Bảng 3 Thông tin về ngƣời lao động
6. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về BHXH
1.1.3. Nguyên tắc quản lý thu BHXHBB
Một là: Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc theo nguyên tắc thu đúng, thu đủ và phải kịp thời.
- Thu đúng: Thực hiện thu đúng đối tƣợng, đúng mức tiền lƣơng, tiền công và đúng thời gian quy định. Tất cả NLĐ khi giao kết HĐLĐ theo quy định, đƣợc trả công bằng tiền đều là đối tƣợng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Việc xác định đúng đối tƣợng, đúng tiền công, đúng tiền lƣơng, căn cứ tình hình đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng. Việc thu đúng BHXH phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng LĐ để xác định đúng đối tƣợng, mức thu, phƣơng thức thu.
- Thu đủ: Thực hiện thu đủ ở tất cả các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đây chính là số tiền phải đóng BHXH của ngƣời lao động, đơn vị sử dụng lao động.
- Thu kịp thời: Thực hiện thu kịp thời khi có phát sinh hợp đồng lao động. Chế độ BHXH thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển KT-XH từng thời kỳ, tại mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải đƣợc thực hiện thu BHXH của ngƣời sử dụng LĐ và NLĐ đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng, không bỏ sót ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Hai là, thu BHXH BB thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, công bằng, công khai.
+ Tập trung và thống nhất: Cơ chế thu BHXH đƣợc quy định thống nhất, tập trung. Nguồn thu Bảo hiểm xã hội đƣợc tập trung quản lý, điều tiết ở cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Công bằng và công khai: Các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội đều phải công khai, minh bạch số lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và số tiền đóng theo đúng quy định. Có sự kiểm tra, thanh tra, và sự kiểm soát của NN và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị xã hội. Tính công bằng đƣợc thể hiện trong việc thu, nộp bảo hiểm xã hội, không phân biệt
15
giữa các thành phần kinh tế.Việc tham gia BH bảo hiểm xã hội của NLĐ, ngƣời sử dụng LĐ phải đảm bảo đƣợc công khai, thực hiện công bằng ở tất cả thành phần kinh tế.
Ba là: Thu BHXH thực hiện nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Nguồn thu bảo hiểm xã hội tƣơng đối lớn, chƣa sử dụng cần đƣợc đầu tƣ tăng trƣởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu bảo hiểm xã hội về mặt giá trị do yếu tố trƣợt giá. Việc quản lý chặt chẽ tiền thu bảo hiểm xã hội theo chế độ quản lý tài chính của nhà nƣớc và sử dụng nguồn thu đúng mục đích sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu bảo hiểm xã hội sẽ tránh đƣợc việc lạm dụng, thất thoát nguồn tiền.