Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 77)

6. Tổng quan đề tài

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.1.1. Mc tiêu

Mục tiêu tổng quát của định hướng phát triển DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến năm 2020 là đưa hoạt động du lịch của tỉnh Bình Dương trở thành một ngành kinh tế chính trong cơ cấu ngành du lịch chung của vùng.

Những mục tiêu cụ thể bao gồm:

+ Khôi phục lại thương hiệu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

+ khai thác có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong đó chú trọng đến việc cải tạo lại vườn cây ăn trái, bảo tồn được tại chỗ các loài cây ăn trái thuần chủng và đặc hữu của Bình Dương tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu như măng cụt, bòn bon, sầu riêng, mít tố nữ. Xây dựng các sản phẩm DLST phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.

+ Đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hiện đại - đô thị bền vững để xây dựng Bình Dương nói chung và vườn cây ăn trái nói riêng thành nơi có môi trường sống tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý góp phần bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2. Định hướng phát trin du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.1.2.1. Định hướng phát trin trung tâm khu du lch Cu Ngang đến năm 2020 2020

Trên cơ sở quy hoạch của ngành du lịch. Phối hợp với các Sở, ngành, tổ chức lập đề án phát triển trung tâm du lịch khu vực Cầu Ngang làm điểm du lịch sinh thái

kiểu mẫu, từ đó nhân rộng các khu vực khác. Xây dựng đề án riêng cho khu vực này trong thời gian sớm nhất.

Trên địa bàn Thị xã có làng du lịch Phương Nam, Thanh Cảnh, khu du lịch Dìn Ký Vĩnh Phú và Dìn Ký du lịch xanh Bình Nhâm. Để thúc đẩy phát triển tổ hợp du lịch sinh thái ở thị xã Thuận An, cần tiến hành quy hoạch chi tiết mở rộng, hình thành các khu du lịch dọc theo sông Sài Gòn với từng khu cũng được quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường. Các loại hình du lịch sinh thái ở khu vực ven sông Sài Gòn:

- Du lịch biệt thự vườn: ở phường Vĩnh Phú, Lái Thiêu:

- Du lịch tham quan miệt vườn: phường Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, An Sơn.

- Phát triển du lịch theo dạng biệt thự vườn, quy mô vườn cây cần đủ lớn để tạo cảnh quan, phải có sự tích tụ đất đai, có chính sách hợp lý.

- Hệ thống vườn cây từ xã Bình Nhâm đến xã An Sơn theo 2 hướng đường bộ và đường sông Sài Gòn hay trong các hệ thống kênh rạch trong vườn cây. Trục đường đê bao Bình Nhâm – An Sơn là tuyến đường chủ yếu để vào các vườn cây.

- Tham quan các di tích lịch sử cách mạng - văn hoá tìm hiểu lối sống Nam bộ, thưởng thức nhạc tài tử, các món ăn truyền thống dân dã...

- Đàn ca tài tử đưa vào phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch ở khu Resort Phương Nam mang nét văn hoá đặc trưng của Lái Thiêu, các đình chùa Phú Long, Đình Bà Lụa, chùa Bà…

3.1.2.2. Định hướng th trường ngun khách

a. Đối vi th trường khách quc tế:

Mục tiêu của du lịch Bình Dương trong năm 2015 là đón 43.000 lượt khách du lịch , trong đó du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu kỳ vọng sẽ có 10.000 lượt khách đến, ngoài khách từ Trung Quốc, Nhật Bản; Bình Dương chú trọng đến đối tượng khách từ các nước châu Âu và Mỹ. Khách du lịch từ các thị trường này thích du lịch sinh thái và có mức chi tiêu cao so với các thị

trường khách khác. Đó là một trong những lý do mà thị trường nguồn khách du lịch sinh thái ưu tiên của tỉnh Bình Dương và của du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu nói riêng trong giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 sẽ bao gồm:

- Thị trường Châu Âu: Pháp, Đức. - Thị trường Bắc Mỹ: Mỹ.

- Thị trường Đông Bắc Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

b. Đối vi th trường khách ni địa: Khách du lịch nội địa nói chung đến vườn

cây ăn trái Lái Thiêu chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ và Nam bộ. Các năm gần đây gia tăng lượng khách nghỉ dưỡng đến từ một số tỉnh phía Bắc và miền Trung.

3.2. Cơ s d báo và các ch tiêu d báo nhu cu du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu Thiêu

3.2.1. Cơ s d báo

Căn cứ Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 08/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 2 về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Dự báo tình hình thị trường khách du lịch quốc tế đến Bình Dương và nhu cầu dòng khách nội địa khi nền kinh tế nước ta ổn định, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Căn cứ vào vị trí của du lịch tỉnh Bình Dương trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch việt nam đến năm 2030, trong đó xác định tỉnh Bình Dương nằm trong vùng du lịch trọng điểm của Phía Nam và trở thành Thành Phố trực thuộc trung ương vào năm 2020. Dựa vào tiềm năng tài nguyên DLST và nhân văn, vị trí địa lý kinh tế, định hướng phát triển của các trung tâm du lịch lớn trong vùng như thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực phụ cận và xu hướng phát triển du lịch của các nước trong khu vực ASEAN.

Căn cứ vào xu thế và nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế đối với tiềm năng DLST ở tỉnh Bình Dương, các dự án đầu tư về du lịch trong thời gian qua đã được cấp phép và các dự án đã thống nhất cho chủ trương đầu tư, các dự án đang kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương và địa bàn Lái Thiêu nói riêng.

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2015 – 2030 trong đó du lịch và dịch vụ được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Căn cứ vào hiện trạng mức độ tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến khu DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu trong thời gian qua, hiện trạng và xu thế phát triển đô thị, kết câu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

3.2.2. Các ch tiêu d báo

3.2.2.1. D báo th trường

Xác định thị trường là vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Trước mắt và lâu dài đều phải coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nâng lên nhiều. Tuy nhiên, loại hình DLST nhất là DLST vườn cây ăn trái vẫn còn chưa theo kịp. Do đó, trước mắt những năm đầu du lịch trong nước vẫn đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch quốc tế. Thị trường du lịch trong nước: chú trọng đến thị trường khách du lịch thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phụ cận vùng Đông Nam Bộ, vươn ra thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ,... Thị trường quốc tế: hướng ra thị trường các nước đang đầu tư vào Bình Dương như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực ASEAN, việt kiều định cư ở một số nước như Mỹ, Úc, canada, Pháp, Đức…

3.2.2.2. D báo s phát trin khách du lch

a. Khách du lch quc tế

Khách du lịch quốc tế đến Lái Thiêu chủ yếu là theo đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất ở phía Nam. Trong những năm tới, với sự gia tăng khách đến thành phố Hồ Chí Minh và Lái Thiêu chỉ cần thu hút thêm một vài phần trăm số khách của thành phố Hồ Chí Minh thì cũng sẽ đón được một số lượng khách đáng kể. Lái Thiêu là một phường của Thị Xã Thuận An- Bình Dương, một vùng đang có sức hấp dẫn khách du lịch sinh thái, du lịch sông nước, miệt vườn… Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đặc biệt là quy hoạch phát triển du lịch của vùng Đông Nam Bộ, du lịch Bình Dương xác định trong những năm tới khách du lịch quốc tế đến du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu sẽ gia tăng và đạt mức tăng trưởng trung bình 5%/năm giai đoạn 2015 – 2020 (dự kiến lượng khách tăng 5.125 người). (Nguồn: Sở văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương).

b. Khách du lch ni địa

Khách du lịch nội địa đến Lái Thiêu cũng chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí minh và các tỉnh phía Nam với mục đích tham quan thắng cảnh, nghỉ ngơi cuối tuần, tham quan các di tích lịch sử, công vụ…Ngoài ra còn một bộ phận người dân Bình Dương cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ” đã xác định vùng Đông Nam Bộ có tốc độ gia tăng khách du lịch nội địa trung bình là 6%/năm cho thời kỳ 2015 – 2020. Tuy nhiên, Lái Thiêu có điểm xuất phát còn thấp nên hiện nay tốc độ tăng trưởng có cao hơn mức trung bình của toàn vùng. Hơn nữa khi các điểm như khu vui chơi sinh thái Bình Nhâm, Làng du lịch sinh thái vườn An Sơn, khu du lịch Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu, khu bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử, … được đầu tư tôn tạo, xây mới lại đồng bộ hơn thì sẽ hấp dẫn khách du lịch nội địa hơn, do vậy tốc độ gia tăng hành năm sẽ cao hơn. Dự kiến thời kỳ 2015 – 2020 mức tăng trưởng trung bình sẽ đạt khoảng 8 – 9%/năm. (Nguồn: Sở văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương).

Ngoài ra khách du lịch tham quan đến Lái Thiêu cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của loại khách này đạt khoảng 7,5%. Dự kiến thời kỳ 2015 – 2020 mức tăng trưởng trung bình của loại khách này sẽ đạt khoảng 10,5 – 11,5%/năm. (Nguồn: Sở văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương).

3.2.2.3. D báo lao động trong ngành du lch

Để đáp ứng được xu thế phát triển du lịch của tỉnh chúng ta phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác du lịch. Phấn đấu từ nay đến năm 2025 đạt được:

- 100% cán bộ quản lý nhà nước được đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, đạt trình độ tin học và ngoại ngữ A trở lên.

- 90% cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch có trình độ đại học kinh tế, quản lý du lịch, có trình độ ngoại ngữ B trở lên.

- 95% cán bộ nghiệp vụ du lịch đã được thông qua đào tạo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng dài hạn về nghiệp vụ du lịch, có trình độ ngoại ngữ B trở lên, 50% thông thạo hai ngoại ngữ.

- 100% nhân viên hoạt động trực tiếp trong ngành tiếp xúc với khách du lịch có trình độ ngoại ngữ B trở lên và được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Bng 3.1: D báo nhu cu lao động trong ngành du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến năm 2025

Đơn v tính: Người

Năm 2015 2020 2025

Lao động trực tiếp trong du lịch 2.600 4.250 7.200

Lao động gián tiếp kèm theo 5.720 9.350 15.800

Tổng cộng 8.320 13.600 23.040

3.2.2.4. D báo doanh thu

Doanh thu du lịch được tính từ các khoản lưu trú, ăn uống, vận chuyển du khách, bán hàng lưu niệm và các hoạt động dịch vụ khác.

Theo thống kê, giai đoạn 2010-2014, trung bình mỗi khách du lịch quốc tế chỉ tiêu là 1.000.000VND/người/ngày, khách nội địa là 300.000VND/người/ngày. Dự báo mức chi tiêu của khách ở giai đoạn 2015-2020 như sau:

• Khách quốc tế: 2.500.000VND/người/ngày. • Khách nội địa: 800.000VND/người/ngày.

Bng 3.2: D báo doanh thu du lch thành vườn cây ăn trái Lái Thiêu giai

đon 2015-2020

Đơn v: tỷ đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu 67,35 74,50 85,20 101,25 118,05 132,50

Nguồn: Sở Văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương.

Để đạt được dự báo trên cần: Phát triển nhanh kinh doanh lữ hành, các tour tuyến được tổ chức thường xuyên và mở rộng, các khu du lịch được hình thành và từng bước được nâng cấp, các dự án cần được triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng phòng óc được nâng cao, trình độ quan lý và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch được nâng lên các loại hình du lịch vui chơi giải trí được đầu tư phát triển.

3.3. Các căn cứđề xut gii pháp

- Cơ sở mang yếu tố quốc tế: Tổ chức du lịch thế giới đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành công nghiệp không khói có nhiều yếu tố thuận lợi đặc biệt đối với hoạt động du lịch bền vững, du lịch sinh thái sẽ có bước phát triển rất lớn trong những năm sắp tới. Theo dự báo của UNWTO, đối với khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương có khoảng 397 triệu khách du lịch quốc tế đến vào năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%/năm. Trong các quốc gia thuộc tiểu vùng Mêkông (Vit Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan, hai tnh Vân Nam và Qung Đông -

Trung Quc) dự kiến đến năm 2020 đón khoảng 185 triệu khách du lịch quốc tế, tốc độ phát triển trung bình hằng năm là 7,7%. Không kể Trung Quốc, các quốc gia khác dự kiến đạt tốc độ phát triển 6,9-12,1%/năm.

- Cơ sở mang yếu tố quốc gia: Quá trình hội nhập quốc tế Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại và du lịch với hơn 98 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế khác, điều này thúc đẩy hoạt động du lịch của nước ta không ngừng phát triển. “ Chiến lược Phát trin Du lch Vit Nam đến năm 2020, tm nhìn 2030” đã được trình Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định s 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011) là một căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phát triển DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

- Đồng thời dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân đã được phân tích rõ của DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu để xác định những giải pháp cần triển khai trong thời gian sắp tới.

3.4. Các gii pháp cơ bn phát trin du lch vườn cây ăn trái Lái Thiêu

3.4.1. Gii pháp v gìn gi, tôn to, phát trin tài nguyên và môi trường DLST DLST

* Mục tiêu:

Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái hiện hữu, quá trình khai thác gắn với việc bảo tồn tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn. Đặc biệt hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động khai thác dịch vụ gây xâm hại đến môi trường sinh thái, các đa dạng sinh học vốn có, là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá của tỉnh.

* Nội dung thực hiện:

- Đảm bảo sự phát triển về nhịp độ, quy mô và loại hình không làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hóa - xã hội khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu. Điều này đòi hỏi cần có những phương án quy hoạch tốt có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm của vùng.

- Đảm bảo không phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên, thông qua tuân thủ nguyên tắc “sức chứa” được nghiên cứu và xác định cho từng khu du lịch.

- Khuyến khích đa dạng kinh tế – xã hội bằng việc lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương.

- Chia sẻ những lợi ích thu được góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)