Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXHBB

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thị xã phú thọ, thị xã phú thọ (Trang 38)

Bảng 3 Thông tin về ngƣời lao động

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXHBB

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH BB ở một số địa phương

1 2 1 1 Kinh nghiệm của thị ên Sơn - tỉnh Tuyên uang

Yên Sơn là thị xã nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp thị trấn Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), phía tây giáp thị xã Yên Bình (tỉnh Yên Bái), phía đông là thị trấn Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) và thị xã Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc mục tiêu “mở rộng đối tượng” là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành và thực hiện phƣơng châm “thu đúng, thu đủ, đảm bảo cho quyền lợi BHXH cho ngƣời lao động”. Đồng thời, dự báo, đánh giá chính xác những thuận lợi và khó khăn tác động đến việc thực hiện thu BHXH. Do đó, BHXH TX Yên Sơn đã chủ động chỉ đạo chặt chẽ từ khâu rà soát, cân đối, thực hiện kế hoạch thu trên địa bàn thị xã mà BHXH tỉnh Tuyên Quang giao cho. Tăng cƣờng bám sát các đơn vị sử dụng lao động để kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Phát huy những kết quả trong việc tuyên truyền các quy định của Luật BHXH tới chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động trong những năm qua, BHXH TX Yên Sơn đã tích cực phổ biến, tuyên truyền Luật BHXH, các quy định mới về chính sách BHXH đến với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng, các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, ngƣời lao động và Nhân dân, qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của họ về việc thực hiện BHXH. Vì vậy, tuy có gặp nhiều khó khăn thách thức nhƣng với những biện pháp thiết thực đó, công tác thu BHXH của BHXH TX Yên Sơn

27

luôn luôn vƣợt chỉ tiêu kế hoạch BHXH tỉnh Tuyên Quang giao cho. “Cụ thể năm 2018 số thu BHXH, BHYT đƣợc trên 117 tỷ đồng, đạt 103,56% kế hoạch, khai thác mới đƣợc 16 đơn vị tham gia BHXH cho trên 1.330 lao động”” (Tôn Thanh Huyền, 2018).

1.2.1.2. Kinh nghiệm công tác quản l thu BHXH BB của huyện Thanh Ba

Từ khi đƣợc thành lập tới nay qua quá trình xây dựng và phát triển, BHXH huyện Thanh Ba đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ nhƣ hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, giảm thiểu số tiền nợ đọng trong kỳ, mở rộng và thu hút thêm nhiều đối tƣợng tham gia BHXH xong vẫn tồn tại một số khó khăn cần phải giải quyết, đó là:

- “Một số đơn vị, DN thuộc diện tham gia BHXH BB vẫn chƣa có ý thức tự giác tham gia BHXH, cố tình tránh hoặc không đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ. Vấn đề này tồn tại chủ yếu là ở khu vực DN Ngoài Nhà nƣớc. Trên thực tế, khu vực này là nơi thu hút nhiều lực lƣợng LĐ nhất trên địa bàn thị xã. Trƣớc thực tế đó làm cho việc theo dõi sự tham gia BHXH ở các DN trở nên khó khăn, cơ quan BHXH không kịp thời nắm bắt đƣợc sự ra đời hoạt động của nhiều DN dẫn đến bỏ sót một số DN. Đây cũng là một lý do làm cho các DN không tự giác đóng BHXH”.

- “Một số DN ngoài Nhà nƣớc tuy có tham gia BHXH nhƣng lại mang tính chất đối phó. Việc thu BHXH dựa trên quỹ tiền lƣơng và số LĐ của đơn vị, cho nên một số DN đã cố tình khai giảm số LĐ làm việc thực tế trong đơn vị mình hoặc khai giảm mức lƣơng thực tế mà DN trả cho NLĐ. Để xảy ra tình trạng này một phần là do ý thức của NLĐ và ngƣời sử dụng LĐ chƣa cao, chƣa hiểu hết quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH. Mặt khác DN còn tìm cách kéo dài thời gian học việc, thử việc của công nhân, không ký kết các HĐLĐ dài hạn mà chỉ ký theo HĐ thời vụ, cắt bỏ các khoản phụ cấp của công nhân để giảm thiểu quỹ tiền lƣơng để đóng BHXH. Việc sai phạm này không chỉ ảnh hƣởng đến việc thu nộp BHXH mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ khi họ bị ốm đau, tai nạn, thai sản, nghỉ hƣu…”

- “Số thu chƣa đủ lớn: Số thu mặc dù mỗi năm đều tăng nhƣng với tình hình nền kinh tế lạm phát, đồng tiền mất giá thì so với nhu cầu chi trả và đảm bảo tích lũy và tăng trƣởng quỹ BHXH thì thu không đủ chi”.

28

- “Mức đóng BHXH còn thấp: đây là tồn tại lớn nhất của ngành BHXH nói chung. So với các nƣớc trên Thế giới và các nƣớc trong khu vực, mức thu BHXH ở nƣớc ta hiện nay còn thấp. Từ những tồn tại hạn chế trên ta thấy mặc dù “có đƣợc những thành công tốt nhƣng công tác quản lý thu BHXH BB tại huyện Thanh Ba vẫn chƣa thật sự phát huy hết vai trò của nó trong hoạt động của ngành BHXH của tỉnh nói chung”” (Đinh Xuân Kiên, 2018).

1.2 1 3 Kinh nghiệm công tác quản l thu BHXH BB của huyện Hạ Hòa

BHXH huyện Hạ Hòa đã có thời gian hoạt động khá lâu. Trên điều kiện thực tiễn của thị xã và nhiệm vụ đƣợc BHXH tỉnh Phú Thọ giao thực hiện, thì BHXH huyện Hạ Hòa cũng đã làm tốt các nhiệm vụ cơ bản của BHXH tỉnh giao nhƣ:

- “Trong việc xây dựng chính sách thu BHXH huyện Hạ Hòa thực hiện chính sách BHXH theo nguyên tắc có đóng có hƣởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro; từ đó đã làm thay đổi nhận thức của NLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng nộp BHXH, đồng thời góp phần xóa đi ranh giới giữa NLĐ làm việc trong khu vực NN với những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác. Thực hiện công tác thu BHXH đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị SDLĐ, NLĐ trong việc thực hiện chính sách BHXH. Qua đó, là dịp để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và NN về BHXH đến NLĐ, ngƣời SDLĐ”.

- “BHXH huyện Hạ Hòa đã có kết quả về số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH ngày càng tăng. Đã xây dựng và hoàn chỉnh đƣợc hệ thống bảng biểu, số liệu thống kê, tình hình công tác thu BHXH áp dụng trong toàn thị xã. Hệ thống tiêu thức quản lý thu đã đƣợc xây dựng phù hợp với những yêu cầu quản lý thực tế tại thị xã. Các bƣớc triển khai trong quy trình thu BHXH đã đƣợc chuyên môn hoá ở cơ quan BHXH huyện Hạ hòa, giảm bớt những thủ tục rƣờm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu BHXH một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bƣớc đặt ra trong quy trình thu BHXH cũng tƣơng đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu BHXH và đối chiếu số thu BHXH cho NLĐ. “Đội ngũ cán bộ BHXH nói chung và bộ phận cán bộ làm công tác thu BHXH nói riêng đã từng bƣớc đƣợc rèn luyện và trƣởng thành hơn về phẩm chất chính trị, am hiểu chính sách liên quan

29

đến chế độ BHXH, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc nâng cao và tích luỹ đƣợc những kinh nghiệm quản lý nhất định”.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho BHXH TX Phú Thọ

Những địa phƣơng đạt đƣợc hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH BB đối với các DN đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần đƣợc rút ra đó là:

+ “Cần theo dõi sự tham gia BHXH ở các DN; cơ quan BHXH phải phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong thị xã đặc biệt là ngành thuế để có thể kịp thời nắm bắt đƣợc sự ra đời, tình hình hoạt động của các DN. Nếu không sẽ dẫn đến bỏ sót một số DN, đây cũng là một lý do làm cho các DN không tự giác đóng BHXH”.

+ “Mở rộng diện tham gia BHXH là tối cần thiết. BHXH giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển KT-XH của đất nƣớc. Tuy nhiên khả năng tham gia BHXH TN của các đối tƣợng LĐ là khác nhau. Đối tƣợng LĐ làm việc ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nhìn chung khả năng tham gia thấp. Về mặt phƣơng pháp luận, bất kỳ chính sách BHXH nào, chính sách là điều kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó. Nói một cách cụ thể, nghiên cứu chính sách để mở rộng đối tƣợng tham gia cho LĐ ngoài quốc doanh là chúng ta nghiên cứu điều kiện đủ của nó để khi Nhà nƣớc ban hành chính sách BHXH TN cho đối tƣợng này thì nó có thể thành hiện thực và đi vào cuộc sống. Hơn nữa thu nhập của NLĐ ở nông thôn thƣờng theo mùa vụ và bằng hiện vật nên không thể thực hiện đóng BHXH hàng tháng nhƣ đối với LĐ sản xuất công nghiệp. Đối với nông dân trồng lúa thì có thể 3, 6 tháng thu nhập một lần, còn nông dân trồng chè, cà phê thì hàng năm mới có thu nhập. Một số loại lao động nhƣ xay, sát, vận tải…ở khu vực nông thôn nhìn chung có thu nhập bấp bênh, thấp và phụ thuộc vào từng loại dịch vụ ở từng địa phƣơng nên việc tham gia BHXH rất hạn chế.

30

Vì vậy, không nên quy định mức đóng cụ thể, cần đƣa ra khung mức đóng phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Với phƣơng thức đóng có thể linh hoạt đóng theo tháng, theo mùa vụ, hàng năm hoặc một lần. Qua đó, là dịp để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và NN về BHXH đến NLĐ, ngƣời SDLĐ. Trong việc xây dựng chính sách thu, BHXH TX Phú Thọ đã thực hiện chính sách BHXH theo nguyên tắc có đóng có hƣởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro; từ đó đã làm thay đổi nhận thức của NLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng nộp BHXH, đồng thời góp phần xóa đi ranh giới giữa NLĐ làm việc trong khu vực NN với những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác”.

+ “Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phƣơng án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tƣợng tham gia BHXH tin tƣởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện”.

+ “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành thu nộp BHXH theo quy định đối với các DN.

+ “BHXH phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, một mặt biểu dƣơng ngƣời tốt, việc tốt; đồng thời, phát hiện lệch lạc để có biện pháp uốn nắn kịp thời và áp dụng những hình thức xử lý để răn đe, giáo dục không tái phạm”.

31

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC CỦA BHXH THỊ XÃ PHÚ THỌ 2.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1 Đ c đi m t nhiên

Thị xã Phú Thọ là địa bàn hành chính trực thuộc tỉnh Phú Thọ:

+ Là địa danh đƣợc thành lập vào ngày 05/5/1903, khi Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định chuyển lỵ sở của tỉnh Hƣng Hóa từ làng Trúc Phê, tổng Thƣợng Nông, thị xã Tam Nông về làng Phú Thọ, Tổng Phú Thọ, thị xã Lâm Thao. Tháng 02/1968, Tỉnh Phú Thọ và Tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Phú Thọ là một trong ba thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Từ tháng 11/1996, tỉnh Phú Thọ đƣợc tái lập, thị xã Phú Thọ tiếp tục giữ vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế phía Tây và Tây Bắc của Tỉnh”.

+ “Ngày 1/4/2003 Chính phủ đã ra Nghị định số 32/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, từ đây, thị xã có thêm 3 đơn vị hành chính gồm: xã Hà Thạch, xã Phú Hộ và xã Thanh Vinh. Nhƣ vậy, đến nay thị xã bao gồm 6 xã, 4 phƣờng, tổng diện tích 6.328,65ha, dân số 62.863 ngƣời” (Cổng thông tin điện tử Thị xã Phú Thọ, 2018).

2.1.1 2 Đ c đi m KT-XH

Trong năm 2020, KT-XH của thị xã Phú Thọ tiếp tục có những bƣớc phát triển khá ổn định và bền vững, cụ thể:

+ Tổng giá trị tăng thêm (giá so sánh năm 2010) đạt 8,74%; thu NSNN đtrên địa bàn đạt 343 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn đạt 936 tỷ đồng.

+ Thị xã hiện có gần 200 DN với hơn 5.000 LĐ và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể, 12 HTX.

+ Dân số, LĐ: Tổng dân số có mặt tại thị xã khoảng 91.650 ngƣời. Cơ cấu dân số thành thị 36%, nông thôn chiếm 64%. LĐ trong độ tuổi chiếm

32

58%; LĐ tham gia vào nền KTQD chiếm 90,6%; LĐ qua đào tạo nghề 53%, trong đó đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 48,5% trên tổng số LĐ trong nền KTQD.

+ Cơ cấu LĐ CN-XD 25,8%, TM-DV 26,6%, NLN 47,6%” (Cổng thông tin điện tử Thị xã Phú Thọ, 2018)

2.1.1 3 Đ c đi m văn hóa hội

Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội lớn thứ 2 của tỉnh, đô thị Phú Thọ hiện nay và trong tƣơng lai sẽ trở thành đô thị có nền kinh tế phát triển, có dịch vụ hạ tầng tốt, có nhiều điều kiện thu hút đầu tƣ.

Thị xã Phú Thọ đã tích cực thực hiện các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tƣ vào sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, kịp thời động viên doanh nghiệp tháo gỡ vƣớng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh; có thêm 6 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đƣợc đầu tƣ và đi vào sản xuất, trong đó Trung tâm tinh chế đấu trộn chè Phú Hộ có quy mô lớn nhất cả nƣớc, góp phần tăng giá trị sản xuất trên địa bàn. Thị xã Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp cận đô thị, thực hiện tốt công tác quy hoạch, cơ cấu lại sản xuất.

Thị xã Phú Thọ từ một trung tâm về văn hoá, khoa học kỹ thuật và trung tâm văn hoá xã hội của tỉnh đang vƣơn mình trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc.

2.1.2. Giới thiệu về BHXH TX Phú Thọ

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát tri n của TX Phú Thọ và HXH TX Phú Thọ

Theo Nghị định số 19-NĐ/CP ngày 16/02/1995 của Chính Phủ: “BHXH TX Phú Thọ thành lập ngày 15/06/1995, trên cơ sở tiếp nhận cả phần sự nghiệp BHXH do Liên đoàn LĐ và nhiệm vụ thu BHXH từ ngành tài chính và Phú Thọ chuyển sang. Từ đó, mọi hoạt động về BHXH đã hoàn toàn tập trung thống nhất vào đầu mối là BHXH TX Phú Thọ với nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện BHXH theo Bộ Luật Lao động”.

33

Theo quy định tại Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam thì đối với BHXH TX Phú Thọ có chức năng nhiệm vụ: tổ chức thực hiện phần nghiệp vụ BHYT theo quy định tại Điều lệ BHYT đƣợc ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 24/08/1998 của Chính phủ. Mặc dù còn hết sức non trẻ nhƣng BHXH TX Phú Thọ đã nhanh chóng hòa vào nhịp vận hành của guồng máy hành chính của địa phƣơng, từng bƣớc vƣơn lên để khẳng định vai trò và vị trí của mình trong quá trình thực thi chính sách BHXH, bảo vệ có hiệu quả quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ” (Cổng thông tin điện tử BHXH TX Phú Thọ 2018).

2.1.2.2 ảo hi m hội TX Phú Thọ

Bảo hiểm thị xã Phú Thọ là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thị xã phú thọ, thị xã phú thọ (Trang 38)