Bảng 3 Thông tin về ngƣời lao động
6. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá công tác quản lý thu BHXHBB tại BHXH TX Phú Thọ gia
đoạn 2018 -2020
2.4.1. Kết quả đạt được
Quản lý thu và kết quả thu BHXH BB của BHXH TX Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua đã đạt một số kết quả cao: “Đến nay, trên địa bàn TX Phú Thọ đã có 433 cơ quan, đơn vị, với 45.545 LĐ tham gia BHXH BB. Số thu BHXH BB năm 2020 là 83.951 triệu đồng. Phần lớn các cơ quan, đơn vị tự giác chấp hành quy định đối chiếu và thu nộp tiền BHXH ngay sau kỳ trả lƣơng và thanh toán kịp thời các chế độ cho NLĐ” (Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT, năm 2020).
Về sự chỉ đạo của cấp trên: “Trong nội bộ ngành, từ Đảng ủy, Ban Giám đốc cho đến Ban chấp hành Công đoàn đều có văn bản chỉ đạo và tạo điều kiện, huy động toàn lực phục vụ công tác thu chủ động triển khai đôn đốc thu, thƣờng xuyên rà soát, phân loại các đơn vị nợ, nợ đọng để đôn đốc, đồng thời, lãnh đạo BHXH TX trực tiếp đến làm việc với các đơn vị, nhất là những đơn vị có số nợ lớn, nợ đọng kéo dài”.
Về quy trình, cơ chế quản lý: “BHXH TX Phú Thọ đã thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý và thực hiện chính sách BHXH, giảm bớt những thử tục rƣờm rà khi ngƣời SDLĐ làm hồ sơ tham gia BHXH cho NLĐ; phần mềm SMS (phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý thu BHXH BB, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT) đã đƣợc sử dụng một cách phổ biến, nhờ đó đã giúp
82
cơ quan BHXH TX thuận tiện trong việc đối chiếu, quyết toán với các đơn vị tham gia BHXH. Đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất và chia sẻ thông tin cho các bộ phận chức năng có liên quan”.
Về kiểm soát thu BHXH: “BHXH TX Phú Thọ cũng đã có sự giám sát, phối hợp giữa các ban ngành liên quan trên địa bàn thị xã trong quản lý các đơn vị, DN, tổ chức SDLĐ và NLĐ, hạn chế phần nào tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH làm cho hoạt động thu dần đi vào ổn định và phát triển”.
2.4.2. Một số hạn chế
Bên cạnh đó những kết quả đã đạt đƣợc ở trên thì công tác quản lý thu BHXH BB hiện nay ở BHXH TX Phú Thọ vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần hƣớng giải quyết đó là:
“Công tác quản lý thu BHXH tại địa bàn TX đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọng BHXH BB đặc biệt là khối DN Ngoài Nhà nƣớc (NQD) diễn ra khá phổ biến. Do đó việc quản lý đối tƣợng tham gia và tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH là rất phức tạp. Nhất là trong tình hình hiện nay nhiều DN để đảm bảo lợi ích trƣớc măt cố tình khai báo thông tin lệch lạc, sai sự thật. Theo kết quả điều tra năm 2020, số nợ BHXH của các đơn vị DN, cơ quan lên tới 12.536 triệu đồng. Nhiều đơn vị nợ đọng với số tiền lớn, lên tới hàng tỷ đồng, thời gian nợ đọng kéo dài”.
“Việc mở rộng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc còn nhiều bất cập, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có về nguồn LĐ của TX, nhất là đối với khối DNNQD. Nhiều DN thuộc diện tham gia BHXH BB nhƣng chƣa thực hiện đăng ký đóng BHXH cho NLĐ theo đúng quy định trong khi đó BHXH TX không nắm đƣợc. Một số khác thì thiếu thông tin về chính sách BHXH”.
“Số đơn vị và NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn TX tăng nhanh qua các năm, trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất và biên chế gần nhƣ không tăng; điều này tạo ra một áp lực rất lớn trong công việc của BHXH thành phố, số lƣợng cán bộ phòng thu BHXH còn hạn chế. Việc phân công cán bộ thu còn chƣa hợp lý, số cán bộ phụ trách thu còn ít so với yêu cầu công việc, tác phong làm việc mang còn mang nặng tính chất hành chính”.
83
“Các DN tƣ nhân phát triển mạnh nhƣng nhỏ về quy mô và thiếu ổn định. Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình không ký hợp đồng LĐ, không đăng ký sử dụng LĐ; tình trạng mƣợn tên, thuê trụ sở tạm thời để đứng tên thành lập công ty... nên nhiều đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. Địa bàn TX rộng, DN đông, lực lƣợng LĐ lớn và LĐ thực tế luôn biến động, nhất là ở các ngành dệt may, da giày, xây dựng không đƣợc ký kết hợp đồng LĐ, khó nắm bắt kịp thời... tác động không ít đến quá trình quản lý thu BHXHBB”.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Có thực trạng trên, trƣớc hết là phải đề cập đến một số nguyên nhân dƣới đây:
+ “Do nhận thức về chính sách BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ chƣa cao. Nhiều DN tìm mọi cách né tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ nhằm chiếm dụng vốn để kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích khác;
+ Các chế tài pháp luật của mình chƣa đủ mạnh để răn đe các DN. Và bất hợp lý còn nằm ở chỗ, DN nợ thì bị xử lý hình sự, còn nợ BHXH thì chỉ là vấn đề dân sự, chỉ có thể khởi kiện.
+ Ngoài ra, tình trạng đóng BHXH cho NLĐ ở các DN còn quá thấp so với thu nhập thực tế của họ. Hầu hết các DN chỉ đóng BHXH cho NLĐ theo mức lƣơng cơ bản trong hợp đồng LĐ.
+ Hoạt động của tổ chức công đoàn chƣa thật sự hiệu quả, chƣa đủ khả năng đại diện, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ, mặt khác do nhu cầu việc làm và thu nhập, nhiều NLĐ không dám đấu tranh với chủ DN về quyền đƣợc hƣởng chế độ BHXH.
+ Do tinh thần trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý thu: Tác phong làm việc của một bộ phận cán bộ còn mang tính hành chính, thiếu tính phục vụ; trình độ chuyên môn chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý thu BHXH còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm thủ công, dẫn đến xử lý thông tin, số liệu chậm, nhầm lẫn, sai sót, ảnh hƣởng đến việc chỉ đạo kịp thời công tác thu”.
84
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TX PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025