Khái quát về hoạt động khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 46 - 47)

2.2.1. Đối tượng khảo sát

- Nhóm 1: 9 cán bộ quản lý gồm 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 07 Tổ trưởng chuyên môn và 71 giáo viên đang giảng dạy tại trường (Toán: 13, Ngữ văn: 7, Tiếng Anh: 13, Vật lí: 6, Hóa học: 6, Sinh học: 5, Lịch sử: 6, Địa lí: 6, Giáo dục công dân: 3, Vovinam – Giáo dục thể chất: 4, Tin học: 4, Công nghệ: 2, PDP: 5).

- Nhóm 2: 85 học sinh thuộc 3 khối lớp 10,11,12.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để đánh giá thực trạng HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh và quản lý HĐDH ở trường THPT FPT theo hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đã tiến hành các hoạt động khảo sát như sau:

- Thiết kế phiếu hỏi với các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên về những nội dung liên quan đến nhận thức về HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh, thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh nhà trường, công tác ĐG – KT năng lực học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Thu thập ý kiến về thực hiện quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh.

- Đánh giá các vướng mắc về mặt tổ chức, chính sách, chất lượng đội ngũ hay học sinh, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, môi trường giáo dục có tác động đến quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đến trực tiếp phỏng vấn đội ngũ CBQL, TTCM đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học.

- Thống kê lại đầy đủ và phân tích kết quả đánh giá HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh và Quản lý công tác trên ở trường THPT FPT, Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát online qua google drive, phỏng vấn cán bộ giáo viên, học sinh và sử dụng thống kê toán học để xử lý và định hướng kết quả nghiên cứu.

- Tác giả phỏng vấn, trao đổi sau đó tổng hợp số liệu từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ thực hiện của các nội dung cần nghiên cứu.

2.2.4. Thang đánh giá

Tác giả dùng thang đo 5 mức độ likert:

- Rất bắt buộc; Bắt buộc; Không biết; Không bắt buộc; Rất không bắt buộc -Rất đồng ý; Đồng ý; Bình thường; Không đồng ý; Rất không đồng ý - Rất tốt; Tốt; Bình thường; Không tốt; Rất không tốt.

2.2.5. Cách đánh giá

Tác giả căn cứ vào số lượng và phần trăm thu thập được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)