Cơ cấu tổ chức, bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 44 - 45)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trƣờng THPT FPT, Hà Nội

2.1.7. Cơ cấu tổ chức, bộ máy

- Đội ngũ lãnh đạo nhà trường gồm 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng, đội ngũ CBQL đều đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, thường xuyên đi tập huấn về công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, nắm chắc kiến thức nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn kịp thời trong những chính sách mới của ngành và tổ chức giáo dục FPT, phát huy tư duy đổi mới trong công tác quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Đội ngũ GV ngày càng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. 100% GV nhà trường đều đạt chuẩn, trong đó có 33,75% đạt trên chuẩn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) theo thống kê trong năm học 2019 -2020, hầu hết GV có phẩm chất đạo đức tốt. Đa số giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và đều nắm được kiến thức, kĩ năng sư phạm và nghiệp vụ giảng dạy, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Số GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp thành phố hàng năm đều tăng, đã trở thành đội ngũ cốt cán, làm lực lượng nòng cốt trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ.

Bảng 2.1. Bảng số liệu giáo viên của nhà trường

Năm học Tổng số Nữ

Trình độ

chuyên môn Độ tuổi

TS Ths ĐH < 35 36 – 45 >45

2017-2018 73 66 02 22 49 34 35 4

2018-2019 77 68 02 23 52 42 30 5

2019-2020 80 71 02 25 53 54 21 5

Có thể dễ nhận thấy đội ngũ giáo viên phần lớn tuổi đời còn trẻ, năng động nhiệt tình, dễ tiếp nhận các công nghệ hiện đại mới, luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy nói riêng và giáo dục nói chung. Đa phần các thầy cô giáo đều có kiến thức chuyên môn tốt, phương pháp giảng dạy hiệu quả, luôn tích cực học tập đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

Đa số các thầy cô có thể áp dụng CNTT vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, xây dựng đề thi, đề kiểm tra đều được ứng dụng trên máy tính 100%, ứng dụng kiến thức từ bản thân và học tập được qua các buổi tập huấn của tổ chức giáo dục FPT vào sử dụng những thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 44 - 45)