đó: măng cụt: 42 ha; sầu riêng: 10 ha; dâu: 21 ha và bòn bon: 13 ha. Đồng thời hỗ trợ

phân bón cho quá trình cải tạo, chăm sóc vườn cây với phương án hỗ trợ: 100% kinh phí giống + 20% kinh phí phân bón.

Bng 3.5: Định hướng thay thế ging cây già ci t vườn để trng mi đến năm 2020 Đơn v tính: 1000 đồng STT phường S hDin tích Măng ct Su riêng Dâu Bòn bon Tng cng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 = 4+…+8 1 AN SƠN 147 28 112,124 22,425 64,685 35,177 234,411 2 AN THẠNH 120 23 91,859 22,965 46,204 35,177 196,205 3 HƯNG ĐỊNH 63 12 38,275 7,655 36,963 23,451 106,344 4 BÌNH NHÂM 120 23 74,750 22,425 46,204 58,628 202,006 TỔNG CỘNG 450 86 317,008 75,470 194,056 152,433 738,967 (Nguồn: phòng nông nghiệp Thị xã Thuận An.)

- Hỗ trợ vật tư phân bón: Vườn cây ăn trái được hình thành lâu đời, hàm lượng dinh dưỡng trong đất không cao, lại có phèn, nên việc hấp thụ dinh dưỡng của cây gặp khó khăn; trong thời gian qua, người nông dân cung cấp phân bón cho cây chưa đầy đủ. Do đó, việc tăng cường phân bón đặc biệt là phân hữu cơ là cần thiết. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phân bón cho 381 ha, khoảng 1.345 hộ cho các loại cây măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon, mít tố nữ và phân bổ cho từng xã – phường với mức hỗ trợ 20% (khoảng 7,753 tỷ đồng). Nông dân bỏ ra đầu tư 80% (31,12 tỷ đồng) chi phí phân bón còn lại.

Bng 3.6: Định hướng ci to và phát trin vườn đến năm 2020 Đơn v tính: 1000 đồng STT phường Diện tích Măng cụt Sầu riêng Dâu, bòn bon Mít tố nữ Tổng cộng Giai đoạn 2015 - 2020 1 2 3 4 5 6 7 8 = 4+…+7 9 = 8*5 1 An Sơn 124 321,746 10,725 129,020 45,874 507,364 2,536,818 2 An Thạnh 98 285,996 25,025 36,125 30,582 377,729 1,888,643 3 Hưng Định 41 89,374 10,725 41,286 38,228 179,613 898,064 4 Bình Nhâm 118 285,996 25,025 129,020 45,874 485,914 2,429,570 TỔNG CỘNG 381 983,112 71,499 335,451 160,558 1,550,619 7,753,096 (Nguồn: phòng nông nghiệp Thị xã Thuận An)

3.4.7. Gii pháp v nâng cao nhn thc xã hi đối vi môi trường sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.4.7.1. Nâng cao nhn thc ca người dân v ý nghĩa ca phát trin DLST vi phát trin bn vng t nhiên và môi trường phát trin bn vng t nhiên và môi trường

Thông qua những chương trình giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư, cần tôn trọng tính đa dạng của thiên nhiên và văn hóa xã hội tại các khu du lịch. Khuyến khích cộng đồng địa phương vào công tác quản lý: Các khu bảo tồn, đảm bảo sự phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu một cách bền vững.

3.4.7.2. Xây dng các chương trình thông tin, tuyên truyn

Cùng các thông điệp truyền thông về nhận thức môi trường sinh thái cho cộng đồng địa phương, tổ chức kinh doanh lữ hành, khách DLST. Nâng cao

nhận thức khách DLST: Thông qua giải thích, thuyết phục. Thông tin, giáo dục được xem là việc làm thường xuyên của các nhà kinh doanh. Bởi vì cách ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)